Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Tuong lai cua thuong mai dien tu (c3)

Số lượt xem: 1013
Gửi lúc 00:25' 31/07/2009

Tương lai của thương mại điện tử (c3)

Chương III: Biến ước mơ và ý tưởng thành hiện thực

Trả lương cho công nhân và tôn trọng họ là cần thiết nhưng như thế là chưa đủ. Bạn phải làm cho họ cảm thấy rằng họ đang sáng tạo ra lịch sử. - Jim Moore, người sáng lập ra GEO Partners -

Các doanh nhân thế hệ thứ tư là những người đã mở cửa cho TMĐT. Rất nhiều người do nóng vội, muốn thành đạt nhanh chóng đã nhảy vào trào lưu TMĐT mà không biết rằng nó là một sự kế thừa tuần tự. Điều này đã tạo ra một ảo tưởng về Internet của thế kỷ mới. Trong số họ rất nhiều người đã thất bại và không thể tự thoát ra được. Đó là lý do tại sao cần phải có một sự giới thiệu rõ ràng, chính xác về hoạt động kinh tế chính của tương lai.

Tôi đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ khi viết cuốn sách này và cũng đã tốn rất nhiều thời gian đọc qua các sách và các nguồn thông tin khác. Do đó, tôi đã có thể tạm hiểu khái niệm TMĐT và mô tả nó theo ngôn từ dân dã. Theo cách này, người đọc có thể hiểu nó dễ hơn.

1. Tương lai của TMĐT
Như cái tên đã cho thấy, TMĐT là các hoạt động thương mại được triển khai bằng các phương tiện điện tử. Có rất nhiều loại thiết bị điện tử và việc giải quyết một vụ làm ăn qua điện thoại cũng là một loại TMĐT. TMĐT mà chúng ta đề cấp đến ngày nay chủ yếu là các hoạt động thương mại qua Internet.

Công cụ tìm kiếm trực tuyến cho các sản phẩm TMĐT cũng thay thế quảng cáo

Người tiêu dùng mua hàng trên Internet với máy tính là hình thức phổ biến nhất của TMĐT. Nếu bạn muốn mua một máy ảnh, hãy ấn từ "c-a-m-e-r-a" và công cụ tìm kiếm sẽ bắt đầu dò tìm. Sau đó, bạn có thể bắt đầu so sánh các loại máy ảnh khác nhau kèm theo giá cả, tính năng, thương hiệu của chúng và mua cái máy ảnh mà bạn hằng ao ước bằng trực tuyến. Điều tiếp theo mà bạn biết là máy ảnh sẽ được chuyển đến tận cửa nhà bạn.

Trước đây, để mua một chiếc máy ảnh bạn sẽ thấy đây là một nhiệm vụ nặng nề. Bạn phải chọn rất nhiều tờ quảng cáo và sản phẩm khác nhau, hoặc đi tìm ở một số siêu thị và cửa hàng đồ điện trước khi tìm ra chiếc máy ảnh ưng ý. Và nếu muốn một giá cả hợp lý hơn, bạn phải so sánh giá của từng cửa hàng. Có những lúc, bạn không thể tìm ra chiếc máy ảnh ưng ý và phải chấp nhận mua một chiếc máy ảnh không như mong đợi. Rất nhiều thời gian và công sức đã bị lãng phí  trước khi bạn đạt được một kết quả thỏa mãn.

Bây giờ, ngay cả khi bạn không có thời gian đi mua bán, rất nhiều cổng thông tin trên Internet có thể giúp bạn làm những việc này. Bạn thậm chí còn biết được chiếc máy ảnh lý tưởng qua Internet. Điều này có thể giúp các hãng sản xuất máy ảnh có cảm hứng sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới.

Do thói quen lâu đời của người tiêu dùng, 10 năm tới vẫn chưa phải là TMĐT thực sự. Sẽ có một sự chống lấn giữa xã hội công nghiệp và xã hội mạng. Một số siêu thị sẽ thiết lập các trạm Web để khách hàng có thể mua hàng trực tuyến. Với dịch vụ trực tuyến, một người có thể thăm hàng trăm trạm Web trong một đêm. Nhưng cá nhân anh ta không thể đi thăm số lượng cửa hàng lớn như vậy. Thời gian và sức lực không đứng về phía anh ta. Theo thời gian, những người tiêu dùng của xã hội công nghiệp sẽ từngbước thay đổi thói quen mua bán rất tốn thời gian và công sức hiện nay. Điều này sẽ dẫn dắt người tiêu dùng tiến tới một xã hội hoàn toàn dựa trên TMĐT.

Yêu cầu trực tuyến chuyển dịch về chuẩn hóa giá cả cộng với dịch vụ

Mua bán trực tuyến có một lợi thế lớn: bạn có thể so sánh giá trên phạm vi toàn cầu qua mạng Internet.

Đây là một ví dụ: ai đó muốn mua một máy Walkman của Sony. Anh ta nêu yêu cầu về giá cả và thấy rằng bán nó ở New York chỉ bằng một nửa giá của máy đó ở Tokyo. Sau khi khảo sát kỹ luỡng, anh ta phát hiện ra rằng sự chênh lệch về giá cả là do chi phí vui chơi giải trí nhằm giới thiệu loại máy đó với thị trường đã được đưa vào giá. Về mặt tự nhiên, người sử dụng sẽ đặt hàng mua chiếc máy đó từ New York. Nếu tất cả những người tiêu dùng mua hàng kỹ tính thì các cửa hàng ở Tokyo sẽ nhanh chóng bị phá sản.

Việc có thể dễ dàng truy nhập Internet và có thể nêu yêu cầu mua bán sẽ không phải là kịch bản thông thường trong tương lai. Ngành bán lẻ tương lai sẽ có thể đặt ra một mức giá chuẩn. Nếu việc cho thuê quá cao thì giá cho thuê có thể được chuẩn hóa. Một mức phí dịch vụ khoảng 5% được tính thêm vào sẽ là hợp lý. Do thông tin liên lạc mở toàn cầu nêu không ai có thể độc quyền hoặc nâng giá quá mức. Đến thời điểm đó, giá cả của cùng một sản phẩm sẽ tiến đến thống nhất. Đối tượng được hưởng lợi từ việc đó chính là người tiêu dùng.

Tôi có một người bạn triệu phú người Indonexia. Một lần anh ta chỉ tay vào một phố đông đúc và nói nó thuộc về anh ta và 6 người khác. Bảy người bọn họ quyết định hàng hóa nào được bán và bán với giá nào. Khi chúng ta bước vào thời đại mạng, một kịch bản như thế chỉ còn là chuyện quá khứ.

Sẽ không có siêu thị hữu hình hoặc biên giới trên Internet. Sẽ không có cá nhân nào có thể quyết định giá cả thị trường. Tương lai coa thể thấy sản xuất gắn liền với tiêu dùng. Mọi người được đối xử bình đẳng. Nếu giá bạn đưa ra không hợp lý thì bạn có thể sẽ mất khách hàng.

Sử dụng thử trên mạng
Trong khi mua bán trên Internet, bạn có thể sử dụng thử các sản phẩm và mua chúng sau khi đã cảm thấy thỏa mãn. Nhưng điều này là không thông thường trong thương mại truyền thống. Ví dụ khi mua một bộ đồ nội thất DIY. Bạn có thể lo ngại khi phải tự quyết định nhưng hãng sản xuất có thể cung cấp một mẫu hàng ảo trên Internet cho bạn thử. Bên cạnh việc cung cấp màu sắc, mẫu mã, số đo, các chức năng còn có những lời hướng dẫn sử dụng chi tiết. Bạn thậm chí còn có thể nhìn xem nó sẽ trông như thế nào trong phòng của bạn sao cho bạn có thể thấy hết giá trị của nó. Sau đó bạn có thể quyết định loại rèm nào, loại cây nào có thể làm tăng vẻ đẹp cho đồ đạc nhà bạn.

Gần đây, có một quảng cáo về mô hình xe ô tô. Để quảng bá tiêu chuẩn an toàn cao của loại xe, hãng sản xuất đã cung cấp một cảnh tai nạn mô phỏng sao cho người tiêu dùng có thể tự cảm nhận chiếc xe và tự nhìn xem nó có thể chịu đựng các cú va chạm lớn không. Nhưng chúng ta có thể làm điều đó trên Internet. Đó là điều mà thương mại truyền thống không bao giờ có thể thực hiện được.

Đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến
Trong TMĐT, phương thức thanh toán đã được nâng cấp sao cho việc đó có thể thực hiện trực tuyến. Nó làm cho người tiêu dùng mua hàng trực tuyến cảm thấy thoải mái khi trả tiền cho một sản phẩm, dịch vụ ở một nơi xa. Do đó, việc sử dụng tiền điện tử là một phần cấu thành của TMĐT.

Tiền Mondex Card đang được công ty Inventec Corporation phát triển là một hình thức tiền điện tử hiệu quả, an toàn và thuận tiện.

Tại sao lại là tiền điện tử? Đây là một phát minh nhằm bổ trợ cho TMĐT. Các thẻ từ hiện tại đã rất thuận tiện cho sử dụng. Tuy nhiên, các hãng sản xuất lo ngại bị bãi bỏ hợp đồng vào phút cuối hoặc chậm trễ thanh toán nên khách hàng bị yêu cầu phải trả một khoản tiền đặt cọc. Nhưng tính an toàn của việc thanh toán thẻ tín dụng còn chưa đảm bảo. Do đó, việc sử dụng tiền điện tử (thông qua các chữ ký được gửi qua đường điện thoại hoặc máy tính) để trả tiền đặt cọc là một ý tưởng hay.

Các chữ số có thể hoán vị để tạo thành vô số các chuỗi chữ số. Lý do mà ta có thể rút tiền từ các máy rút tiền tự động (ATM) là các thẻ ngân hàng của chúng ta được mã hóa bằng các chữ số mà máy ATM nhận dạng được.

Điều này cũng tương tự đối với tương lai của tiền điện tử. Các dòng tiền hữu hình sẽ không còn nữa mà thay vào đó là các nhóm chuỗi số. mọi người sẽ có một tập mã riêng và chuỗi số của bên nhận tiền cũng khác. Việc vận chuyển các đồng xu không còn ý nghĩa trong kho đó vẫn còn nguy cơ về tiền giả nếu các hóa đơn được trao đổi trong một giao dịch. Tín hiệu điện tử là an toàn nhất và không còn phải lo ngại về trộm cướp.

Chúng ta ngăn ngừa sự giả mạo như thế nào? Có một hệ thống an toàn trên mạng để ngăn ngừa tin tặc. Do không dễ dàng sao chép hệ thống này nên độ tin cậy của nó rất cao.

Chúng ta thường xem phim thấy các tên cướp rình chặn các xe chở vàng và tiền mặt như thế nào. Ở Đài Loan, có rất nhiều trường hợp nhân viên nhà băng bị cướp sau khi lấy tiền lương. Ngày nay, lương của công nhận được chuyển trực tiếp vào tài khoản của họ do đó làm giảm bớt tình trạng cướp tiền. Khi chúng ta sử dụng tiền điện tử để thanh toán, chúng ta không cần đem tiền theo khi ra khỏi nhà. Điều này làm cho cuộc sống của chúng ta an toàn hơn, thuận tiện hơn.

Cung cấp hàng hóa -> Khách hàng nhận hàng hóa hay hàng hóa được chuyển đến cho khách hàng -> Khách hàng thanh toán

Sau khi trả tiền đặt cọc, khách hàng chờ nhận hàng. Ai sẽ giao hàng cho khách? Kết quả là một chuỗi mối quan hệ xuất hiện. Chu trình cung cấp hàng hóa bắt đầu từ hãng sản xuất. Với các hợp đồng lớn, hàng có thể chuyển trực tiếp đến vị trí mà khách hàng chỉ định; còn với các hợp đồng nhỏ, hàng có thể chuyển đến cửa hàng bán lẻ gần nơi khách hàng muốn nhất. Sau đó khách hàng sẽ nhận hàng hóa, đồng thời trả hết tiền.

Để thực hiện một quan hệ chuỗi có hiệu quả, hệ thống giao nhận trực tiếp tốt nhất là hệ thống thuận tiện cho cả hai bên phải được tạo ra. Tất nhiên, không ai có thể chấp nhận nhiều hợp đồng gửi đến họ trong các trường hợp khác nhau. Điều này có thể dẫn tới có một số lần giao nhận trong một ngày. Một cách khả thi là giao nhận tất cả hàng hóa cùng một lúc. Ví dụ là hàng hóa và thực phẩm của một người mua hàng tại cùng một siêu thị sẽ được giao nhận cùng 1 lúc/ Một hệ thống giao nhận phù hợp và hoàn chính là một hệ thống làm cho phương thức giao dịch thực sự trở nên thuận tiện.

Giao nhận hàng hóa đến một nơi gần địa chỉ của khách hàng sao cho khách hàng có thể nhận hàng tại điểm thuận lợi là một ý tưởng khả thi khác. Ở Mỹ, các cửa hàng thường cách xa nhau nhưng ở Đài Loan thì lại khác. Các cửa hàng bán lẻ phục vụ 24 giờ/ ngày chỉ cách nhau 3 đến 5 bước chân. Các cửa hàng bán lẻ này hiển nhiên là những vị trí giao nhận hàng lý tưởng. Các cửa hàng này không quá xa và là vị trí linh hoạt cho ai đó nhận hàng một cách thuận tiện.

Khẩu hiệu của một bản quảng cáo gần đây nói rằng: "Qua một đêm có thêm 2.400 hiệu sách phục vụ 24 giờ/ ngày". Đó có thực sự là kỳ diệu không? Câu trả lời là có, bởi vì sự ra đời của các hiệu sách trực tuyến cho phép người đọc lựa chọn sách suốt ngày đêm. Người mua sách cũng có thể nhận sách ở các cửa hàng bán lẻ gần nhà sau khi đã trả tiền trực tuyến. Việc nhận hàng từ những cửa hàng bán lẻ phục vụ 24 giờ/ ngày này thật thuận tiện cho người mua. Nó là một tình huống mà cả ba bên tham gia đều có lợi. Hiệu sách thì tiết kiệm được tiền cước phí bưu chính, cửa hàng bán lẻ có thể thu được một chút phí dịch vụ và người mua có thể nhận sách vào bất kỳ lúc nào thuận tiện. Và nếu những người ham đọc sách sẵn lòng trả thêm tiền cước phí bưu chính, họ không cần phải đi ra khỏi nhà để mua một cuốn sách hay nữa. Nó thực sự dễ chịu hơn đối với việc đi mua một cuốn sách. Do vậy nó sẽ khuyến khích mọi người mua nhiều sách hơn. Khi con người đọc nhiều hơn thì cuộc sống của họ trở nên phong phú hơn. Và cuối cùng, người mua có lợi do có nhiều cách thức mua hàng hơn.

Khi nào hiệu sách cung cấp một dịch vụ như thế thì sẽ dễ dàng thu hút những khách hàng thường xuyên và do đó làm tăng cơ hội thương mại. Các cửa hàng bán lẻ cũng có lợi. Dịch vụ gia tăng này làm tăng doanh thu của họ. Những người đến cửa hàng nhận sách cũng có thể mua một lon Coca-Cola, một vài tờ báo hoặc đồ ăn vặt. Đây chính là khoản doanh thu phát sinh.

Phân tích dữ liệu khách hàng -> Phát triển các sản phẩm thương mại -> Các sản phẩm mới đưa lên mạng

Tất cả các hoạt động trên đều được thực hiện trên mạng máy tính. Hồ sơ của khách hàng được phân tích và các sản phẩm mới được giới thiệu trên mạng nơi mà khách hàng có thể xem và mua hàng. Đây chính là cái mà chúng ta gọi là TMĐT.

Do đó, TMĐT là một môi trường để thực hiện các giao địch có lãi. Nó không có những từ nghữ bí hiểm hoặc khó hiểu. Với sự xuất hiện của công nghệ mới, các ý tưởng và khái niệm mới được sinh ra. Những giải pháp mới sẽ đạt được. Nhiều người đang thử nghiệm chúng và tôi thì đang nghiên cứu các kết quả thử nghiệm.

Việc một công ty Internet có thành công hay không tùy thuộc vào tốc độ và sự chính xác của họ. Nó không phụ thuộc vào vốn đầu tư ban đầu của công ty lớn đến đâu. Các khách hàng tiềm năng phải được nhận ra và họ phải được thông báo về dịch vụ của bạn trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể được. Ngược lại, nếu bạn coi công ty đơn thuần là một phương tiện kiếm tiền thì công ty sẽ phá sản.

Cổ phần của các công ty dot.com tăng vọt là một dấu hiệu tốt. Nó đem lại một môi trường thực sự lành mạnh. Nó nhắc nhở những nhà đầu tư nghiêm túc phải xem xét cách thức triển khai TMĐT của họ. Nếu dễ dàng kiếm tiền bằng cách không trong sáng thì không ai phải làm việc cả. Điều này đúng bởi vì cách thức không trong sáng sẽ ngăn chặn người ta thực hiện các ước mơ đáng kính trọng.

Đây cũng là lý do mà tôi viết cuốn sách này. Tôi không có ý định biến nó thành một cuốn kinh điển được nhiều người khen ngợi. Tôi chỉ muốn giúp mọi người hiểu TMĐT là gì và không bị điều khiển  bởi những người không trong sáng. Theo cách này, mọi người sẽ biết làm thế nào để tham gia vào TMĐT. Chỉ như vậy thì môi trường TMĐT mới hình thành và sự thành công mới cải thiện tương lai.

2. Thương mại điện tử là thương mại
Thực tế, TMĐT là thương mại. Rất nhiều công ty gần đây đã chạy đua theo trào lưu để trở thành các công ty dot.com. Sự chuyển động này dường như làm tăng giá trị công ty. Tôi thường so sánh điều này với một nhà xuất bản đang thua lỗ nhưng đã nhanh nhẹn lên mạng và đưa thêm đuôi ".com" vào tên của nó. Với cách đó, sẽ rất nhiều người mua cổ phiếu của nhà xuất bản. Nhưng hiện tượng đó là không bình thường và sẽ không kéo dài được lâu.

Chúng ta cần nhấn mạnh rằng TMĐT là thương mại. Tại các buổi hội thảo, tôi thường đặt câu hỏi rằng các cổ phần dot.com đang bùng nổ hay một cổ phần dot.com có đáng mua không. Nó thật đơn giản. Bạn không thể chỉ có một cái đuôi dot.com mà không tiến hành hoạt động thương mại nào cả. Rất nhiều công ty giống như thế. Do đó sẽ là sai lầm nếu mua cổ phiếu của các công ty dot.com này. TMĐT là thương mại sử dụng hệ thống và mạng viễn thông. Sau cùng, một cái mũ phải là một cái mũ, một cuốn sách phải là một cuốn sách. Sau đó một lần nữa, TMĐT có thể tham gia một dòng số hoặc một dòng hàng hóa. Nhưng thương mại phải tồn tại trước khi nó có thể được gọi là TMĐT. Do đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng TMĐT là thương mại. Chúng ta hãy cùng xem xét các điều kiện cần thiết để tạo ra TMĐT.

3. Số hóa các dòng thông tin, tiền tệ và hàng hóa
Thương mại là giao dịch xảy ra giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng. Khi một nhà máy sản xuất một mặt hàng thì nó được gọi là một sản phẩm. Sản phẩm trở thành hàng hóa khi được bán cho người tiêu dùng. Các hoạt động này xảy ra phù hợp với các quy định của chính phủ và tạo nên cái gọi là thương mại.

Về cơ bản, đây là 3 dòng chảy. Dòng chày thứ nhất là dòng chảy của thông tin. Cả hai bên phải liên lạc với nhau để biết nhà cung cấp đang bán cái gì và người tiêu dùng muốn mua cái gì. Họ trao đổi thông tin và hoạt động đó tạo thành dòng thông tin. Chỉ khi nào cung cấp đáp ứng cầu thì người bán mới không mò mẫm sản xuất được.

Dòng chảy thứ hai là dòng hàng hóa. Sau khi trao đổi thông tin, nhà cung cấp sẽ sử dụng nhiều phương thức khác nhau để giao hàng đã được yêu cầu cho khách hàng. Hoạt động này làm hoàn chính dòng chảy của hàng hóa. Có hai loại dòng hàng. Một là hệ thống giao nhận trực tiếp trong đó hàng hóa hữu hình được chuyển đến cho khách hàng. Hai là dòng số trong đó văn bản, âm nhạc và đồ họa được gửi tới khách hàng.

Loại thứ ba là dòng tiền tệ. Một khi đã thống nhất được thỏa thuận, khách hàng sẽ trả tiền mua hàng hóa.

Ba dòng chảy này tạo thành TMĐT. Bất kể là thương mại truyền thống hay TMĐT, chúng đều liên quan đến dòng thông tin, dòng tiền tệ và dòng hàng hóa.

Ăn một bát mỳ tại một cửa hàng bên đường cũng là thương mại. Khi bạn ngồi xuống bàn và gọi một bát mỳ, bà chủ bắt đầu nấu trước khi phục vụ bạn. Đây là một hình thức của dòng hàng. Sau khi ăn xóng bát mỳ bạn trả tiền còn bà chủ dùng tiền đó để mua gia vị và các loại thực phẩm khác. Đây là dòng tiền. Cũng có một dòng thông tin. Bà chủ cửa hàng ăn nhận ra rằng có nhiều người thích ăn mỳ bò, đám trẻ thích ớt và những khách hàng đó thích súp của cửa hàng. Bà chủ do đó có thể cả tiến mỳ của bà ta dựa trên những thông tin thu nhận được. Bà ta có thể chuẩn bị nhiều hay ít tùy theo từng loại mỳ. Tất cả những thông tin này sẽ giúp cho sự làm ăn của bà ta trong tương lai và đó là một dạng của dòng thông tin.

TMĐT có ba dòng chảy này. TMĐT đòi hỏi phải số hóa dòng thông tin. Ngay cả khi dòng tiền tệ cũng có thể phải số hóa trong khi dòng hàng hóa sẽ chấp thuận hệ thống giao nhận trực tiếp, làm khác đi so với chu trình phân phối hiện nay. Đây là nguyên lý rất cơ bản của TMĐT.

Số hóa dòng thông tin
Thứ nhất, chúng ta hãy xem xét việc số hóa dòng thông tin. Có ba loại mạng thông dụng và cũng là những thuật ngữ phổ biến: intranet là mạng được sử dụng trong một tổ chức cho dòng thông tin số hóa; extranet là mạng được sử dụng giữa các doanh nghiệp cho phép truyền đưa và chia sẻ thông tin giữa khách hàng, nhà cung cấp, đối tác và các doanh nghiệp khác; Internet trực tiếp kết nối hàng triệu khách hàng tới các doanh nghiệp.

Số hóa dòng tiền tệ
Tiền điện tử là sự số hóa dòng tiền. Nơi nào có thương mại thì sẽ có sự trao đổi đồng tiền. Trong thương mại truyền thống, chúng ta quen thuộc với việc sử dụng tiền mặt, thể tín dụng, séc và các công cụ thanh toán khác. Trong xã hội mạng, chúng ta cần tìm ra một thứ giống như séc điện tử, tiền điện tử, thẻ nợ điện tử và thẻ tài chính điện tử. Một công cụ thanh toán toàn diện sẽ hỗ trợ đẩy mạnh TMĐT. Trong tương lai,việc sử dụng tiền điện tử sẽ trở thành thông thường như việc sử dụng thẻ tín dụng vậy.

An ninh là vấn đề quan trọng hàng đầu trong tâm trí của mỗi người. Để khẳng định sự tồn tại của số hóa đơn tài chính hiện ra trên màn hình máy tính PC và đảm bảo an toàn cho giao dịch, thuật toán mã hóa được sử dụng để mà tạo ra một cái "ví chịu lửa" để đảm bảo an ninh cho dòng tiền tương lai.

Với những suy nghĩ đó, các công ty thẻ tín dụng đã đưa ra một hệ thống, chẳng hạn như VISA, MasterCard, IBM, Microsoft, Netscape, GTE và SAIC đã cùng với các công ty khác phát minh ra hệ thống SET (Secure Electronic Transaction – Giao dịch điện tử đảm bảo). Hệ thống này bao gồm "ví điện tử", chứng chỉ số, cổng thanh toán và cơ quan chứng thực. Thông qua các phương tiện mã hóa khác nhau, tính bảo an và nhất thể của số liệu giao dịch được đảm bảo.

"Ví điện tử" có thể nhận ra cửa hàng bán lẻ, gửi thông tin và lưu giữ các bản ghi. Chứng chỉ số thiết lập sự tin tưởng hóa cho phép cả hai bên khẳng định lẫn nhau. Cổng thanh toán là một ứng dụng dịch vụ. Nó ngăn ngừa sự xâm nhập của những người và dữ liệu không được phép, do đó làm tăng tính bảo an của thanh toán điện tử. Cơ quan chứng thực làm việc giống như ngân hàng. Nó chấp nhận đơn đăng ký của cả hai bên một cách công bằng và minh bạch. Nó phát hành các chứng chỉ số cho các bên đăng ký.

Với các mã nhận dạng đã được thông qua, số liệu hoàn chỉnh và sự bí mật, các rủi ro giao dịch được giữ ở mức tối thiểu. Sự thuận tiện của dòng tiền trở thành vững chắc hơn.

Số hóa dòng hàng hóa và giao nhận trực tiếp
Bên cạnh việc số hóa dòng thông tin và dòng tiền, việc số hóa dòng hàng hóa là một khía cạnh khác của một xã hội mạng. Cũng như các cuốn sách có thể tải về từ mạng, âm nhạc cũng có thể lấy từ trên mạng xuống. Một ví dụ điển hình là MP3. Đây là một dòng hàng hóa đã được số hóa. Việc mua một đĩa CD tạo thành một dòng hàng hữu hình thay thế cho nó.

Con người đọc báo, sách và tạp chí để thu nhận thêm thông tin và kiểm tra suy nghĩ của người viết. Nếu những vật liệu này có thể được số hóa sao cho chúng ta có thể được tải về trực tiếp từ mạng Internet thì TMĐT có thể đạt được với một mức phí tính cho việc tải thông tin về.

Sách và tạp chí không thể mất đi nhưng chúng co thể được số hóa. Công nghệ đã tạo ra một dòng hoàng hóa số. Điều này loại bỏ chi phí in ấn và cước phát hành. Nó cùng làm giảm sức ép phải lưu giữ báo chí. Tất nhiên bạn còn phải lựa chọn giữa một cuốn sách thực hay một nội dung cuốn sách được số hóa. Nhưng cái mà bạn muốn cuối cùng không phải là một cuốn sách mà là kiến thức trong quyển sách. Đó là phương hướng mà TMĐT sẽ đi tới.

Một số sản phẩm có thể không bao giờ được số hóa. Ví dụ: một máy thu hình không thể được giao nhận qua mạng điện thoại được. Tuy nhiên, TMĐT vẫn có thể có tác động đến chúng là trong quá khứ, một hãng sản xuất phải đi đến một nhà bán lẻ. Với Internet kết nối một nhà sản xuất trực tiếp tới một khách hàng, việc giao nhận trực tiếp có thể xảy ra.

4. Các loại TMĐT
Việc sử dụng các khái niệm về dòng hàng hóa, dòng tiền và dòng thông tin để phân loại TMĐT sẽ dễ giải thích hơn. TMĐT kết hợp hiệu quả các dòng thông tin, dòng hàng hóa, dòng tiền, làm thay đổi bộ mặt của môi trường người tiêu dùng. Nó cũng làm thay đổi chuỗi phân phối. Khi phần cứng cho mạng ở Đài Loan hoàn thành, thì việc giải quyết trực tuyến một thương vụ có lợi không còn là một ước mơ nữa. Nó cũng rất thuận lợi cho mọi người đệ trình khoản hoàn thuế nữa.

Chúng ta hãy cùng xem xét các loại thương mại khác nhau. Bất kể mạng phát triển đến mức độ nào, các giao dịch thường có hai bên tham gia. Một là nhà máy, công ty hoặc các doanh nghiệp. Nó là một thực thể kinh doanh (viết tắt là chữ B). Một nhà bán lẻ cũng được gọi là một thực thể kinh doanh. Bên kia là người  tiêu dùng (viết tắt là chữ C)

TMĐT có thể chia ra làm hai loại lớn. Loại thứ nhất là mối quan hệ doanh nghiệp – doanh nghiệp, viết tắt là B-B (B to B). Loại thứ hai là mối quan hệ doanh nghiệp – người tiêu dùng, viết tắt là B-C (B to C). Do đó các nàh bảo hiểm và ngân hàng mạng là một phần của TMĐT. Các lĩnh vực kinh doanh có thể được phân thành B-B, B-C, C-B hoặc C-C.
Một doanh nghiệp có thể là chủ sở hữu toàn bộ hoặc công ty cổ phần. Mọi phương thức có thể quy thành dòng hàng hóa hữu hình hoặc dòng hàng số hóa. Hiện tại, các máy tính PC chạy trên nền Win98, Win2000 hoặc NT là hệ điều hành thông dụng nhất mà người sử dụng có thể cài thêm phần mềm họ cần. Đó chính là nền tảng cho TMĐT.

B-B: Thương mại giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
Nếu thương mại bị giới hạn bởi hai công ty, ví dụ giữa nhà máy sản xuất với nhà buôn, nhà máy với nhà máy hoặc nhà buôn với nhà buôn thì đó gọi là thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B-B). Kiểu quản lý đó có thể chia thành hai loại. Một loại không có dòng hàng hóa thực mà chỉ có dòng hàng hóa ảo. Loại kia của thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp có một dòng hàng hóa thực.

Nền tảng cho các giao dịch B-B
Một số công ty lớn phải thuê nền tảng bởi vì không phải công ty nào cũng có đủ năng lực để chạy một nền tảng cho TMĐT. Sau đó, các công ty có thể sử dụng nền tảng này để triển khai các giao dịch thương mại. Điều này giống như việc xây dựng một trung tâm thương mại. Điều này giống như xây dựng một trung tâm thương mại và thuê cửa hàng. Tương tự, loại TMĐT này cũng có một dòng hàng hóa số và hệ thống giao nhận trực tiếp.

Ví dụ, công ty Microsoft Taiwan Corporation phát triển và xúc tiến phần mềm Biz Talk, một nền tảng TMĐT B-B mới ở Đài Loan, biến nó thành người môi giới cho các doanh nghiệp. Nó nhằm vào hệ thống TMĐT đầu cuối và đơn giản hóa việc tạo ra các trạm Web cũng như việc trao đổi thông tin trong TMĐT. Nó cũng cung cấp một từ điển phần mềm tiêu chuẩn. Nó xúc tiến các lĩnh vực kinh doanh thông tin liên lạc và làm cho việc tập hợp thông tin dễ dàng hơn. Điều này sẽ cho phép mọi loại doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lới dễ dàng triển khai TMĐT.

B-C: Giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
Trnng một giao dịch giữa cửa hàng trực tuyến với người tiêu dùng, thì cửa hàng trực tuyến là một doanh nghiệp còn người tiêu dùng là một cá nhân. Nhưng cá nhân cũng có thể tham gia vào các cơ hội thương mại. Lấy ví dụ về Amazon.com, trong đó sách của bạn sẽ được chuyển tới bạn sau khi bạn đặt hàng trên Internet. Đây chính là thành phần giao nhận trực tiếp trong mối quan hệ B-C. Một ví dụ khác là www.booksfree.com. Bạn có thẻ tải về hoặc đọc một quyển sách mà bạn thích. Trong trường hợp này không cần giao nhận trực tiếp vì nội dung cuốn sách đã được chuyển tới bạn thông qua mạng. Đây chính là dòng hàng B đến C số hóa.

Giả sử bạn đã đặt 1 đĩa CD từ một công ty nghe nhìn trực tuyến mà sau đó công ty này gửi đến cho bạn. Đây là hình thức giao nhận trực tiếp B đến C. Nhưng rất nhiều công ty nghe nhìn nước ngoài bắt đầu cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng của họ tải trực tiếp trên mạng nội dung đĩa CD mà họ đặt hàng.

Nền tảng cho các giao dịch B-C
Thậm chí nếu bạn có một cửa hàng trực tuyến, nếu không ai biết địa chỉ Web của bạn, rất có thể sẽ không ai tới thăm trang Web của bạn. Nhưng nếu chúng ta có thể thiết lập một cửa hàng trực tuyến trên các cổng thông tin như Amazon và Yahoo thì những người khác sẽ dễ dàng tìm thấy chúng ta hơn. Nó cũng giống như việc thiết lập một quầy hàng tại một siêu thị hoặc một trung tâm thương mại nổi tiếng. Điều đó giúp cho người khác dễ dàng tìm thấy chúng ta hơn. Các siêu thị và trung tâm thương mại là một nền tảng B đến C, đảm bảo cho nhiều doanh nghiệp triển khai để mở rộng các cơ hội kinh doanh.

C-B: Giao dịch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp
Trong một xã hội mà thông tin có thể được truy nhập dễ dàng, một cá nhân có thể bán tài năng của anh ta cho một công ty. Anh ta có thể chia sẻ với một công ty nào đó các ý tưởng thông minh của anh ta về cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nó giống như việc đi xin việc trên Internet trong đó trí tuệ của một cá nhân có thể được giới thiệu cho một doanh nghiệp. Người này không cần một không gian văn phòng hoặc làm việc trong một thành phố. Tất cả những gì mà anh ta hoặc cô ta cần là kết nối trực tuyến. Tất nhiên, mô hình này có thể chia thành giao nhận trực tiếp và dòng hàng hóa số. Nếu một nghệ sỹ gửi các tác phẩm nghệ thuật của anh ta tới một nhà xuất bản sách trẻ em thì đó là hình thức giao nhận trực tiếp C tới B. Ngược lại, nếu anh ta làm các hình minh họa trên máy tính PC và gửi chúng tới nhà xuất bản dưới dạng tệp ".jpg" hoặc ".gif" thì nó trở thành dòng hàng hóa số. Chừng nào bạn còn tài năng và sức lực, bạn sẽ còn kiếm được nhiều tiền thông qua các giao dịch như thế trong tương lai.

Nền tảng cho các giao dịch C-B
Trong quá khứ, một người tiêu dùng không dễ gì thiết lập một giao dịch với một công ty. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các dòng quảng cáo tuyển nhân viên của các doanh nghiệp. Thường thì rất khó thay đổi tính tiêu cực của thị trường tuyển dụng lao động. Nhưng với sự xuất hiện của các tổ chức giới thiệu việc làm trực tuyến, các cá nhân có thể trình đơn xin việc trực tiếp tới các tổ chức này, sau đó họ sẽ giới thiệu những người này với các công ty cần tuyển lao động. Hoặc cá nhân có thể bán dịch vụ của họ trực tiếp cho các khách hàng tiềm năng qua mạng Internet. Một ví dụ sẽ là những người thiết kế trang Web và những lập trình viên là những đối tượng có nhu cầu lớn và có thể tham gia vào các dự án dài hạn hoặc ngắn hạn. Hơn thế nữa, họ chỉ cần ngồi nhà là làm việc được.

C-C: Các giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng
Trong xã hội công nghiệp, rất khó có thể triển khai các giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Nhưng điều này là khả thi trong thời đại mạng. Ví dụ về một nhà thơ hoặc một nhạc sỹ. Một người sáng tác các bài thơ trữ tình còn người kia sáng tác nhạc. Mối quan hệ này tạo thành mô hình C đến C. Một lần nữa, mô hình này có thể chia thành dòng hàng hóa số hoặc giao nhận trực tiếp. Cả hai bên có thể gửi tác phẩm của họ cho nhau thông qua thư điện tử hoặc gửi chúng lên mạng. Không cần phải trao đổi cho nhau các  tác phẩm của mình họ vẫn có thể nhận được tác phẩm của người kia.

Nền tảng cho các giao dịch C-C
Một nền tảng cũng đã tồn tại cho thương mại C đến C. Công ty eBay của Mỹ đưa ra một mô hình tiếp thị đặc biệt trong đó nó cung cấp một địa điểm giao dịch cho các nhà buôn đồ cũ. Giả sử rằng những người tiến hàng giao dịch là những doanh nhân trung thực. Không cần có hợp đồng hay sự đồng ý của công ty. Ai đó đều có thể mua hoặc xem hàng ở đây. Một nền tảng như vậy gọi là một nền tảng tiêu dùng C. Sự trao đổi hàng hóa biến nó thành nền tảng C tới C. Cả hai hình thức dòng hàng hóa số và giao nhận trực tiếp đều tồn tại ở đây. Giả sử bạn đang tìm một cuốn sách không còn xuất bản nữa. Người khác có thể gửi nội dung cuốn sách đó lên Internet và bạn có thể tải nội dung đó về máy tính của mình.
Như ông Steve Case, Chủ tịch của hãng America Online nói: "Cuộc chiến TMĐT đã làm thay đổi nhiều điều. Vấn đề là không phải ai là đối thủ thị trường lớn nhất hoặc ai có nội dung thông tin, mà thực ra là ai có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng". Tương lai có thể chứng kiến các vụ sáp nhập giữa các công ty trong cùng một ngành hoặc các công ty từ các ngành kinh doanh khác nhau. Toàn bộ thế giới liên kết với nhau một cách phức tạp đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên bình diện chung.

5. Vai trò của Chính phủ
Khi TMĐT trở nên hoàn thiện, chúng ta sẽ thấy rất nhiều thay đổi về mặt xã hội. Nơi nào trong quá khứ có rủi ro về giao dịch thì rất nhiều nhân viên anh ninh được thuê. Bây giờ, các cơ quan chính phủ có thể cần rất nhiều chuyên gia thông tin có thể giúp họ kiểm soát dòng thông tin. Chỉ như vậy thì các gánh nặng của Chính phủ như giám sát nhập cảnh, khen thưởng, kỷ luật và xử lý các vụ án hình sự mới có thể được giảm nhẹ một cách có hiệu quả.

Trong quá khứ, Chính phủ đảm bảo an ninh và kiểm soát tất cả các hoạt động thương mại. Mặc dù Chính phủ đóng vai trò không can thiệp, họ không thể bỏ qua vấn đề an ninh. Chính phủ phải là người kiểm soát các tin tặc, tội phạm Internet và làm giả tiền điện tử.

Mạng đem lại cả lợi ích lẫn tác động tiêu cực. Điều quan trọng là chúng ta cố gắng khắc phục những nhược điểm của Internet. Nếu chỉ vì một hoặc hai tên lừa đảo trên Internet tìm cách trốn thuế mà chúng ta cấm mọi người sử dụng Internet là một sai lầm. Nếu chỉ vì một hoặc hai cổng thông tin hỏng hoặc cổ phiếu Internet giảm xuống mà chúng ta ngừng phát triển TMĐT cũng là sai lầm. Một Chính phủ có tầm nhìn xa phải có trách nhiệm định hướng cho nhân dân của họ đi đến một xã hội thông tin đầy đủ và hoàn chỉnh.

Bất kể ai đều có thể thành công trong TMĐT. Chính phủ cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Vấn đề nan giải là làm thế nào để giảm thiểu những nhược điểm của TMĐT, bao gồm hành vi trốn thuế. Các cơ quan chính phủ bắt đầu vạch ra các kế hoạch để đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân họ sao cho họ có thể cảm nhận được ý định tốt của chính phủ. Nhìn từ một phương diện rộng lớn hơn, đó chính là một hình thức khác của TMĐT.

Có rất nhiều điều mà Chính phủ có thể đạt được trên Internet. Trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều ý đồ bất lương trên mạng. Một số sinh viên và nghiên cứu sinh đã đánh mất chính mình khi lạm dụng các bức ảnh của các ngôi sao điện ảnh và sản xuất ra các câu chuyện cực kỳ lố bịch. Trớ trêu thay, người ta lại tin họ và đã bỏ tiền tiết kiệm ra để tài trợ cho những sinh viên lừa đảo này.

Đây là một lĩnh vực mà Chính phủ phải giành quyền kiểm soát. Chính phủ có thể tập hợp các thông tin chi tiết của mọi người ví dụ như ảnh của họ, tên đầy đủ, số chứng minh thư, số điện thoại liên hệ, tên bố mẹ, nghệ nghệip, trình độ văn hóa, kinh nghiệm, địa chỉ, tiền án tiền sự, hồ sơ sức khỏe, . Bằng cách này, người ta có thể kiểm tra các đơn khiếu nại về kẻ bịp bợm trong các hồ sơ lưu trữ quốc gia của chính phủ. Các mối quan hệ chớp nhoáng thông qua việc kết bạn trên Internet.

Một cổng thông tin bao gồm các thông tin cá nhân chi tiết như thế có thể làm giảm tính riêng tư. Nhưng lợi ích mà nó đem lại rất rõ ràng. Tương lai sẽ không chỉ có các giao dịch B đến C mà còn có các giao dịch G (Chính phủ) đến C và G đến B. Từ một thông báo mời thầu cho một dự án của Chính phủ cho đến một lời mời tham gia thiết kế tem thư, viết các tài liệu giáo dục cho đến việc xúc tiến văn hóa, phạm vi của nó sẽ ngày càng mở rộng và tác động của nó thật là sâu rộng.

Một xã hội công nghệ càng tiên tiến thì yêu cầu về giáo dục và đào tạo của nó càng cao. Lợi ích của giáo dục là một trong những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Singapor có các xe dạy học Internet lưu động chay khắp các khu dân cư để người dân nước này có thể học cách vào mạng. Họ học cách thức kinh doanh hoặc đọc sách trực tuyến. Họ đã đi trước trong việc giáo dục Internet. Họ sẽ mở đường cho một ý thức hệ và một hệ thống chính trị của một xã hội mạng.

Mặt trời sẽ không bao giờ tắt trên thế giới mạng. Sẽ không còn những lo ngại về sự chậm trễ hoặc phức tạp trong việc kết nối và thoát khỏi mạng. Con người sẽ duy trì kết nối vào mạng suốt cả ngày để chỉ cần nhấn nút là có thể thu nhận, sử dụng và trao đổi thông tin. Các giới hạn về không gian và thời gian sẽ mất đi. Nền kinh tế toàn cầu sẽ cất cánh. Chúng ta phải duy trì những kiến thức cần thiết sao cho chúng ta không bị tụt hậu so với thời đại và trở thành các "công dân loại hai".



Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tương lai của thương mại điện tử (c3)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét