Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Tuong lai cua thuong mai dien tu (c5)

Số lượt xem: 1147
Gửi lúc 00:30' 31/07/2009

Tương lai của thương mại điện tử (c5)

Chương V: Đừng để tuột mất cơ hội kinh doanh


Tôi không bán công nghệ. Tôi bán ước mơ. (
John Chambers - Tổng Giám đốc Cisco Systems)

Cuối cùng chúng ta hãy thảo luận them TMĐT có thể thành công như thế nào. Các vấn đề nan giải nằm ở chỗ nào? Đây là một vấn đề mà mọi người đang bàn cãi, đặc biệt sau khi cổ phiếu Inter net mất giá. Trong thực tế, bất cứ cái gì đều cso thể đổ vỡ. Vấn đề không thuộc về bản thân Internet mà các nhà đầu tư đã gây ra vấn đề

1- Sắp kết thúc giai đoạn trứng nước của thời đại mạng
Khi hoa tuy-líp và hoa lan đều là mốt thời thượng thì mọi người đổ xô đầu tư vào chúng dẫn đến một sự đổ vỡ. Khi nó đạt tới điểm mà cung không đáp ứng cầu, các nhà đầu tư rót tiền mà không cần xem xét kỹ lưỡng. Đến lúc mà họ thấy rõ bức tranh thị trường thì lòng tin của họ bắt đầu lung lay. Thời điểm mà lòng tin của nhà đầu tư mất thì bong bóng xà phòng vỡ tung.

Cổ phiếu của Internet có giá trị không? Câu trả lời là có.
Khi tôi mua cổ phiếu, tôi nhìn vào giá trị hiện tại và tương lai. Các cổ phiếu Internet có thể được phân thành hai loại. Loại thứ nhất của các công ty cung cấp cơ sở hạ tầng. Loại thứ hai của các công ty tham gia vào các hoạt động thương mại triển khai trên cơ sở hạ tầng, nghĩa là TMĐT. Nó rất giống với cách thức các lĩnh vực kinh doanh siêu thị, thực phẩm và đồ uống bắt đầu như thế nào trong thời đại công nghiệp sau khi các toà nhà và đường xá được xây dựng.

Khi chúng ta bước vào xã hội mạng, tất cả các phương tiện cơ bản và phần cứng vẫn được xây dựng. Hiện tại Internet vẫn chưa phải là phổ biến. Chỉ 3% dân số thế giới được sử dụng Internet. Điều này có nghĩa là số lượng các cửa hàng trực tuyến lên tới 20%, tương đương với tỷ lệ mà thế giới được công nghiệp hoá thì nhịp sống của TMĐT mới có thể tương đương với phương thức mua bán hiện tại.  Với nền tảng hiện tại, TMĐT vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Tới năm 2005 khi nền tảng mạng hoàn thành và khi số người sử dụng Internet có thể so sánh được với dân số công nghiệp hoá thì các cơ hội kinh doanh lớn mới có thể được tạo ra.

Cổ phiếu Internet ở Mỹ rất có giá. Đó là do Mỹ có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất và họ chiếm tới hai phần ba số người vào mạng. Trừ Mỹ ra thì chỉ 1% dân số thế giới đã hoà mạng Internet. Đó là một thị trường nhỏ bé. Nhưng với cái nhìn lạc quan của Mỹ về Internet, thì chúng ta cũng sẽ theo sau. Trong khi TMĐT còn chưa phát triển rộng rãi, mọi người coi nó như một trò chơi may rủi. Với thị trường chứng khoán Mỹ dẫn dắt, nhiều người bắt đầu mua cổ phiếu Internet mà không hiểu đầy đủ sự cần thiết của nó. Và những người này bán lại số cổ phiếu cho những người ngây thơ hơn họ dẫn tới một hoạt động đầu cơ tích trữ. Các nhà đầu cơ không biết gì về giá trị của nó và thếiu khả năng đánh giá cơ bản. Họ cũng không hiểu toàn bộ hệ thống. Khi họ nhận ra rằng không ai kiếm được tiền cả thì họ mất lòng tin.

Trong thực tế, cổ phiếu Internet rất có tương lai. Tương lai của chúng là trong vòng 5 năm tới, trước khi cơ sở hạ tầng cơ bản được hoàn thành và số lượng khách hàng đủ lớn thì tầng hoàn chỉnh và có thể tự vận hành hoặc cho các bên thứ ba thuê như một thị trường ảo thì kết quả sẽ sáng tỏ.

Nếu tương lai là thời đại mạng thì hiện tại phải là "thời quá khứ" của thời đại mạng. Những người sử dụng Internet thường phải chờ đời và do đó lãng phí rất nhiều thời gian quý giá trong lúc vào mạng. Đôi khi, mạng băng rộng được thiết lập và việc kết nối trực tuyến không còn là vấn đề nữa. Mọi người sẽ kết nối thường trực vào mạng. Cũng như vậy với tất cả các thiết bị điện khác, một cái ấn nút sẽ đưa một thiết bị lên mạng trực tuyến. Sẽ không còn sự chờ đợi nữa. Khi điều đó xảy ra, con người, phương tiện và cơ sở dữ liệu sẽ được liên kết với nhau. Đó là lúc có một xã hội mạng thực sự. Nó có thể được thực hiện vào năm 2003.

Một số người sẽ hỏi tại sao họ cần đầu tư ngay từ bây giờ trong khi cơ sở hạ tầng cơ bản chỉ có thể hoàn thành vào năm 2005. Tại sao không đợi đến năm 2003 khi mà mạng băng rộng đã sẵn sàng? Rồi thì có những người khác nghĩ rằng việc tham gia sớm vào thị trường sẽ tạo cho họ một lợi thế vì họ đã xây dựng được danh tiếng đối với người tiêu dùng của họ. Việc sớm xuất hiện sẽ có lợi trong việc thiết lập thương hiệu trong lòng người sử dụng. Kinh nghiệm, khách hàng, năng lực và cơ sở dữ liệu tích luỹ được sẽ tạo cho họ chỗ đứng tốt. Chi phí nhân lực và mức độ sai lầm cũng sẽ thấp hơn. Điều này có nghĩa là đến thời điểm chín muồi bạn sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Tất cả các khoản đầu tư sớm của bạn sẽ không bị lãng phí.

Sớm nắm lấy cơ hội hiển nhiên là tốt nhưng nó cũng có nhược điểm. Kịch bản có thể xảy ra là sẽ phải rót rất nhiều vốn vào trong suốt quá trình. Nó giống như việc quản lý một doanh nghiệp trong một toà nhà chưa được cấp điện, nước đầy đủ. Bất cứ khi nào việc cấp điện, cấp nước ngừng trệ thì sẽ phải tốn tiền khắc phục sự cố. Cuối cùng, có người có tểh sẽ mất hết vốn đầu tư và trở thành kẻ "tử vì đạo" đầu tiên của TMĐT. Do đó việc tham gia vào thị trường sớm hay muộn có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà đầu tư sử dụng tiền vốn và duy trì vốn theo thời gian như thế nào.

2- Chìa khoá dẫn đến TMĐT thành công
Tỷ lệ người truy nhập -> Xem trang giới thiệu sản phẩm -> Thành viên -> Đặt mua - Lặp lại các đơn đặt hàng

Khái niệm đúng của Internet là gì? Cách thức quản lý TMĐT thế nào là đúng? Yếu tố cần xem xét đầu tiên là tỷ lệ người truy nhập. Giả sử bạn mở một cửa hàng. Điều đầu tiên bạn cần làm là thu hút mọi người vào cửa hàng của bạn. Bạn có thể tặng bóng bay, quà hoặc mời những người nổi tiếng để thu hút sự chú ý đối với của hàng mới của bạn. Tương tự, khi bạn mở một cửa hàng trực tuyến, bạn cần có được tỷ lệ người truy nhập lớn, nghĩa là mọi người biết đến sự tồn tại của cửa hàng của bạn.

Nhưng nếu nhiều người đến cửa hàng của bạn chỉ để xem, tỷ lệ người truy nhập cao cũng không giúp ích gì cho cửa hàng của bạn cả. Bạn cần một tỷ lệ người xem trang giới thiệu sản phẩm cao. Điều này có nghĩa là khách hàng không chỉ dừng ở cửa của cửa hàng mà phải xem từng trang giới thiệu sản phẩm của cửa hàng đó. Để đạt được tỷ lệ người xem trang giới thiệu sản phẩm cao, bạn phải hướng dẫn khách hàng đọc các trang giới thiệu và tìm ra bạn đang bán cái gì và liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ không.

Thậm chí, một tỷ lệ người xem trang giới thiệu sản phẩm cao cũng còn chưa đủ. Sẽ là tốt nhất nếu khách hàng để lại tên và số điện thoại của họ để đăng ký trở thành một thành viên. Điều này có nghĩa là bạn có cơ hội liên hệ với họ. Một cổng thông tin có giá trị đầu tư hay không tuỳ thuộc vào sản phẩm và số lượng thành viên của nó. Nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Nó chưa thể được coi là TMĐT. Điều quan trọng nhất là khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Và một hợp đồng mua bán trực tuyến vẫn chưa đủ. Chúng ta muốn khách hàng sẽ còn quay lại với những đơn đặt hàng mới.

Ở châu Á, việc đánh giá không được làm một cách chi tiết. Ở Mỹ, một chủ cửa hàng phải đưa ra bằng chứng cho thấy anh ta có bao nhiêu khách thường xuyên. Nếu có 10.000 khách hàng thường xuyên, với mỗi khách hàng trị giá 50 USD thì cửa hàng đó có giá trị 500.000 USD. Tương tự, giá trị của một cổng thông tin phụ thuộc vào số khách hàng thường xuyên của nó.

Nhiều người rất hài lòng với việc thấy tỷ lệ người truy nhập cao, nghĩ rằng tỷ lệ đó nói lên giá trị cao. Thực tế, đây không phải tất cả  đối với TMĐT. Do đó, tỷ lệ người truy nhập cao không thể được sử dụng để tính giá trị của cửa hàng. Các cửa hàng trực tuyến và các cửa hàng truyền thống có chung một mục địch, đó là lợi nhuận. Đó là ý tưởng quan trọng nhất của TMĐT.

3- Tất yếu là E + T > T
Khi chúng ta ở vào thời đại mạng trong đó mọi người đều biết cách sử dụng Internet, thì sẽ có hai loại thương mại. Một loại là thương mại truyền thống T (Traditional) và loại khác là TMĐT (E-commerce). Mua một mặt hàng từ một cửa hàng truyền thống là còn T còn mua một mặt hàng trực tuyến là E. Sau khi TMĐT đi vào thế giới của chúng ta, một cuộc tranh luận dai dẳng đã diễn ra xem phương thức thương mại nào sẽ chiến thắng. Rất nhiều dự đoán đã được nêu ra xung quanh vấn đề này và cho đến nay vẫn chưa có gì kết luận được.

Các doanh nhân truyền thống coi TMĐT là một mối đe doạ khi nghĩ rằng TMĐT cuối cùng sẽ thay thế họ. Lo ngại này là kết quả của sự thiếu hiểu biết về TMĐT. Trong quá khứ, khi một cửa hàng hết hàng, chủ của hàng sẽ bảo con anh ta lấy xe đạp đi chở hàng bổ sung. Sau khi điện thoại được lắp đặt, tất cả những gì họ cần làm là gọi điện thoại đến nhà người bán buôn. Con cái họ không còn phải đạp xe đi tới nhà người bán buôn nữa. Điện thoại đã trở thành một phương tiện giao thông trong trường hợp này. Trong thực tế, đó là cách thức của TMĐT.

Ngày nay, sự việc cũng xảy ra tương tự như vậy. Bất kỳ cửa hàng nào đều coi TMĐT là một hình thức khác của điện thoại, một sự lựa chọn khác và một kênh thương mại thuận tiện khác. Đó là lý do  tại sao chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng thương mại truyền thống không biến ngay thành TMĐT qua 1 đêm. Sự biến đổi đột ngột có nghĩa là sẽ không được người tiêu tùng chấp nhận. Điều này có nghĩa là sẽ có một sự chuyển đổi từ từ và nó được gọi là bổ sung cho thương mại truyền thống sao cho mọi người có thể chấp nhận nó.

Ví dụ, một đại lý bán ô tô gửi tất cả dữ liệu về ô tô của anh ta và các dịch vụ mà anh ta và các dịch vụ mà anh ta cung cấp lên Internet hoặc gửi vào hộp thư thoại. Bên cạnh máy tính PC, một máy điện thoại cũng có thể được sử dụng để kết nối trực tuyến. Đó là một hình thức E + T. Nó cho phép những người khác biết ngay bạn đang bán những ô tô gì với giá bao nhiêu. Họ không cần tới thăm phòng trưng bày xe của bạn để có được những thông tin đó.

Bằng cách làm như vậy, tác động của sự thay đổi phương thức thương mại sẽ không quá lớn. Từng bước, tỷ lệ thương mại truyền thống sẽ giảm xuống. Đến thời điểm nào đó, bạn có thể cho khách hàng sử dụng thử ô tô trong môi trường ảo. Bạn có thể liệt kê giá cả của các xe ô tô cùng loại sao cho người khác có thể tiết kiệm được thời gian, so sánh giá cả. Thậm chí bạn có thể đưa ra các gói chào hàng đặc biệt để tránh sự tranh cãi khó xử về giá cả. Một khi bạn đã chiếm được lòng tin của khách hàng thì khách hàng có thể đặt hàng mua xe trực tuyến.

Ví dụ này cho ta thấy tỷ trọng của TMĐT trong tương lai sẽ lớn hơn. Mặc dù chúng ta đang trong giai đoạn quá độ, chúng ta không chỉ nhìn thấy ngày mai mà còn nhìn thấy tương lai. Từ tập đoàn lớn đến cửa hiệu cắt tóc, khám chữa răng nhỏ, bất cứ ai cũng có thể sử dụng Internet để thông tin cho khách hàng. Điều đó sẽ giúp khách hàng đỡ mất thời gian chờ đợi và cho phép hẹn hò giờ trước, từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống.

Sự chuyển đổi này khong chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm công sức của con người. Nếu bạn có thể mua cái gì đó chỉ bằng một cái nhấn nút thì có lý do gì khiến bạn phải thay đồ và ra khỏi ngôi nhà ấm cúng của bạn để mua thứ đó nữa không? Nếu bạn có thể tìm ra kích cỡ, chất liệu, tính năng và màu sắc của một sản phẩm trên mạng Internet thì việc gì bạn phải vất vả tìm kiếm trên đường phố nữa?

Đây là một giai đoạn quá độ. Giai đoạn này là cần thiết và không thể tránh khỏi. Khi tôi có một bài phát biểu ở Hàn Quốc, ông chủ nhiều siêu thị hỏi tôi: "Siêu thị của tôi là một cửa hàng thuận tiện. Khách hàng bước vào, nhặt một hộp Coca – Cola và một tờ báo rồi trả tiền cho người thu ngân. Tôi không cần TMĐT".

Tôi hỏi ông ta: "Cả hàng của ông có thể bày bán bao nhiêu mặt hàng?". Ông ta đáp: "Khoảng 2.500 đến 3.000".
Tôi hỏi lại ông ta: "Tại sao ông không bán 10.000 mặt hàng?". Ông ta đáp:  "Của hàng không đủ lớn". Tôi nói: "Thật đơn giản. Hãy bày bán 10.000 mặt hàng khác hoặc những mặt hàng chưa bày bán được trên Internet. Họ có thể đặt hàng với ông và nhận hàng tại nơi nào đó thuận tiện. Bằng cách này, ông có thể bán được nhiều thứ. TMĐT đã cho ông một kênh bán lẻ hai luồng. Điều đó có phải là cho ông nhiều cơ hội kinh doanh hơn không?"

Đó là một sự chuyển động thực tế. Một siêu thị có thể chứa 80.000 mặt hàng. Nhưng khách hàng có thể mệt mỏi khi xem xong 8.000 mặt hàng. Nếu siêu thị chịu bỏ ra 1% vốn đầu tư và để thiết lập một trạm Web và bày bán 80.000 món hàng trên Internet, một khách hàng chỉ cần đánh vào từ "vòng đeo" thì tất cả các loại vòng trang sức trong cửa hàng sẽ được hiện ra. Đây là một cách thức mua bán rất thuận lợi và không có phiền nhiễu.

Chi phí chung thấp đem lại lợi nhuận kinh doanh lớn – Đó là E + T > T
Không phải mọi người đều mua hàng trực tuyến. Nhưng Internet có thể giúp các nhà cung cấp bán nhiều mặt hàng hơn và hỗ trợ người tiêu dùng tìm ra cái mà họ muốn nhanh nhất. Đây là mô hình mua bán của kỷ nguyên mới. Nếu ý tưởng về TMĐT thâm nhập vàô mọi hiệu sách, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, mọi người sẽ thiết lập một cổng thông tin hoàn chỉnh, do đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn.

Tác động và cơ hội kinh doanh của TMĐT sẽ vượt qua thương mại truyền thống. Liệu máy tính có thể thay thế bộ óc của con người? Tất nhiên là không! Nhưng ai đó được trang bị máy tính chắc chắn sẽ hiệu quả hơn những người không có máy tính.

4- Một động lực mạnh
Các nghiên cứu gần đây của tôi về những ví dụ thành công của nhiều cổng thông tin TMĐT ở Mỹ cho thấy rằng TMĐT gây ra nhiều vấn đề hơn thương mại truyền thống. Thương mại truyền thống là một thực thể hữu hình. Nếu cửa hàng có một vị trí thuận lợi, cửa hàng được bày trí đẹp, giá cả thấp hơn những nơi khác và dịch vụ thật thuận tiện với khách hàng thì nó sẽ kinh doanh tốt. Uy tín của nó sẽ được truyền miệng.

Nhưng các cửa hàng trực tuyến và TMĐT giống như những dòng sông trong một sa mạc hoặc một đường mòn trong rừng hoang. Họ tiến hành kinh doanh trong một môi trường lạ. Làm thế nào để các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục thành công? Tôi đã suy nghĩ kỹ về vấn đề này sau khi nghiên cưu nhiều trường hợp tôi nhận ra rằng họ đều có một điểm chung. Họ có một động lực mạnh.

Trong 20 năm qua, ba thiên tài người Mỹ chưa hoàn thành chương trình đại học đã trở thành những người sáng lập ra Microsoft, Apple và Dell. Họ đã đưa vào thực tế những gì họ nghĩ ra và đã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc trước khi các đối thủ cạnh tranh bước vào thị trường. Mặc dù quá trình sáng lập là rất khó khăn nhưng nó là một ngành có tương lai sán lạn. Mọi người đều có cơ hội bình đẳng. Điều này tự nhiên tạo ra một động lực mạnh.

Nền kinh tế công nghệ thông tin thuộc về thời đại mạng. Moi người phải thích ứng với nó, đối mặt với nó và nắm lấy nó chứ không thể không muốn hoặc chống lại nó. Các doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược và mô hình kinh doanh của họ. Họ phải thay đổi và học cách theo kịp với thời đại, Internet đã cho ra đời một cuộc sống cá nhân và một đời sống doanh nghiệp trong một thế giới số. Mặc dù một số người đã nhận ra, có thể xác định được các vấn đề phát sinh và tiêu chuẩn hóa luật lệ thì sự thay đổi là không thể tránh được khi đối mặt với một thời đại kinh tế điện tử sắp đến. Chúng ta càng hành động sớm càng tốt.

Trong quá khứ, người giàu kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên như xăng dầu, đất đai và sắt thép. Các ông chủ lớn ngày nay như Bill Gates kiểm soát tri thức và tốc độ. Đây là tương lai của công nghệ thông tin (IT). Sự phát triển của IT ngày nay đã đi đến bước ngoặt. Nhưng tốc độ xảy ra của nó nhanh hơn nhiều so với hai cuộc cách mạng trước. Một ví dụ là lý tưởng về đồng đô la châu Âu đã được nêu ra lần đầu tiên cách đây 20 năm. Mãi đến gần đây, ý tưởng này mới được thực hiện. Nhưng giai đoạn lý tưởng của TMĐT có thể được thực hiện trong vòng 5 năm tới.

Cái mà chúng ta biết là Chính phủ sẽ chỉ quản lý dòng hàng. Trong vòng 30 năm tới, sẽ chỉ có nền kinh tế toàn cầu, công nghiệp bán lẻ vào năm 2010 sẽ cũng co lại. Do đó TMĐT phải nhìn vào các vấn đề mới từ một góc độ mới. Chúng ta phải phá vỡ suy nghĩ của cuộc cách mạng công nghiệp. Chúng ta không được coi ranh giới quốc gia là tốt nhất, chúng ta cần được giải phóng khỏi những suy nghĩ cũ và thay vào đó cần theo đủoi cuộc cách mạng.

Tương lai mà chúng ta có thể phác thảo ra từ bây giờ là một tương lai chịu chi phối bởi các dịch vụ điện tử. Các cộng đồng Internet sẽ chia sẻ thông tin và cơ sở hạ tầng Internet, sẽ tạo thành tài sản lớn nhất của tương lai. Do đó, một doanh nghiệp sẽ cần không ngừng sáng tạo và sáng tạo lại. Đây là tinh thần doanh nghiệp của thế kỷ 21, và đó là cái mà chúng ta gọi là "động lực".

5- Giành được khách hàng với tốc độ nhanh nhất
Khi một đài truyền hình phỏng vấnt một nhà vô địch cuộc chạy đua 100m, anh ta được hỏi anh đã cố gắng chạy lên trước đối thủ như thế nào ngay khi nghe tiếng súng. Anh ta trả lời: "Không tôi không nhìn thấy đối thủ. Tôi chỉ nhìn thấy đường kẻ trắng trước mặt tôi và tất cả những gì tôi nghĩ là phải đến đó trong khoảng thời gian ngắn nhất".

Và đây là một ví dụ thú vị khác. Hai người đi cắm trại ở một vùng núi cao và nghe thấy tiếng hổ gầm ngay bên cạnh. Một người trong số họ nhanh chóng đeo giày chạy trong khi người kia hỏi mỉa mai anh bạn liệu anh ta có thể chạy thoát khỏi con hổ không. Người đeo giày trả lời: "Tôi không thể. Nhưng tôi chỉ cần chạy thoát khỏi anh là được".

Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng của tốc độ. Người đầu tiên tập trung vào nhiệm vụ của anh ta vận dụng hểt khả năng của anh ta và cuối cùng đã về đích trước tiên. Người thứ hai không ngần ngại và nhanh chóng hành động để sống sót với cái giá phải trả mất anh bạn đi cùng. Trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh từ các đối thủ. Họ phải có chiến lược đem lại lợi ích cho họ trong thời gian ngắn nhất có thể được. Họ phải nhìn vào khách hàng chứ không phải các đối thủ cạnh tranh.

Do công nghệ không còn là điểm then chốt của sự cạnh tranh nên bất kỳ ai có thể nhìn thấy nhu cầu của người tiêu dùng đầu tiên và đáp ưng các nhu cầu đầu tiên sẽ là người chiến thắng. Amazon không có công nghệ hiện đại. Nó chỉ đơn thuần giới thiệu nhiều sách hơn qua Internet và phân loại sách để giúp người đọc tìm kiếm quyển sách mà họ cần nhanh hơn. Những dịch vụ theo yêu cầu như thế đã giúp công ty thành công.

Bill Gates nói: "Tốc độ quyết định một doanh nghiệp thành công hay thất bại". Tuyên bố này không có nghĩa là nâng cao năng suất và đẩy nhanh công việc hành chính bằng cách sử dụng các công cụ số. Nó chỉ có nghĩa là tự động hóa các thủ tục cũ và không ảnh hưởng đến năng suất của một doanh nghiệp theo một phương thức cách mạng hóa.

Chúng ta phải khai thác hết công nghệ số để tạo ra các thủ tục mới; cho phép công nhân trở thành các tài năng với sự toàn vẹn tinh thần, đầy năng lực, siêng năng và hãy để họ đạt được đỉnh cao của họ; tìm ra cách nhanh nhất để hành động trong môi trường kinh doanh không ổn định. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể tận dụng được các cơ hội kinh doanh nảy sinh từ một dòng thông tin liên tục.

Bất cứ doanh nghiệp hoặc doanh nhân có tầm nhìn xa nào đều hiểu tầm quan trọng của các hành động kịp thời.
Công ty đi đầu của thế giới mạng Cisco System, đã ra đời khoảng 15 năm. Sản phẩm chính của nó là các bộ định tuyến, chuyển mạch Internet và các thiết bị khác. Thị phần toàn cầu của nó đạt khoảng 80%. Một nửa hoạt động kinh doanh của nó được tiến hành qua Internet. Nó cần rất ít nhân lực. Khẩu hiệu của Cisco là: trong thế giới kinh doanh tương lai sẽ không còn chuyện doanh nghiệp lớn thôn tính doanh nghiệp nhỏ. Vấn đề chỉ là tốc độ.

Khi mọi người có thể nhận thông tin nhanh, các doanh nghiệp phải nhanh mới thàn công được. Do công nghệ đã cho chúng ta nhiều sự lựa chọn, một dòng thông tin hiệu quả sẽ đem lại những điều đã từng là không thể trong quá khứ. Các doanh nghiệp sẽ có thể xác định được khách hàng tiềm năng và tìm cách thỏa mãn họ không chút trậm chễ. Thậm chí, nếu bạn không có vốn, bạn vẫn có thể sử dụng kinh nghiệm, kiến thức, ý tưởng và khả năng đánh giá của bạn để kiếm được nhiều tiền. Quan trọng hơn, bạn phải có được những ý tưởng vĩ đại trước khi ai đó có được.

Chỉ khi nào sự khám phá, thỏa mãn và sáng tạo gặp nhau chúng mới có giá trị.
TMĐT hiện đang còn gặp rất nhiều trở ngại. Nó phải liên tục xây dựng lòng tin của khách hàng. Hệ thống kinh tế mới này cần kiến thức để duy trì nó và sự thịnh vượng công cộng để giúp nó phát triển. Sự kiểm soát của chính phủ đối với TMĐT sẽ bị hủy bỏ do Internet. Việc kiểm soát thông tin sẽ trở nên tốn kém hơn và cuộc cách mạng IT sẽ là xu hướng toàn cầu hóa và Internet di động đang trở thành một loại tri thức. Sẽ đến lúc cá sản phẩm công nghệ và dịch vụ số cất cánh.

Để thích ứng với cái gọi là kỷ nguyên kinh tế điện tử của tương lai, các yếu tố sau đây là các điều kiện tiên quyết: nhanh, liên tục, dễ dàng và đáng tin cậy. Việc sử dụng thông tin kịp thời sẽ nhân đôi sự giàu có của chúng ta và cho phép các nguồn lực được chia sẻ để tạo ra một tình huống cùng có lợi.

Để hiểu TMĐT không khó và nó cũng không phải là một quá trình phức tạp. Nó là cái gì đó mà ngay cả những người già có thể tham gia được. Sự kết nối và cấu hình của các máy điện thoại di động tương lai sẽ đưa thương mại di động lên tới đỉnh cao chưa từng có, vượt xa so với những gì các máy tính PC đem lại ngày hôm nay. Khi ấn một nút, một giao dịch hoặc một hợp đòng đã được ký kết. Sẽ không cần bất kỳ cuộc họp kín hoặc các hội nghị lớn nào nữa.

Đây là bước phát triển vĩ đại mà con người đang trải qua và là giai đoạn được thực hiện bởi các ngón tay chứ không phải bàn chân của chúng ta. Đừng để các cơ hội kinh doanh tuột khỏi bàn tay của bạn. TMĐT sẽ đem lại một đời sống tự chủ hơn, đơn giản hơn và nên văn minh mới. Tôi hy vọng khi bạn đã hiểu đầy đủ về thương mại và tài chính điện tử, bạn sẽ có thể điều khiển chúng và tạo ra các cơ hội cho riêng bạn. Hãy trở thành một con người của thông tin và dạo chơi trong không gian điện tử.
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tương lai của thương mại điện tử (c5)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét