Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

"Hanh vi khach hang" la gi ?

Số lượt xem: 1384
Gửi lúc 11:17' 27/07/2009

"Hành vi khách hàng" là gì ?

Có lẽ khái niêm thách thức nhất trong marketing gắn liền với việc nắm bắt được nguyên nhân vì sao khách hàng lại hành động như thế này (hoặc không). Nhưng kiến thức như vậy được coi là then chốt đối với các chuyên gia tiếp thị khi họ có hiểu biết sâu sắc rằng hành vi khách hàng sẽ giúp họ hiểu được điều gì là quan trọng đối với khách hàng đồngt hời đưa ra những tác động quan trọng đối với việc ra quyết định của khách hàng.

 

Sử dụng thông tin  này, chuyên gia tiếp thị có thể tạo ra những chương trình marketing mà họ tin tưởng rằng sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng.  Bạn có thể đóan rằng, yếu tố tác động đến cách ra quyết định của khách hàng thật là phức tạp. Hành vi khách hàng bắt rễ và ăn sâu vào tâm lý phô trương của con người trong xã hội.  Vì mỗi một cá nhân trong xã hội không ai giống ai nên không thể có được những nguyên tắc đơn giản có thể giải thích được cách thức mà các quyết định của khách hàng được đưa ra. Nhưng những ai nghiên cứu họat động của khách hàng một cách nghiêm túc sẽ có thể đưa ra được "cẩm nang" về hành vi mua sắm của khách hàng: vì sao họ mua món hàng này và vì sao không?  Trên thực tế, hãy thử lấy bất cứ cuốn giáo khoa nào nói về hành vi khách hàng để xem xét vấn đề.  Viễn cảnh mà chúng ta có được thật hẹp và chỉ là những khái niệm cơ bản có thể được chấp thuận một cách thông thường như hành vi gây ảnh hưởng tới khách hàng.  Trong phần này, chúng ta sẽ thử xem hành vi mua sắm của khách hàng (ví dụ, khi nào thì người ta mua hàng vì lý do cá nhân), sau đó, chúng ta sẽ kiểm tra xem các yếu tố có thể tác động tới quyết định mua hàng của họ.   


Phân loại Quyết định Mua sắm của Người tiêu dùng


Gần như mỗi ngày người tiêu dùng đều phải đối diện với những quyết định mua sắm. Tuy nhiên, họ xử lý những quyết định này không phải lúc nào cũng giống nhau. Một số quyết định có tính phức tạp hơn nhiều so với những quyết định khác, do đó đòi hỏi người tiêu dùng phải nỗ lực hơn. Một số quyết định khác lại mang tính nếp quen hàng ngày, do vậy đòi hỏi ở họ ít nỗ lực hơn.

Nhìn chung, người tiêu dùng thường phải đối diện với bốn loại quyết định mua sắm sau đây:


 ·  Mua sắm mới thứ yếu
- lại mua sắm này thể hiện cái gì đó là mới đối với người tiêu dùng, nhưng trong suy nghĩ của ọ, việc mua sắm này không thực ưự quan trọng xét về mặt mặt nhu cầu, tiền bạc hay vì một lí do nào khác (chẳng hạn địa vị trong nhóm người tiêu dùng)      
 
· Tái mua sắm thứ yếu – đây là loại mua sắm mang nếp quen nhất trong tất cả, và thông thường người tiêu dùng trở lại mua sắm cùng loại sản phẩm mà không suy nghĩ nhiều đến việc chọn lựa loại sản phẩm khác (chẳng hạn người tiêu dùng đã quen dùng một nhãn hiệu). 

·  Mua sắm mới trọng yếu – loại mua sắm này được coi là khó nhất trong tất cả bởi vì sản phẩm được mua sắm mang tính quan trọng đối với người tiêu dùng, mà họ lại có rất ít thậm chí không có một chút kinh nghiệm nào để đưa ra quyết định chọn lựa. Sự thiếu tự tin của người tiêu dùng trong việc đưa ra loại quyết định này thông thường (nhưng không phải là luôn luôn) đòi hỏi họ phải trải qua một quá trình mở rộng để đưa ra quyết định.  · 

Tái mua sắm trọng yếu – loại quyết định mua sắm này cũng quan trọng đối với người tiêu dùng, tuy nhiên họ cảm thấy tự tin trong việc đưa ra quyết định do họ đã có kinh nghiệm trong lần mua sắm sản phẩm này lần trước. Đối với các nhà nghiên cứu thị trường, điều quan trọng là phải hiểu được cách thức người tiêu dùng xử lý các quyết định mua sắm mà họ gặp. Nếu một công ty đặt mục tiêu là những người tiêu dùng cảm thấy việc quyết định mua sắm là vấn đề khó khăn (chẳng hạn Mua sắm mới trọng yếu) thì chiến lược xúc tiến thị trường của họ có thể sẽ thay đổi nhiều so với một công ty đặt mục tiêu là những người tiêu dùng xem việc quyết định mua sắm là công việc thường ngày.

Trên thực tế, cùng một công ty có thể cùng lúc gặp cả hai tình huống trên; đối với một số người tiêu dùng thì sản phẩm này là mới, trong khi đó một số khác lại coi việc mua sản phẩm này là nếp quen. Đối với các nhà nghiên cứu thị trường, thông điệp về hành vi mua sắm là các tình huống mua sắm khác nhau đòi hỏi các nỗ lực marketing khác nhau.   Vì sao khách hàng mua sắm?  Khách hàng mua sắm là nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Một số nhu cầu là cơ bản và nhu cầu đó được thực hiện gần như là hàng ngày (nhu cầu mua sắm đồ thực phẩm, đi lại…) trong khi các nhu cầu khác không phụ thuộc vào con người. Trên thực tế, tại nhiều quốc gia – nơi chuẩn mực cuộc sống được coi là rất cao thì một phần lớn thu nhập người dân được chi cho những thứ họ mong muốn và ao ước hơn là những nhu cầu cơ bản. 

Khi đề cập đến khách hàng, chúng ta nói đến người mua thực thụ, người chi tiền cho các họat động mua sắm. Nhưng cũng cần chỉ ra rằng, người mua hàng lại không nhất thiết phải là người sử dụng những gì họ mua sắm và những người khác có thể liên quan đến quá trình mua hàng trong sự bổsung cho người mua thực thụ.  Trong khi quy trình mua sắmm trên thị trường tiêu dùng không phức tạp như thị trường kinh doanh, việc nhềiu người tham gia vào quyết định mua sắm được coi là không bình thường.

Ví dụ, trong việc lập kế họach cho kỳ nghỉ của gia đình, người mẹ có thể thực hiện việc đặt phòng, nhưng những thành viên khác trong gia đình có thể đưa ra các ý kiến chọn lựa khách sạn. Tương tự, người cha có thể mua thực phẩm ở cửa hàng hay siêu thị nhưng đám trẻ con của ông ta có thể là những người quyết định chọn lọai sản phẩm nào cần thiết cho gia đình từ kệ hàng siêu thị.  Như vậy, việc hiểu được hành vi mua sắm của khách hàng bao gồm không chỉ việc thấu hiểu cách thức mà các quyết định được đưa ra mà còn việc hiểu được diễn biến có thể gây ảnh hưởng đến hành vi mua sắm. (Xem tiếp phần 2)


Theo Bwportal


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - "Hành vi khách hàng" là gì ?

Toi uu hoa cau truc noi lien ket trong website

Số lượt xem: 638
Gửi lúc 20:45' 24/01/2010

Tối ưu hóa cấu trúc nội liên kết trong website

noi lien ket  trong website

Cấu trúc nội liên kết

Cấu trúc nội liên kết (internal link structure) của một trang Web là một trong những yếu tố rất quan trọng của quảng bá Web, nhưng yếu tố này thường ít được quan tâm hoặc bị bỏ qua bởi nhiều Webmaster.

Trong bài viết này, tôi sẽ cùng các bạn phân tích vai trò của cấu trúc nội liên kết sau đó cùng tối ưu cấu trúc qua bẩy bước cơ bản.

Cấu trúc nội liên kết của Website có ảnh hưởng lớn tới thứ hạng

Cấu trúc liên kết của trang Web trước hết cho phép bạn trỏ từ trang chủ hay các trang chính đến các trang đơn lẻ quan trọng khác trong Website của bạn.

Ví dụ, nếu như bạn có 1000 đường link từ các trang khác trỏ tới trang chủ của bạn. Thế liên kết nói trên của trang chủ này có thể chi phối tới các trang khác trên Web của bạn. Giả dụ như : Từ trang chủ, bạn liên kết tới 50 trang khác thì mỗi trang đó sẽ có được 1/50 thế liên kết của trang chủ nói trên. Còn nếu bạn chỉ liên kết tới 10 trang thôi, thì đương nhiên mỗi trang sẽ nhận được nhiều thế liên kết hơn (1/10). Ghi chú rằng, việc chia sẻ thế liên kết còn phụ thưộc và vị trí và thẻ tiêu đề (h1, h2, h3…) hay định dạng văn bản (b, strong, em…).

Một trang càng nhận được nhiều thế liên kết thì trang đó càng có vị trí cao trong máy tìm kiếm.

Tối ưu cấu trúc liên kết trong của trang

Phần này các bạn có thể làm theo bẩy bước đơn giản sau để tối ưu cấu trúc nội liên kết trong của trang Web nhằm tăng cường thứ hạng cho các trang quan trọng :

  1. Các trang quan trọng nhất phải được liên kết một cách dễ dàng nhất từ trang chủ. Sao cho càng ít lần nhấn chuột nhất có thể là bạn đã di chuyển đến được các trang đó. Liên kết càng trực tiếp đến trang chủ bao nhiêu thì máy tìm kiếm càng xếp hạng cao bấy nhiêu. (Tham khảo trang chủ Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam).
  2. Hãy liên kết tới trang mà bạn muốn có thứ hạng cao từ các trang khác trên Website của bạn. Các đơn giản nhất để có các liên kết tương quan đến một trang đó chính là liên kết tới trang đó trong Website của bạn.
  3. Sử dụng các từ khóa theo đuổi như là chuỗi ký tự liên kết trong đường dẫn trỏ tới các trang này. Hãy sử dụng các từ khóa tương quan và ăn khớp với nội dung trang trỏ đến nhằm làm cho máy tìm kiếm hiểu trang Web của bạn tương quan tới từ khóa nào.
  4. Hãy sử dụng đường dẫn URL tuyệt đối. Không bao giờ liên kết tương đối tới trang ví dụ "/trangchu.html" mà phải sử dụng liên kết tuyệt đối dạng "http://www.website.com/trangchu.html". Nếu người khác lấy nội dung trang của bạn thì bạn sẽ có đường link trỏ ngược lại trang của bạn từ các trang copy này (backlinks).
  5. Thêm thẻ "nofollow" và tất cả các đường dẫn mà bạn cho là không quan trọng cho thứ hạng tìm kiếm. Ví dụ các trang về nội qui, điều kiện giao dịch, etc. Bạn cũng có thể dùng các thẻ nofollow này cho các trang trùng nội dung, phiên bản in, etc mà có thể ảnh hưởng tới hạng (Xem thêm phần bộ lọc nội dung kép)
  6. Sử dụng file robots.txt hoặc thẻ meta robots để loại bỏ nội dung trùng lặp hoặc các trang không liên quan nhằm chặn bọ tìm kiếm đánh chỉ số. Bước 6 này khá giống bước 5. Nếu như bọ tìm kiếm không mất thời gian cho các trang trùng lặp hay không quan trọng thì nó sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn các trang mà bạn muốn xếp hạng cao.
  7. Kiểm tra lỗi 404 và chỉnh sửa nó sao cho chuyển hướng thông báo lỗi này tới các trang phổ biến, quan trọng nhất.

Kết luận

Qua phần này tôi và các bạn đã phân tích và hiểu làm thế nào để phân phối một cách tối ưu nhất thế liên kết từ trang chủ tới các trang quan trọng của trang bằng việc tối ưu hóa cấu trúc nội liên kết theo bẩy bước. Việc tối ưu này sẽ giúp bạn làm nổi bật, tăng thứ hạng tìm kiếm các thành phần, trang quan trọng trong Website của bạn.

Mặt khác, đừng quên điều quan trọng là Website được tạo cho người dùng chứ không phải cho bọ tìm kiếm. Tuy nhiên khi việc trình bày tối ưu cho bọ tìm kiếm thì cũng giúp người đọc thao tác dễ dàng hơn. Bọ tìm kiếm cũng là người đọc nhưng hơi đặc biết ở chỗ là mình coi nó là người dùng khiếm thị, nên trình bày cho bọ tìm kiếm phức tạp hơn cho người dùng thường.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tối ưu hóa cấu trúc nội liên kết trong website

Bi an ve thuong hieu Levi’s

Số lượt xem: 527
Gửi lúc 16:34' 01/03/2010

Bí ẩn về thương hiệu Levi's


Levi's là một thương hiệu điển hình được tạo ra bởi một người nhập cư trong những năm chiến tranh chết chóc ở miền tây nước Mỹ. Và quần jean Levi's ngày nay đã có một biểu tượng nổi bật khắp toàn cầu.

Bằng nhiều cách Levi's đã đạt tới bản chất của từ thương hiệu hơn bất kỳ một sản phẩm nào khác. Bí mật nằm đằng sau sự thành công đáng kinh ngạc của Levi's là khả năng hình tượng hóa cùng lúc cả sự độc đáo và sự phổ biến. Không một thương hiệu nào khác có thể trở thành một phần của toàn thể nhưng vẫn giữ được những yếu tính nổi loạn, cách mạng và phản văn hóa của riêng mình. Levi's vừa là thời trang vừa là phản thời trang. Hãy thử tìm ra một ai đó, một người bạn quen mà lại không sở hữu ít nhất một cái quần Levi's. 

Tuy nhiên, bất kể sự phổ biến mà nó đã đạt được, thương hiệu này phải đối mặt với khó khăn trong thời gian gần đây khi mãi lực tụt giảm từ 7,9 tỷ đôla năm 1996 xuống còn 4,3 tỷ đôla trong năm 2001. 

Như với mọi thảm họa thương hiệu khác, vấn đề đối với Levi's là vô số. Giám đốc điều hành của công ty, ông Robert Haas phát biểu với báo The Financial Times vào năm 1998 như sau: "Chúng tôi đang kinh doanh niềm an ủi. Tôi không muốn nói đến sự an ủi vật chất mà là đến sự an ủi về tinh thần - cảm giác về tính an toàn. Khi bạn bước vào nhà một ai đó dù xa lạ hay thân quen, bạn đều nhận thấy ngay tính được chấp nhận của thương hiệu mà bạn đang mặc trên người. Cho dù sự an ủi tinh thần này được người tiêu dùng đánh giá khác nhau từ phân đoạn phụ này đến phân đoạn phụ khác". Thế nhưng mỉa mai thay - 1998 lại là một trong những năm không được như ý của thương hiệu này. 

Trong nỗ lực để trở nên nhạy cảm với những thay đổi bất thường về thị hiếu của công chúng mặc quần jean, Levi's đã đa dạng hóa thương hiệu của họ bằng cách tạo thành nhiều phong cách jean khác nhau. Rõ ràng nhất là họ đã tách ra khỏi loại nhãn đỏ truyền thống của họ với việc giới thiệu một thương hiệu phụ gọi là 'Silvertab'. Họ cũng sản xuất một dòng jean rẻ hơn mang nhãn màu cam. 

Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo để cổ động cho dòng sản phẩm Silvertab trong năm 2001 được xem là một trong những chiến dịch quảng cáo bị ghét nhất trong lịch sử cận đại. Tạp chí Ad Age gọi chiến dịch này là 'xấc xược' và chỉ trích là nó thiếu tính thiết lập thương hiệu cần phải có. Cũng tương tự như thế, các quảng cáo trong năm 2002 để cổ động cho loại Levi's đũng ngắn cũng bị chỉ trích và bị phản đối tương tự. 

Nhưng dù sao cũng không phải là mọi vấn đề đều do Levi's gây ra. Ví dụ như họ có thể tác động một ít để kiểm soát sự gia tăng những mẫu thiết kế jean tương tự như các loại jean của Calvin Klein, Diesel hay Tommy Hilfiger. Tất cả những gì mà Levi's có thể làm để đối phó với các đối thủ là nỗ lực gìn giữ tính phổ biến của thương hiệu. Ngay trong nỗ lực này họ cũng phải đương đầu với những khó khăn. 

Mở đầu thiên niên kỷ mới, người Anh đã chứng kiến cuộc chiến giữa Levi's và siêu thị Tesco's. Tesco's yêu cầu được bán Levi's trong các cửa hàng của họ với một mức lời ít hơn vì cho rằng người tiêu dùng đã phải trả một giá quá cao cho những chiếc jean Levi's. Nhưng Levi's đã từ chối bán các loại quần jean cao cấp, như Levi's 501, qua siêu thị này và đã đưa vụ việc ra tòa để chặn đứng việc nhập khẩu các loại quần này của họ từ bên ngoài châu Âu.

 "Thương hiệu là tài sản quan trọng nhất của chúng tôi", Joe Middleton, Tổng giám đốc Levi's châu Âu giải thích. "Nó quan trọng hơn tất cả, hơn các nhà máy, cơ sở vật chất, kho hàng v.v… của chúng tôi. Chúng tôi phải có quyền để kiểm soát số phận của thương hiệu".

Quấn jean Levi's đang thu hút sự chú ý của giới trẻ. Ảnh: adsoftheworld. 

Ngay cả chính phủ Anh cũng vào cuộc, họ thuyết phục liên minh châu Âu nên chấp nhận cho những siêu thị như Tesco's được quyền nhập hàng từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng Levi's vẫn chống chế rằng Tesco's đã không nắm vững được vấn đề, lầm lẫn giữa chi phí sản xuất quần jean và chi phí để tiếp thị chúng. "Điểm quan trọng là", Middleton giải thích: "Tất cả các chi phí này đều là những đầu tư vào thương hiệu. Chi phí thật cho một cái quần jean không chỉ có chi phí sản xuất mà còn nhiều hơn thế". Chính phủ Anh không muốn chấp nhận hình ảnh một nước "Anh đắt đỏ" nên đã đứng về phía siêu thị Tesco's và vì vậy Levi's có vẻ như đã thua trong trận chiến này. 

Bất kể những yếu tố không may từ bên ngoài này, không thể chối bỏ một thực tế là những vấn đề đối với thương hiệu Levi's là do chính tự thân họ tạo ra. Bị trói chặt trong các yêu cầu bất tận để là 'đột phá' và 'trẻ trung', họ đã không ngừng tung ra nhiều phong cách jean mới; lúc này Levi's đang chứng tỏ cho quy luật về giảm thiểu lợi nhuận. Chi phí marketing tiếp tục lớn lên trong khi giá trị thật của thương hiệu suy giảm. 

Đến năm 2000, công ty đã thất bại khi không có tên trong 75 thương hiệu hàng đầu toàn cầu tính theo giá trị của Báo cáo Khảo sát Giá trị Thương hiệu quốc tế 2000. Sự góp mặt của những thương hiệu đối thủ như Gap và Benetton trong 75 thương hiệu này càng làm cho vết thương của Levi's thêm đau nhức. 

Hầu hết những chuyên gia thiết lập thương hiệu ngày nay đều đồng ý là nếu Levi's muốn giành lại vị thế mà họ đã nắm giữ vào những năm 80 và đầu 90, họ cần phải thu hẹp tầm ngắm của họ lại. Người tiêu dùng ngày nay không còn chắc chắn về những gì mà Levi's đại diện. Quần jean, đương nhiên. Nhưng kiểu gì? Loại nào? Bó, thùng thình, đũng ngắn, chắp vá, cổ điển hay hiện đại? Bạn cứ đặt tên là Levi's có hết. 

Vì vậy, cần phải thoát ra khỏi cái được gọi là 'hội chứng Miller'. Như Miller đã từng quyết định phải là mọi loại bia dành cho mọi loại người, Levi's đã làm điều y hệt với quần jean của họ. Nhưng như vậy không có nghĩa là Levi's không nên tung ra những phong cách mới mà chỉ là họ không nên làm như vậy dưới cùng một nhãn Levi's. Họ đã từng đạt được điều này với một thành công lớn nhất của công ty trong thời gian gần đây khi họ sáng tạo ra một đặc trưng hoàn toàn mới dưới hình thức một thương hiệu tên Dockers được tung ra thị trường vào năm 1986. 

Với bản thân thương hiệu Levi's, như với nhiều thương hiệu có vấn đề khác, giải pháp là tái tạo những giá trị truyền thống của mình. Quả vậy, đã có những dấu hiệu tích cực cho thấy điều này là đúng đắn. Năm 2001, công ty đã bán ra một chiếc quần jean cổ nhất còn hiện hữu mà họ lưu giữ được với giá 46.532 đôla, được gọi là jean Nevada, khi họ quảng cáo cái quần này trên trang web eBay. Vài tháng sau, công ty đã sản xuất và tung ra thị trường một bộ 500 cái quần nhái lại cái quần Nevada và chúng đã lập tức được bán hết ngay khi vừa được giới thiệu. 

Chỉ có thời gian mới có thể cho thấy bộ sưu tập cổ điển này có trở thành một hành động biểu tượng cho một hướng phát triển mới của công ty hay không. 

Các bài học từ vụ Levi's: 

Tập trung chứ đừng dàn trải. Thay vì nhấn mạnh đến những giá trị thương hiệu chính yếu của họ, Levi's lại làm cho người tiêu dùng lẫn lộn với những phong cách khác nhau và vô số những kiểu dáng xa lạ. Như chuyên gia thương hiệu Al Ries đã nói: 'Về lâu dài, việc mở rộng thương hiệu sẽ làm suy yếu hình ảnh và sức mạnh của thương hiệu'. 

Chú tâm đến các điểm mạnh của mình. Nếu Levi's là đại diện cho một cái gì thì đó là loại quần jean truyền thống. Để có thể hồi phục hoàn toàn họ cần phải tập trung và củng cố cho đặc trưng này. 

Đừng xem thường thương hiệu nguyên thủy của bạn. Khi Levi's tung ra thị trường dòng sản phẩm Silvertab, họ đã rơi vào cùng một cái bẫy như khi Coca-Cola tung ra dòng sản phẩm New Coke của họ. Nhà báo và là một chuyên gia thương hiệu tên Ian Cocoran đã nhận định: 'Hầu như vấn đề chính với Levi's lúc này lại là phải thuyết phục người tiêu dùng rằng việc sở hữu một cái quần nhãn đỏ là việc vẫn đáng để bỏ tiền ra'.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Bí ẩn về thương hiệu Levi's

Chi dan cua Google cho webmaster

Số lượt xem: 765
Gửi lúc 16:53' 28/07/2009

Chỉ dẫn của Google cho webmaster

chi dan cua googleTuân thủ các chỉ dẫn Webmaster sẽ giúp Google tìm kiếm, lập chỉ mục và xếp hạng website của bạn. Thậm chí, nếu bạn không ứng dụng bất kể gợi ý dưới đây thì Google vẫn kiến nghị bạn nên quan tâm nhiều đến "Chỉ dẫn chất lượng". Chỉ dẫn chất lượng chỉ ra các thủ thuật không hợp lệ mà có thể khiến cho Website của bạn bị loại bỏ khỏi chỉ mục của Google hoặc các hình thức phạt khác. Nếu Website của bạn bị phạt, thì nó sẽ không còn xuất hiện trên trang kết quả của Google.com và các trang đối tác khác của Google.

Khi site của bạn đã sẵn sàng

  • Có các liên kết tin cậy từ Website khác trỏ đến trang của bạn;
  • Đăng ký Website của bạn với Google tại địa chỉ : http://www.google.com/addurl.html;
  • Đăng ký Sitemap XML trong phần Google Webmaster Tools. Google sử dụng Sitemap XML của bạn để tìm hiểu cấu trúc website của bạn và để tăng tốc độ tiếp cận các trang web của bạn.
  • Đảm bảo rằng tất cả các site quan tâm đến các trang site của bạn đều biết rằng Website của bạn đã online.

Chỉ dẫn thiết kế và nội dung

  • Tạo site với cấu trúc rõ ràng và liên kết bằng ký tự truyền thống (text link khác với liên kết ảnh, JavaScripts hay bằng Flash). Mọi trang nên có thể truy cập qua ít nhất một liên kết ký tự tĩnh;
  • Cung cấp một trang sitemap HTML (sơ đồ Website) đến người dùng thường trỏ đến những phần quan trọng của site. Nếu sơ đồ Website chứa hơn 100 đường liên kết, bạn nên chia nó thành nhiều trang riêng biệt;
  • Tạo website hữu ích, giàu thông tin. Hãy viết các trang rõ ràng và miêu tả chính xác nội dung;
  • Nghĩ về các từ khoá mà người dùng sẽ gõ vào để tìm trang web của bạn, và đảm bảo các từ đó xuất hiện trong trang web;
  • Cố gắng sử dụng từ ngữ thay cho hình ảnh để hiện thị các tên, nội dung hay liên kết quan trọng. Bọ tìm kiếm Google không thể nhận dạng nội dung văn bản chứa trong hình ảnh;
  • Đảm bảo rằng thẻ TITLE và thuộc tính ALT cung cấp thông tin miêu tả chinh xác;
  • Kiểm tra các liên kết hỏng và chỉnh sửa mã nguồn HTML;
  • Nếu bạn sử dụng các trang Web động (đó là, địa chỉ URL chứa đựng dấu "?"), bạn phải biết rằng không phải các máy tìm kiếm nào cũng sẽ đánh chỉ số tốt các Website động như chúng làm được với các Website tĩnh. Trong trường hợp này bạn nên đặt tên các tham số ngắn gọn và giới hạn số lượng của chúng;
  • Đặt một số lượng đường liên kết hợp lý trên mỗi trang (ít hơn 100 liên kết).

Chỉ dẫn công nghệ

  • Sử dụng trình duyệt văn bản (Text Browser khác với các trình duyệt đồ họa) như Lynx, để kiểm thẩm định site của bạn bởi hầu hết các bọ tìm kiếm nhìn thấy site của bạn giống như Lynx. Nếu các ứng dụng đặc biệt như như JavaScript, cookies, session IDs, frame, DHTML, hoặc Flash khiến cho bạn không thể hiển thị nội dung toàn website của bạn trong tình duyệt văn bản này thì chắc chắn các bọ tìm kiếm sẽ gặp vấn đề trong việc quyét site của bạn.
  • Cho phép các bọ tìm kiếm truy quyét site của bạn mà không phải sử dụng session IDs hoặc tham biến theo dõi đường truy cập của các con bọ trên Website. Những công nghệ này hữu dụng cho việc theo dõi thói quen sử dụng của người dùng thường, còn cơ chế hoạt động của các bọ tìm kiếm thì lại hoàn toàn khác. Sử dụng các kỹ thuật trên có thể khiến Website của bạn không được đánh chỉ số hoàn toàn bởi bọ tìm kiếm không có khả năng tự loại bỏ các tham số khiến các đường dẫn URLs khác nhau nhưng lại trỏ về cùng một trang.
  • Đảm bảo rằng máy chủ web hỗ trợ tính năng If-Modified-Since HTTP header. Tính năng này cho phép máy chủ web của bạn nói với Google liệu nội dung của bạn đã thay đổi chưa kể từ lần cuối cùng Google quét site của bạn. Hỗ trợ tính năng này giúp tiết kiệm băng thông và tránh gây quá tải máy chủ.
  • Sử dụng tệp tin loại trừ robots.txt trên site của bạn. Tệp tin này cho máy dò tìm biết thư mục nào được hoặc không được phép quyét tìm. Chắc rằng tệp tin loạii trừ hiện tại trên website của bạn không bị sử dụng sai, vô tình chặn các bọ tìm kiếm Googlebot. Bạn có thể kiểm tra tệp tin robots.txt của bạn để chắc rằng bạn sử dụng đúng với công cụ phân tích robots.txt tại Google Webmaster Tools ;
  • Nếu bạn sử dụng một hệ thống quản trị nội dung CMS, hãy chắc rằng hệ thống có thể xuất nội dung sao cho bọ tìm kiếm có thể quét site của bạn.
  • Hãy sử dụng tệp tin loại trừ robots.txt để ngăn việc đánh chỉ số các trang kết quả tìm kiếm hoặc các trang tự tạo nội dung mà không có giá trị cho người dùng đến từ các máy tìm kiếm.

Chỉ dẫn chất lượng

Những chỉ dẫn chất lượng sẽ đề cập dưới đây chỉ gồm hình thức miêu tả hoặc thực hành chung nhất, nhưng Google có thể có phản ứng chống lại những vận dụng không hợp lệ dù không được liệt kê ở đây (ví dụ, việc lừa dối người dùng đăng ký nhầm vào các website giả mạo trang nổi tiếng do gõ nhầm). Sẽ không thận trọng nếu viện cớ điều đó chỉ bởi vì một kỹ thuật gian trá nào đó không được trích trong chỉ dẫn này. Google phê chuẩn chỉ dẫn này. Quản trị Website sử dụng năng lực của họ tuân theo các qui tắc cơ bản sẽ cung cấp nhiều kinh nghiệm hơn cho người dùng và kết cục sẽ xếp thứ hạng cao hơn những người chỉ dùng thời gian của mình vào việc dò tìm các lỗ hổng để khai thác.

Nếu bạn tin rằng một trang web nào khác lạm dụng chỉ dẫn chất lượng của Google, hãy thông báo tại Google's Spam Report. Google ưu tiên phát triển các giải pháp bền vững và tự động cho các vấn đề bạn vừa thông báo nên Google sẽ nỗ lực giảm các xử lý thủ công trong cuộc chiến chống spam.

Các chỉ dẫn chất lượng cơ bản

  • Tạo trang web vì người dùng thường, không phải cho các máy tìm kiếm. Đừng làm thất vọng người dùng hoặc hiển một nội dung cho máy tìm kiếm khác với nội dung hiển thị cho người dùng, kỹ xảo này được biết đến dưới tên gọi là "cloaking" (che đậy);
  • Tránh các tiểu xảo nhằm tăng thứ hạng trên máy tìm kiếm. Một câu hỏi kiểm tra có ích là "Điều này giúp người dùng không ? Liệu tôi phải làm gì nếu như máy tìm kiếm không tồn tại ";
  • Không tham gia vào các chương trình trao đổi liên kết để tăng thứ hạng hay chỉ số PageRank site của bạn. Đặc biệt, tránh liên kết đến site spam hoặc tới "những người láng giềng tồi" bởi thứ hạng của chính website của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngược lại từ các liên kết này;
  • Không sử dụng các chương trình máy tính để đăng ký trang, kiểm tra thứ hạng, v.v. Những chương trình này hao tốn tài nguôn và vi phạm điều khoản sử dụng. Google không khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm như WebPosition Gold gửi truy vấn tự động và lập trình tới Google.

Chỉ dẫn chất lượng đặc biệt

  • Tránh sử dụng nội dung ẩn hay liên kết ẩn;
  • Không sử dụng kỹ thuật che đậy cloaking hay chuyển hướng sneaky;
  • Không gửi các truy vấn tự động tới Google;
  • Không tạo trang với các từ khóa không liên quan tới nội dung;
  • Không tạo các nhiều trang, các tên miền con hay tên miền với nội dung trùng lặp;
  • Không tạo trang với các mã độc ví dụ như lừa đảo phishing hay cài đặt virus, trojans hay gián điệp;
  • Tránh tạo các trang sau, trang chỉ cho máy timf kiếm hoặc các chương trình liên kết ít hoặc không có nội dung độc đáo;
  • Nếu bạn tham gia vào một chương trình liên kết, hãy đảm bảo rằng trang của bạn tăng thêm giá trí. Cung cấp nội dung độc nhất và có liên quan sao cho người dùng có lý do quay lại ghé thăm trang.

Nếu bạn thấy rằng website của bạn không đáp ứng các chỉ dẫn trên, hãy sử đổi lại sao cho thỏa mãn các tiêu chí trên sau đó bạn có thể gửi yêu cầu xem xét lại website với Google.



Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Chỉ dẫn của Google cho webmaster

Cach dang ky o dyndns.org :

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Ban co san sang lam bat cu dieu gi de tro thanh nha kinh doanh thanh cong khong?

Số lượt xem: 368
Gửi lúc 08:40' 01/10/2009

Bạn có sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành nhà kinh doanh thành công không?

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đủ nhân cách và khéo léo để trở thành một nhà kinh doanh giỏi? Có trên 1500 công ty kinh doanh hoạt động tại Hoa Kỳ, mỗi công ty đòi hỏi ông chủ của mình tập trung quá nhiều kỹ năng khác nhau.



Tôi nghe nói vài công ty có nhiều nhân viên từ các hiệp hội giảm biên chế, người trước đây của CEOs và CFOs,…Các công ty khác thì qủa quyết rằng họ không thích những ứng cử viên có quá nhiều kinh nghiệm. Vài công ty thì muốn có ứng cử viên được đào tạo về tiếp thị và bán hàng, trong khi một số công ty khác lại cần người chưa có kinh nghiệm để sau đó họ đào tạo theo cách của họ.

Khó hiểu ư? Bạn sẽ còn gặp rất nhiều trường hợp tương tự! Nhưng có một vài điểm mấu chốt mà bạn nên nhận biết để quyết định nếu như việc kinh doanh đó đem lại công việc cho bạn. Bạn có bỏ lỡ cơ hội trở thành ông chủ kinh doanh không? Hãy lưu ý các điều sau:

Tạo mối liên hệ

Một nhà kinh doanh giỏi cần có những mối quan hệ tốt. Có vẻ hiển nhiên, đúng không? Hãy suy nghĩ  kỹ về điều này. Với công việc hiện tại và cả công việc trong quá khứ, bạn có thật sự thích làm việc với mọi người? 

Một nhà kinh doanh sẽ cần phải điều khiển các nhân viên của mình đồng thời có thể giữ họ lại bên mình. Bạn cần phải xây dựng được sự mong muốn, lòng trung thành và niềm tin tưởng từ khách hàng của bạn. Trong nhiều trường hợp, vai trò của người chủ kinh doanh sẽ tạo nên các mối liên hệ trong xã hội khi tham gia vào các tổ chức hành chính và tạo ra các mắt xích liên hệ với nhiều nhóm người.

Nếu bạn thực sự là người có tinh thần làm việc tập thể, bạn đã sỡ hữu một trong những tài sản có giá trị để nắm giữ được việc kinh doanh thành công rồi.

Theo đúng nguyên tắc

Nhiều người nghĩ rằng để trở thành ông chủ, bạn phải thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Quá trình này dành cho những ai từng bước có thể đảm đương và đối diện với thử thách

Điều đó không đúng hoàn toàn trong kinh doanh. Nếu một ai đó đã thực sự vào việc, kiểm tra tiến trình và xác minh hệ thống công việc, người thông minh sẽ chú ý và theo dõi hệ thống đó. Người này sẽ thực sự đạt được thành công.

Những ai biết cách lắng nghe và học hỏi từ người khác sẽ tránh được những sai lầm, cạm bẫy trong các mối quan hệ trong kinh doanh và người này sẽ đạt được thành công sớm. Đây là điều cốt lõi trong kinh doanh.

Luôn sẵn sàng hỏi để được giúp đỡ.

Cũng tương tự như vậy, một nhà kinh doanh giỏi là người luôn sẵn lòng giúp đỡ và ủng hộ đối tác của mình. Ở hầu hết các công ty kinh doanh, có nhiều nhóm người sẽ huấn luyện bạn theo từng hướng kinh doanh. Có người để bạn hỏi khi cần giúp đỡ. Sẽ có người đến và hướng dẫn cho bạn cách tiến hành. Điều này tuỳ thuộc vào cách bạn học theo sự hướng dẫn và làm theo những lời khuyên thôi. Khi bạn thành công thì công việc kinh doanh của bạn đã thành công rồi đấy.

Làm bất cứ việc gì.

Sẽ không có sự thay thế nào đối với công việc khó khăn, đặc biệt là trong suốt năm đầu tiên. Một nhà kinh doanh thành công là người sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thực hiện công việc. Họ sẽ hướng dẫn cho nhân viên của họ bằng các ví dụ. Họ bỏ ra  bất cứ thời gian cần thiết nào miễn sao công việc được thực hiện.

Nếu như bạn hiểu rằng điều gì mang đến thành công cũng như động cơ gì đã thúc đẩy thành công của bạn, bạn đã có những bước ngặt trong kinh doanh rồi đó.

Tránh rủi ro.

Tự mình bắt đầu kinh doanh sẽ phải đối mặt với những rủi ro khá lớn. Mua một giấy phép kinh doanh sẽ giảm thiểu được rủi ro. Thực tế, nhà kinh doanh thành công tiêu biểu cho việc chống đối sự rủi ro. Họ muốn tối thiểu rủi ro của họ đến mức có thể và do đó họ chọn hệ thống kinh doanh mạnh có tiếng tăm. 

Nếu như bạn muốn đối đầu với những rủi ro táo bạo, kinh doanh có lẽ không dành cho bạn. Nếu bạn là người cẩn thận và nghiên cứu thấu đáo việc bạn kinh doanh với mục đích gì, kinh doanh sẽ đem đến thắng lợi mỹ mãn cho bạn.  

Bạn có được bao nhiều năng lực đây? Không giống như sự điều tra trên tạp chí liên quan đến sức khỏe, bạn không được mắc sai lầm mà vẫn trong tình trạng tốt. Bạn cần phải hội tụ tất cả các đặc tính ở trên để tự mình trở thành ứng cử viên sáng giá trong kinh doanh.

Nhiệm vụ mới bạn cần cân nhắc  là công việc kinh doanh của bạn và số tiền bỏ ra là tiền của bạn. Bạn sẽ muốn luôn thuận lợi để được thành công. Do đó trước khi bạn bắt đầu nghiên cứu vào công ty kinh doanh nào, hãy tự định giá tài sản mình đang có và liệu chúng có phù hợp với cơ hội kinh doanh đó không.

Không có gì thú vị hơn là tự mình hướng con tàu theo con đường riêng của mình, phải cố gắng tránh những va chạm trong suốt hành trình thôi.

Steve Hockett (Dã Quỳ - Công ty Thương Hiệu LANTABRAND - sưu tập và lược dịch từ franchoice.com)
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Bạn có sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành nhà kinh doanh thành công không?

Doi mat voi nhung loi chi trich

Số lượt xem: 675
Gửi lúc 08:41' 24/04/2010

Đối mặt với những lời chỉ trích

Khi bị mọi người chỉ trích, cách tốt nhất của bạn là gì? Hãy xuất hiện và dũng cảm đối mặt với những lời chỉ trích đó.

Đối mặt. Hãy cho những người chỉ trích thấy bạn là một nhà lãnh đạo như thế nào. Thái độ trốn tránh chỉ có lợi cho họ. Nó giúp họ thoải mái thêu dệt hình ảnh của bạn theo ý mình - ác quỷ, mị dân, hay kẻ vô tích sự. Bằng việc đối mặt cho thấy bạn không hề e sợ.

Công khai. Có thể mời các phương tiện truyền thông, quay lại cuộc họp hoặc phát nó trên một trang web được kiểm soát việc truy cập. Bằng cách này bạn đã chứng tỏ sự minh bạch của mình và thể hiện bạn sẵn sàng đấu tranh với bất cứ ai có ý kiến bất đồng. Quay phim cũng là một thử thách đối với mọi người buộc họ phải có những hành vi ứng xử tốt nhất bởi hành động của họ đang được ghi lại.

Điềm tĩnh. Khi bị một người chỉ trích thẳng vào mặt, hãy hít thở thật sâu. Đó là một cách để tăng trọng lượng tiếng nói của họ và làm giảm của bạn. Hãy nói một cách thận trọng và bình tĩnh. Càng kiểm soát tốt cảm xúc của mình, sự thể hiện của bạn sẽ càng mạnh mẽ hơn.

itGatevn_2010040702.jpgThừa nhận thiếu sót của mình. Đối đầu trực tiếp với những lời chỉ trích cũng là một cơ hội để thừa nhận những thiếu sót của bản thân bạn. Hãy nói điều đó một cách tha thiết, nghĩa là, thể hiện nó thông qua từng lời nói và cảm xúc mà bạn cho là tốt nhất. Đồng thời, không nên che giấu khuyết điểm. Hãy làm một cách tự tin và trung thực, kể cả khi thừa nhận những sai lầm của mình.

Phê bình thận trọng. Tâm điểm có thể là bạn, nhưng sức nóng lại phụ thuộc vào những lời phê bình của bạn. Hãy trả lại tương xứng với những gì bạn nhận được, nhưng để làm được điều này đòi hỏi bạn một khả năng ngoại giao nhạy bén. Cách tốt nhất là điều có lợi cho bạn cũng như cho tất cả mọi người. Nó thể hiện lòng nhân đạo của bạn.

Nụ cười thường trực. Làm nhẹ bớt mọi thứ thông qua việc thư giãn các cơ trên khuôn mặt của bạn. Điều đó thể hiện rằng bạn vẫn còn kiểm soát được bản thân. Hãy cười khi thích hợp, nhưng đừng bao giờ cười ngớ ngẩn. Cũng đừng để họ thấy bạn đổ mồ hôi. Nụ cười giúp cho bạn điều hành mọi chuyện tốt hơn.

Khiến họ muốn biết nhiều hơn. Hãy biết cách kết thúc cuộc tranh luận. Bạn có thể phá hoại những ý tưởng tốt thông qua việc nói ra nó. Hãy biết cách kết thúc cuộc tranh luận và để mọi người tiếp tục bàn thảo về nó.

Khi cuộc tranh luận đã nóng lên, đối mặt với những người chỉ trích bạn nhất là một cách tuyệt vời để nói lên rằng bạn đang kiểm soát bản thân tốt như là thông điệp của mình. Đối đầu trực diện với những người phản đối bạn là một biện pháp mạnh để chứng minh rằng bạn có đủ khả năng lãnh đạo.


Xem tiếp
Nguồn tin: itgatevn.com.vn

Bản gốc: Thiết kế website - Đối mặt với những lời chỉ trích