Số lượt xem: 858
Gửi lúc 11:57' 31/07/2009
Giới thiệu - Sơ lược về ngôn ngữ PHP (p7)
Bài 7 - HÀM
Hàm do người dùng định nghĩa
Trong lập trình, có một số đoạn mã được dùng nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau trong chương trình. Sẽ rất phiền và khó sửa lỗi nếu như ta phải viết lặp đi lặp lại 1 đoạn mã đó ở nhiều nơi. PHP cung cấp một giải pháp đó là hàm do người dùng định nghĩa. Ta có thể đưa đoạn mã đó vào trong 1 hàm, và ở chỗ nào cần dùng đoạn mã đó ta chỉ cần gọi hàm, khi cần sửa đổi, ta chỉ cần sửa đổi 1 chỗ duy nhất là nội dung của hàm chứ không cần phải sửa ở nhiều nơi trong chương trình.
Cú pháp để tạo 1 hàm do người dùng định nghĩa như sau:
function tênHàm($tham_số1, $tham_số2, ..., $tham _sốn) {
//thân hàm
echo "Testing";
return $kết_quả_trả_về;
} //end
Khi cần sử dụng hàm ở chỗ nào, ta chỉ cần dùng cú pháp tênHàm(các tham số cần thiết);
Ví dụ:
Lưu ý: Tên hàm cũng như tên biến chỉ bao gồm các ký tự chữ cái (a..z, A..Z), chữ số (0..9) và ký tự gạch dưới (_), ngoài ra tên hàm không được bắt đầu bằng chữ số, nhưng được phép bắt đầu bằng ký tự gạch dưới (tên hàm khác với tên biến chỗ này). Tên hàm trong PHP phân biệt chữ hoa và chữ thường, tức là testing và Testing là 2 tên hàm khác nhau.
Tham số của hàm
Hàm có thể nhận vào các tham số, ví dụ:
Ở ví dụ trên, lời gọi hàm testing(123); sẽ in ra dòng Tham số là 123 và lời gọi hàm testing("abc"); sẽ in ra dòng Tham số là abc.
Ta có thể gán giá trị mặc định cho tham số của hàm:
Khi tham số tương ứng của hàm không được truyền, tham số đó sẽ nhận giá trị mặc định. Đoạn chương trình ví dụ ở trên khi chạy sẽ in ra dòng Tham số là mặc định.
Giá trị trả về từ hàm
Hàm còn thể trả về 1 giá trị cho nơi gọi:
Đoạn chương trình trên khi chạy sẽ in ra số 4. Câu lệnh return biểu_thức; sẽ kết thúc hàm và trả về giá trị của biểu_thức cho nơi gọi.
Xem tiếp
Hàm do người dùng định nghĩa
Trong lập trình, có một số đoạn mã được dùng nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau trong chương trình. Sẽ rất phiền và khó sửa lỗi nếu như ta phải viết lặp đi lặp lại 1 đoạn mã đó ở nhiều nơi. PHP cung cấp một giải pháp đó là hàm do người dùng định nghĩa. Ta có thể đưa đoạn mã đó vào trong 1 hàm, và ở chỗ nào cần dùng đoạn mã đó ta chỉ cần gọi hàm, khi cần sửa đổi, ta chỉ cần sửa đổi 1 chỗ duy nhất là nội dung của hàm chứ không cần phải sửa ở nhiều nơi trong chương trình.
Cú pháp để tạo 1 hàm do người dùng định nghĩa như sau:
function tênHàm($tham_số1, $tham_số2, ..., $tham _sốn) {
//thân hàm
echo "Testing";
return $kết_quả_trả_về;
} //end
Khi cần sử dụng hàm ở chỗ nào, ta chỉ cần dùng cú pháp tênHàm(các tham số cần thiết);
Ví dụ:
Trích:
<?php function testing() { echo "Testing gunction"; echo 1; echo 2; echo 3; } //end testing testing(); testing(); testing(); ?> |
Tham số của hàm
Hàm có thể nhận vào các tham số, ví dụ:
Trích:
<?php function testing($a) { echo "Tham số là $a"; } //end testing testing(123); testing("abc"); ?> |
Ta có thể gán giá trị mặc định cho tham số của hàm:
Trích:
<?php function testing($a="mặc định") { echo "Tham số là $a"; } //end testing testing(); ?> |
Giá trị trả về từ hàm
Hàm còn thể trả về 1 giá trị cho nơi gọi:
Trích:
<?php function binh_phuong($a) { $ketqua = $a * $a; return $ketqua; } //end testing echo binh_phuong(2); ?> |
Xem tiếp
Bản gốc: Thiết kế website - Giới thiệu - Sơ lược về ngôn ngữ PHP (p7)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét