Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Cach danh gia cua BSA ve ti le vi pham ban quyen phan mem

Số lượt xem: 215
Gửi lúc 09:57' 10/05/2010

Cách đánh giá của BSA về tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm

Như thường lệ, trong tháng 5 này BSA lại đưa ra số liệu thống kê về tỉ lệ vi phạm bản quyền tại các nước. Sẽ không có gì đáng nói, nếu như tỉ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ trong suốt 3 năm: 2007, 2008, 2009 ở mức 85%. Liệu con số này có đồng nghĩa với việc bao nhiêu công sức, tiền của để chuyển sang nguồn mở ở VN là vô nghĩa, hay cách đánh giá của BSA có vấn đề?

Tỉ lệ phần mềm trong máy tính: 41% dùng lậu, 45% có bản quyền và 15% là mã nguồn mở/miễn phí. Ảnh: BSA 2009.

Với tỉ lệ 85%, thì Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm những nước vi phạm bản quyền phần mềm (VPBQPM) cao nhất thế giới. Tất nhiên, nhiều tổ chức nhà nước cũng như nhiều công ty phần mềm của chúng không thừa nhận con số này. Tác giả bài viết thì nghĩ, mặc dù BSA dùng mọi cách để bắt người dùng mua bản quyền (kể cả tố cáo sếp), nhưng đây là tổ chức lớn nhất thế giới về phần mềm doanh nghiệp, được hậu thuẫn bởi các công ty tầm cỡ, thì số liệu của họ không thể sai. Vấn đề là: con số họ đưa ra nói lên điều gì?

Đi tìm hiểu cách tính của BSA, thì mọi việc trở nên rõ ràng. Xin tóm tắt cách tính của BSA (tại mỗi nước):

  • Thống kê số lượng máy tính (để bàn, MTXT và netbook), và số lượng máy cài phần mềm trong năm.
  • Ứng với mọi vị trí địa lí, mọi thành phần người sử dụng, thống kê số phần mềm mỗi loại cài trong máy của họ.
  • Thống kê số lượng phần mềm được bán ra trong năm.
  • Các "loại" bao gồm: HĐH, phần mềm bảo mật, ứng dụng văn phòng, phần mềm chuyên ngành... Mức giá cũng chia làm nhiều loại: giá bán lẻ, bán sỉ, OEM và phần mềm miễn phí
  • Từ ma trận trên, tính giá trị trung bình của một phần mềm

Với các số liệu trên, BSA xác định số phần mềm đang sử dụng, số phần mềm được bán ra. Từ đó tính tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm và giá trị tổng khối lượng vi phạm (đã vượt quá 50 tỉ USD từ năm ngoái).

Có vài điều cần lưu ý trong cách tính này.

Thứ nhất, số lượng phần mềm có bản quyền tăng, chưa chắc tỉ lệ VPBQPM giảm. Lí do là số lượng máy tính bán ra tăng. Các cơ quan nhà nước mua máy tính ít hơn, nhưng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ lại mua rất nhiều máy mới. Những máy này đa số sử dụng phần mềm không có bản quyền.

Thứ hai, thế phần mềm miễn phí thì sao? Theo cách tính trên, giá phần mềm miễn phí là 0. Cho dù bạn cài bao nhiêu phần mềm miễn phí đi chăng nữa, tỉ lệ vi VPBQPM vẫn không đổi. Điều này có thể vô lí với người sử dụng, nhưng lại hợp lí với các công ty phần mềm. Chẳng hạn, công ty bạn có 2 máy tính, mỗi máy chạy Windows giá 2 triệu, Office giá 3 triệu, và bạn chỉ mua 1 bản quyền cho Windows (2 triệu), tỉ lệ phần mềm có bản quyền của bạn là 25%, và bạn gây "thiệt hại" 8 triệu cho ngành phần mềm. Con số này không đổi, cho dù bạn có cài thêm Ubuntu hoặc OpenOffice vào các máy này mà không xoá Windows hoặc Office. Để giảm tỉ lệ vi phạm, cách duy nhất là gỡ Windows/Office và dùng phần mềm miễn phí, hoặc trả tiền bản quyền.

Thứ ba, thế còn máy tính tự ráp, làm sao thống kê? Đây cũng là vấn đề mà BSA đang tìm cách trả lời. Với các thị trường như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ... rất nhiều máy tính được người sử dụng tự lắp ráp. BSA trong mấy năm qua vẫn liên tục tìm cách hiệu chỉnh con số này ở từng nước để có số liệu chính xác nhất.

Hi vọng bài viết này đã làm sáng tỏ một số chi tiết về cách tính của BSA. Mặc dù cách tính này thiên vị một bên, nhưng là một cách tính chính xác và khoa học. Đương nhiên, chúng ta vẫn có thể tính cách khác, ra kết quả khác, vẫn chính xác và khoa học! Chẳng hạn như đếm số ứng dụng văn phòng được cài đặt, lấy số lượng không có bản quyền chia cho tổng số (kể cả phần mềm miễn phí) để ra tỉ lệ vi phạm bản quyền. Tỉ lệ này sẽ thấp hơn số liệu BSA công bố. Cả hai số liệu đều chính xác, nhưng chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của mỗi con số. Đứng riêng một mình, con số "85%" là vô nghĩa.


Xem tiếp
Nguồn tin: thongtincongnghe

Bản gốc: Thiết kế website - Cách đánh giá của BSA về tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét