Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Thuong mai dien tu - con duong hinh thanh va phat trien

Số lượt xem: 1528
Gửi lúc 11:24' 30/07/2009

Thương mại điện tử - con đường hình thành và phát triển

Thời gian gần đây, thuật ngữ "thương mại điện tử" được nói đến rất nhiều và nhiều người nghĩ rằng thương mại điện tử là sản phẩm của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, thương mại điện tử, tức tiến hành kinh doanh bằng cách gửi và nhận thông điệp qua mạng đã hình thành từ cách đây một thế kỷ.

Năm 1910, 15 người bán hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi theo đường điện báo những đơn hàng hoa đặt mua từ ngoại thành. Tổ hợp Điện báo Giao nhận của những người bán hoa nói trên, ngày nay là công ty FTD Inc., có thể đã là mạng thương mại điện tử thực sự đầu tiên.

Tuy nhiên đối với các hệ thống thương mại điện tử được kết nối bằng máy tính, một yêu cầu quan trọng là cần có những tài liệu kinh doanh đã được chuẩn hoá để các máy tính ở mỗi đầu dây đều có thể hiểu được nhau. Cội nguồn của loại hình thương mại điện tử này cũng bắt đầu rất sớm, từ năm 1948, khi Liên bang Xô Viết, kiểm soát Đông Đức cắt đứt đường thuỷ, đường sắt và đường bộ giữa Tây Đức và Berlin, phần lãnh thổ do Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát sau chiến tranh thế giới lần thứ II.

Kết quả là Cầu hàng không Berlin ra đời. Trong 13 tháng tiếp theo, hơn 2 triệu tấn thực phẩm và những đồ tiếp tế khác đã được chuyển vào Tây Berlin bằng đường hàng không. Tuy nhiên, việc theo dõi hàng hoá mà việc bốc dỡ phải tiến hành thật nhanh, đã không thể tiến hành được với những bản kê khai hàng hoá vận chuyển theo những biểu mẫu khác nhau và đôi khi được viết bằng những ngôn ngữ khác nhau.

Để giải quyết vấn đề này, một sĩ quan quân đội Mỹ Edward A. Guilbert và các sĩ quan hậu cần khác đã phát triển một hệ thống kê khai chuẩn có thể truyền bằng telex, máy vô tuyến điện báo hoặc điện thoại. Họ đã theo dõi hàng ngàn tấn hàng trong một ngày cho đến khi các tuyến đường khác vào Berlin được mở lại vào năm 1949.

Guilbert đã không quên giá trị của những kê khai chuẩn. Đầu những năm 1960, trong khi đang làm việc tại Công ty Du Pont, ông đã phát triển một chuẩn dành cho các thông điệp điện tử để gửi thông tin hàng hoá giữa Công ty Du Pont và hãng vận chuyển Chemical Leahman Tank Lines. Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh giữa một hãng của Mỹ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thông điệp telex mà sau đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính.

Đến năm 1968, rất nhiều các công ty vận chuyển đường sắt, hàng không, đường bộ và vận chuyển đường biển đã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử liên ngành do Uỷ ban Phối hợp Truyền dữ liệu (Transportation Data Coordinating Committee - TDCC) của Mỹ khởi xướng và vào năm 1975, TDCC đã xuất bản tài liệu đặc tả kỹ thuật thuật trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) đầu tiên của mình.

Ngành lương thực và thực phẩm bắt đầu một dự án thử nghiệm về trao đổi dữ liệu điện tử vào năm 1977. Đến đầu những năm 1980, Tập đoàn ô tô Ford Motor và Tập đoàn ô tô General Motor yêu cầu những nhà cung cấp của họ sử dụng EDI. Những nhà bán lẻ lớn như Sears, Roebuck và Co. và Kmart Corp. cũng bắt đầu sử dụng EDI.

Tuy nhiên, trong khi EDI tiết kiệm cho khách hàng rất nhiều tiền bạc bằng cách loại bỏ tất cả các thủ tục giấy tờ, thì nó lại tỏ ra rất đắt đối với những nhà cung cấp. Nó đòi hỏi nhà cung cấp phải sử dụng phần mềm đắt tiền và những mạng gia tăng giá trị (VAN). Ngoài ra, những nhà cung cấp thường phải sử dụng những hệ thống EDI khác nhau cho các khách hàng lớn của mình vì không có khách hàng nào hoàn toàn tuân thủ tập chuẩn con EDI trong ngành của mình. Trước tình hình phần lớn khách hàng lớn đều yêu cầu các nhà cung cấp phải sử dụng EDI, sự lựa chọn trở nên khá đơn giản: Không có EDI, không có doanh thu.

Đến năm 1991, khoảng 12.000 doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng EDI. Đó cũng là năm chính phủ Mỹ bãi bỏ hạn chế thương mại sử dụng Internet, và là năm Tim Berners-Lee đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên. Một kiểu thương mại điện tử mới, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, trên web đã bùng nổ.

Năm 1994, trình duyệt web Netscape Navigator, với tính năng hỗ trợ "cookies", những tệp dữ liệu nhỏ được lưu trên máy tính của người sử dụng đã tạo điều kiện cho việc tạo những cửa hàng trên Web có khả năng nhận dạng những khách hàng, tập hợp dữ liệu về họ và cá nhân hoá việc bán hàng để phủ hợp với khách hàng.

Hoạt động trực tuyến

Trong khi những cửa hàng lớn trên mạng như Amazon.com Inc. bán những sản phẩm trực tuyến với giá thoả thuận và không cần phải cất giữ hàng hoá trong kho hàng, những doanh nghiệp kinh doanh truyền thống lại đổ xô như điên để tạo sự hiện diện của mình trên web. Một cơ sở hạ tầng tổng thể đã phát triển và đủ độ chín để hỗ trợ những công ty dotcom: United Parcel Service Inc. và FedEx Corp., chuyên về chuyển hàng; một số công ty bên thứ ba cung cấp các dịch vụ thẻ tín dụng, những hệ thống tiền điện tử và thậm chí American Express Co. còn giới thiệu Blue, một "thẻ thông minh" đặc biệt được thiết kế cho việc mua hàng trên mạng.

Internet cũng làm một cuộc cách mạng hoá nền thương mại điện tử doanh nghiệp đến doanh nghiệp. EDI thông qua Internet đã rẻ hơn rất nhiều so với VANs và những người sử dụng EDI ở qui mô lớn đã phát triển những hệ thống giao dịch trực tuyến của họ dựa trên web dựa trên những ngôn ngữ đánh dấu tương thích với Web thay cho những tài liệu EDI cứng nhắc. Năm 2001, một phiên bản của XML được thiết kế cho thương mại điện tử, được gọi là ebXML, đã chính thức được chuẩn hoá và những người sử dụng ngày nay đang tiến hành kết hợp những yếu tố tốt nhất của EDI và ebXML để tạo ra một loại hình thương mại điện tử hoàn hảo hơn.

Và đây là toàn bộ câu chuyện về thương mại điện tử

Đầu những năm 1960: Edward A. Guilbert lần đầu tiên gửi những thông điệp giống EDI về thông tin hàng hoá cho việc trao đổi hàng giữa Du Pont và Chemical Leahman Tank Lines.

1965: Hãng vận chuyển Steamship Line gửi những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những tin nhắn qua telex và được tự động chuyển thành dữ liệu lưu trong máy tính.

1968: Uỷ ban phối hợp truyền dữ liệu của Mỹ ra đời kết hợp các chuẩn kê khai hàng hoá cho từng ngành: ngành vận tải hàng không, đường bộ, đường thuỷ và đường sắt.

1977: Ngành lương thực và thực phẩm khai trương một dự án EDI thử nghiệm.

1982: GM và Ford yêu cầu những đại lý cung cấp sử dụng EDI.

1991: Mỹ bãi bỏ những hạn chế về thương mại sử dụng Internet.

1994: Netscape Navigator 1.0 có tính năng hỗ trợ "cookies".

1995: Amazon.com, do Jeff Bezos thành lập, khai trương cửa hàng bán sách và âm nhạc trực tuyến.

1999: American Express giới thiệu Blue, một thẻ thông minh tích hợp thanh toán trên mạng và ví trực tuyến.

2000: 3 nhà chế tạo ô tô lớn nhất nước Mỹ (Ford, GM and DaimlerChrysler) thiết lập chương trình thanh toán thương mại điện tử B2B Covisint.

2001: Chuẩn ebXML 1.0 được phê chuẩn.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Thương mại điện tử - con đường hình thành và phát triển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét