Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Banner quang cao nen hoc hoi cac bang quang cao ngoai troi

Số lượt xem: 261
Gửi lúc 21:24' 16/02/2011

Banner quảng cáo nên học hỏi các bảng quảng cáo ngoài trời

Banner quảng cáo là hình thức quảng cáo đã được kiểm chứng có thể mang đến những kết quả to lớn giúp sinh lời trên nguồn vốn đầu tư. Vậy thì đâu là lý do những người làm quảng cáo vẫn lưỡng lự trong việc sử dụng chúng?

Có lẽ bởi vì banner quảng cáo ngày nay quá tràn lan với nội dung tồi, phiền nhiễu, sai lạc và hết sức ngớ ngẩn, gây ra ác cảm đến chính hình thức quảng cáo hiệu quả này.

Chúng ta hầu như đều đã nhìn thấy vài banner quảng cáo nhấp nháy ngớ ngẩn đó chạy dọc trên đầu những trang web mà chúng ta ưa thích với nội dung hứa hẹn tặng một máy nghe nhạc Ipod nếu chúng ta chọn thương hiệu khoai tây chiên ăn nhanh mình thích. Nhưng ngày nay làm gì có ai thực sự nhấp chuột vào những banner như thế nữa? Đó là một nỗi hổ thẹn khi một phương tiện quảng cáo trực tuyến quan trọng đã bị làm cho bại hoại quá lâu với những nội dung như thế.


Về phần thiết kế và hiệu quả tiềm tàng có thể đem đến, các bannner quảng cáo rất giống với những bảng quảng cáo ngoài trời. Chúng phải có thể được nắm bắt một cách nhanh chóng về nội dung, hấp dẫn, và cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng để đạt hiệu quả.


Sau đây là 3 quy tắc cho quảng cáo ngoài trời mà tôi đã được học trong lớp về quảng cáo tại đại học có thể dễ dàng ứng dụng vào việc tạo nên chiến dịch quảng cáo trực tuyến hiệu quả.


Quy tắc 1: Làm cho ý tưởng của bạn cô đọng trong 8 từ hoặc ít hơn.

Đây là quy tắc rất nghiêm ngặt đối với quảng cáo ngoài trời. Phương tiện giao thông đi ngang qua quảng cáo của bạn với tốc độ ngày càng cao, vì thế bạn cần đi ngay vào ý chính, và phải thật nhanh.

Quy tắc này cũng đúng với banner quảng cáo, khi ngày nay mọi người lướt vòng vòng các trang web với tốc độ ánh sáng. Nếu bạn muốn có bất kỳ cơ hội nào để truyền đạt thông tin đến người xem, bạn sẽ phải làm cho banner quảng cáo của mình có thể nắm bắt nhanh chóng và thật sống động.

Nên nhớ rằng đó chỉ đơn giản là một cơ hội dành cho thương hiệu. Đó không phải là thời gian để tuôn ra hàng loạt thông tin về lý lịch của công ty bạn, kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất, hay thậm chí đặc điểm chi tiết về một sản phẩm. Đó là chào hàng. Đó là một ấn tượng. Chỉ thế thôi.


Quy tắc 2: Nghĩ đến thán từ, chứ không phải sự giải thích

Quy tắc này gắn kết chặt chẽ với ý tưởng "8 từ hoặc ít hơn" ở trên nhưng đi xa hơn. Những quảng cáo sẽ mang đến kết quả chỉ khi có sự kết hợp giữa ngôn từ và sự trình bày hình ảnh. Sự kết hợp đó là những gì cần thiết để nói với người xem – chứ không phải một lượng lớn từ ngữ, cho dù nó được viết hay thế nào đi chăng nữa!

Quy tắc 3: Sử dụng mẫu tự lớn, in đậm; cụm từ ngắn gọn và một hình ảnh nổi bật

Truyền đạt một ý tưởng. Phải, bạn có thể lựa chọn sử dụng những banner nhấp nháy với 8 khuôn mặt khác nhau mà người tiêu dùng sẽ thấy. Nhưng trung bình một người sẽ chỉ dành cho quảng cáo của bạn 3 giây, khiến họ không thể nắm được ý tưởng với 8 khuôn mặt của bạn.

Sử dụng mẫu tự lớn, những cụm từ thu hút cùng một hình ảnh nổi bật sẽ giúp truyền đạt thông điệp của bạn đến khách hàng nhanh và hiệu quả.


Quảng cáo tốt nhất, không kể trong nhà hay ngoài trời, là quảng cáo sáng tạo nhất nhưng đồng thời phải đơn giản nhất.


Nếu áp dụng 3 quy tắc trên
, những hình thức quảng cáo nhiều màu sắc  này sẽ đem đến nhiều tay chơi có hiệu quả hơn trong vũ đài marketing trực tuyến. Với một chút tư duy, bạn có thể đảm bảo rằng những quảng cáo nho nhỏ sẽ mang lại ấn tượng rất lớn.

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Banner quảng cáo nên học hỏi các bảng quảng cáo ngoài trời

Cac tuyet chieu viet nhung mieng moi quang cao

Số lượt xem: 170
Gửi lúc 10:32' 27/12/2010

Các tuyệt chiêu viết những miếng mồi quảng cáo

Bạn muốn công việc kinh doanh của bạn mang lại nhiều lợi nhuận? Thế thì, còn chần chừ gì nữa, hãy viết những quảng cáo hiệu quả- đó chính là những con tàu chở vàng của bạn. Tôi xin được tiết lộ 12 bí quyết mà bạn nhất định phải biết khi viết quảng cáo. Bạn hãy áp dụng các bí quyết này trong mỗi tin quảng cáo mà bạn viết!

Bí quyết đầu tiên: Hãy kiểm tra, kiểm tra và kiểm tra! Chìa khoá dẫn đến thành công trong bất cứ một chiến dịch quảng cáo cũng như để nhận được nhiều đơn đặt hàng - đó chính là sự kiểm tra cẩn thận. Bạn hãy kiểm tra tin quảng cáo mà bạn viết. Hãy kiểm tra các thư đặt hàng mà bạn nhận được. Hãy kiểm tra chất lượng sản phẩm của bạn. Hãy kiểm tra tất cả. Hãy nghiên cứu từng dấu chấm phẩy các mẫu đơn đặt hàng, các số điện thoại, các thông tin trên đó. Bạn đừng bao giờ "nằm dưới gốc cây và chờ sung rụng". Hãy kiểm tra tất cả! Những triệu phú quảng cáo là những người luôn luôn kiểm tra và tìm hiểu thị trường. Hãy nhớ rằng, "thời gian thử việc" này của bạn không bao giờ kết thúc cả!

Bí quyết 2: Tiêu đề hấp dẫn
Chìa khoá thứ hai dẫn đến thành công - đó chính là tiêu đề quảng cáo. Bạn cần phải hiểu rằng, ngôn từ trong tiêu đề quảng cáo quyết định hơn 70% sự thành công của quảng cáo. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải mất nhiều công sức cho việc này. Theo kinh nghiệm của tôi thì những quảng cáo có tiêu đề "tiêu cực" lại lôi cuốn hơn những tiêu đề "tích cực".
Những tiêu đề "tiêu cực" khiến khách hàng tiềm năng đồng nhất mình với quảng cáo. " A`, mình cũng giống như nhân vật trong quảng cáo". Mục đích chính của tiêu đề là thu hút sự chú ý của người đọc. Chính vì thế, tiêu đề của bạn phải đạt được mục đích này và tập trung vào các khách hàng tiềm năng. Các khách hàng này muốn gì? Họ cần gì? Họ thích gì và không thích gì? Tiêu đề quyết định sự tồn vong của sự nghiệp quảng cáo của bạn.

Bí quyết thứ 3: Ngôn từ ngắn gọn, câu cú ngắn gọn, đoạn văn ngắn gọn
Bạn hãy tạm quên đi những gì mà thầy cô giáo ngữ văn đã dạy bạn ở thời phổ thông. Các tin quảng cáo cần phải đơn giản: dễ hiểu và dễ đặt mua sản phẩm. Hãy áp dụng các bài học của học sinh lớp 8 và các lớp dưới nữa. Hãy sử dụng các ngôn từ, các câu và các đoạn văn ngắn gọn. Tôi biết rằng, thầy cô giáo ngữ văn dạy bạn rằng, một đoạn văn không thể chỉ có 2 câu, nhưng liệu thầy hoặc cô giáo của bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền từ những quảng cáo? Nếu bạn làm các khách hàng tiềm năng của mình rối tung lên thì họ sẽ mất hứng thú vào sản phẩm của bạn và việc này đồng nghĩa với việc doanh thu của bạn sẽ giảm!

Bí quyết thứ 4: Hãy chi tiết hoá, đừng đưa ra những thông tin chung chung
Bạn hãy cung cấp các thông tin chi tiết trong quảng cáo. Thay vì quảng cáo "Bạn hãy làm đầy hộp thư điện tử của mình bằng tiền mặt", hãy viết "Bạn hãy nhận 355$ trong một ngày ở hộp thư điện tử của mình". Bạn hãy đừng nói "Bí quyết kiếm tiền" mà hãy nói "Một người đàn ông 63 tuổi tiết lộ những cách thức kiếm tiền bẩn thỉu, giúp ông ta kiếm được 578 đô la trong một ngày!" Thông tin chi tiết khiến cho quảng cáo của bạn giống như thât. Khi bạn nói chung chung, khách hàng tiềm năng của bạn có thể nghĩ "Ồ, lại là sự bịa đặt thôi mà" và thông tin chính xác trong quảng cáo của bạn sẽ khiến các khách hàng nghĩ: "Có lẽ, người ta đã tính toán chính xác rồi. Thế thì tại sao mình lại không thử xem thế nào nhỉ?" Bạn hãy đừng bỏ qua chi tiết sau: sự chi tiết hoá luôn luôn có sức thuyết phục hơn những câu từ chung chung. Hãy đọc kỹ bài quảng cáo của mình và hãy chi tiết hoá nó!

Bí quyết thứ 5: Hãy sử dụng những thông tin về chính bản thân mình và hãy là người "độc nhất vô nhị"
Ngày nay nhiều quảng cáo áp dụng nguyên tắc "Tôi cũng thế", vì người tiêu dùng hay có xu hướng bắt chước các nhân vật trong quảng cáo. Nhưng bạn nên nhớ rằng nguyên tắc này lại là con dao hai lưỡi. Việc lạm dụng nó đôi khi lại không mang lại hiệu quả mong đợi. Người tiêu dùng đã quá mệt mỏi và bị phản cảm. Vì thế bạn phải có một cách tiếp cận thật độc đáo. Bạn là người cao tuổi? Là thanh niên? Bạn bị khuyết tật điếc? Khi còn ở ghế nhà trường, bạn chuyên bỏ học? Bạn chỉ mới học hết lớp 8? Hãy đừng ngần ngại sử dụng những thông tin về bản thân trong quảng cáo của mình. Một người đàn ông bị hói đầu có thể viết quảng cáo như sau: "Đô la do một người đàn ông 57 tuổi hói đầu kiếm được mọc nhanh hơn tóc của một thanh niên trai tráng!" Thật là ấn tượng phải không bạn? Bạn hãy tìm một điều gì đó khác người ở bạn và hãy sử dụng nó khi viết quảng cáo. Hãy cứ để mọi người biết được con người thực của bạn, như thế họ sẽ bắt đầu tin tưởng vào bạn và không phải chính niềm tin kích thích chúng ta mua hàng hay sao?

Bí quyết thứ 6: Hãy sử dụng các đại từ nhân xưng (Tôi, Bạn, Anh ấy, Cô ấy)
Lại một lần nữa chúng ta phải làm "mếch lòng" các thầy cô giáo dạy ngữ văn, nhưng việc sử dụng các đại từ "Tôi", "Bạn", "Anh ấy", "Chị ấy" trong quảng cáo của bạn sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều đơn đặt hàng. Công chúng sẽ coi bạn như là người của họ. Họ sẽ nghĩ rằng "Đúng thế, tôi có thể làm được điều này." Hãy vẽ ra cho họ một viễn cảnh hấp dẫn khi họ tận hưởng cảm giác thích thú do chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại. Chính việc tạo ra hình ảnh của người tiêu dùng cùng các nhu cầu của họ sẽ mang lại cho công ty của bạn thêm nhiều khách hàng. Bí quyết thứ 7: Hãy chú trọng đến lợi ích chứ không phải là những đặc điểm khác biệt của sản phẩm.

Bạn cần phải tập trung quảng cáo vào lợi ích mà sản phẩm của bạn mang lại chứ không phải là những đặc tính của nó. Nếu bạn nghĩ rằng, lợi ích và đặc tính là một thì bạn đang mắc phải một sai lầm nghiêm trọng đó. Đặc tính của sản phẩm của bạn, đó là chất liệu làm ra sản phẩm, phương thức thanh toán, vân vân và vân vân. Lợi ích- đó là những gì mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Đặc tính chú trọng đến sản phẩm, trong khi lợi ích chú trọng đến người tiêu dùng. Lợi ích chính là "Khách hàng sẽ kiếm ra được bao nhiêu tiền?", "Khách hàng sẽ giảm được bao nhiêu cân?", "Tóc sẽ mọc được dài đến đâu?". Bạn cần phải viết những quảng cáo hướng đến người tiêu dùng, chứ không phải hướng đến sản phẩm, vì sự lựa chọn đối tượng của bạn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của chiến dịch quảng cáo.

Bí quyết thứ 8: Hãy sử dụng nhiều các tính từ và trạng từ. Bạn có nhận thấy rằng, trong các đơn đặt hàng theo đường bưu điện, không ai chỉ đơn thuần đặt mua "sách chỉ dẫn thông tin" mà đều muốn mua "sách chỉ dẫn thông tin dày 62 trang với các chỉ dẫn cụ thể từng bước". Từ đó bạn cũng thấy rằng việc miêu tả sản phẩm cần phải rõ ràng và ngắn gọn. Hãy miêu tả sản phẩm của công ty mình, hãy vẽ ra trong trí tưởng tượng của khách hàng cảnh họ sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như thế nào. Nếu như sản phẩm của bạn là thông tin dành cho loại hình doanh nghiệp tại gia thì bạn hãy mang lại cho khách hàng viễn cảnh họ sẽ thành công như thế nào, hàng ngày họ sẽ kiếm được nhiều tiền như thế nào trong khi vẫn tiết kiệm được vô số thời gian rỗi, vv…
Khách hàng sẽ không mua hàng nếu như lý trí điều khiển họ. Những quảng cáo không thành công là những quảng cáo chỉ hướng tới lý trí của khách hàng mà không đánh thức được ham muốn của họ. Có quá nhiều người nói rằng "Chỉ có lý trí mới có thể khiến khách hàng mua hàng của tôi". Nếu như bạn đồng ý với quan điểm trên thì bạn sẽ không thể bán được sản phẩm của mình. Bạn hãy nhớ rằng mọi người mua hàng dưới ảnh hưởng của cảm xúc. Sau khi đã có được một sản phẩm tốt, bạn hãy viết quảng cáo đánh vào cảm xúc của khách hàng. Hãy so sánh cho họ thấy cuộc sống của họ khi dùng và không dùng sản phẩm của bạn. Cố gắng "bắt buộc" họ phải cần sản phẩm của bạn. Bạn sẽ thành công nếu như sản phẩm của bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng, đánh thức được cảm xúc và ham muốn của họ.

Bí quyết thứ 9: Ý kiến khách hàng
Những ý kiến nhận xét tích cực của khách hàng chính là công cụ bán hàng hữu hiệu nhất, vì thế bạn hãy tận dụng tối đa hiệu quả này trong mọi trường hợp. Nếu có thể, trong tất cả các quảng cáo của mình, bạn hãy đăng thêm các nhận xét của khách hàng. Khoảng 1/3 đến 1/2 trong số các quảng cáo khiến khách hàng mua hàng ngay chính là do tác dụng của các lời giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty mang lại. Việc có được những ý kiến này từ phía khách hàng dễ hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Bạn hãy chuẩn bị sẵn mẫu "Ý kiến khách hàng" (bắt buộc phải có chữ ký của khách hàng) và phát cho tất cả các khách hàng của bạn. Hãy để cho họ biết rằng, bạn quan tâm đến việc họ nghĩ như thế nào về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Sau khi khách hàng đã cung cấp cho bạn các ý kiến của họ, bạn hãy sử dụng chúng tối đa khi quảng cáo.

Bí quyết thứ 10: Các chương trình khuyến mại miễn phí có giới hạn về thời gian
"Miến phí"- đây có lẽ là từ khoá công hiệu nhất trong quảng cáo. Tất cả những mặt hàng mà bạn bán với giá trên 20$ nên kèm theo các khuyến mại miễn phí. Nếu có thể, cả những mặt hàng dưới 20$ cũng nên có chiến dịch khuyến mại. Bạn nên áp dụng thời gian cho những chương trình khuyến mại này, ví dụ như –"Chỉ dành cho những khách hàng mua hàng ngay bây giờ!". Những chương trình khuyến mại như vậy sẽ có tác dụng như những đợt giảm giá và khiến người tiêu dùng mua hàng ngay- và đó cũng là mục đích cuối cùng của mọi quảng cáo! Các phần quà khuyến mại nên là những vật dụng không đắt nhưng có giá trị thực tế đối với người tiêu dùng.

Bí quyết thứ 11: Bảo hành
Phương thức tốt nhất để chiếm được lòng tin khách hàng tiềm năng của bạn là sự bảo hành chắc chắn sản phẩm của bạn. Khi Bạn đặt hàng qua đường bưu điện, tất cả các đơn đặt hàng đều cam kết hoàn trả lại tiền trong vòng 30 ngày. Nếu Bạn không thể bảo hành trong thời gian nhiều hơn thì thời gian tối thiểu cũng nên là 30 ngày. "Bạn có thể dễ dàng lấy lại tiền trong vòng 30 ngày! Mong muốn của khách hàng chính là nguyên tắc làm việc của chúng tôi!". Bảo hành cần phải được áp dụng cho tất cả các mặt hàng mà bạn kinh doanh. Đây chính là sự kích thích rất lớn đối với người tiêu dùng, giúp họ vượt qua được mọi sự e ngại, hoài nghi, thậm chí là chống đối để mua hàng. Bí quyết thứ 12: Đơn giản hoá quy trình đặt mua hàng Hãy đơn giản hoá quá trình đặt hàng. Điều này đơn giản đến mức nhắm mắt cũng tưởng tượng ra được, thế nhưng vẫn có nhiều quảng cáo vi pham nguyên tắc này. Hãy hướng dẫn cụ thể để khách hàng có thể đặt hàng dễ dàng. Ví dụ như: "Chỉ cần nhấc điện thoại và gọi số 1-800-000-0000. Hãy gọi ngay bây giờ!" hoặc "Hãy điền các thông tin vào phiếu đặt hàng và gửi fax theo số 1-000-000-000" hay "Hãy gửi đơn đặt hàng theo địa chỉ: số 37, phố Shabalovka, Moscow!" Khách hàng của bạn cần phải hiểu rõ những gì họ cần làm để có thể nhanh chóng đặt hàng.
Chúng tôi cũng xin lưu ý một chi tiết nữa, rằng bạn sẽ có thể tăng doanh số bán hàng lên từ 50% đến 100% nếu như bạn nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Hình thức thanh toán này sẽ củng cố thêm niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn và góp phần tăng doanh thu đối với các doanh nghiêp nhỏ hoặc doanh nghiệp tại gia. Hãy đặt mua cuốn sách "Làm thế nào để tăng hiệu quả kinh doanh, ít nhất là 50%, bằng cách chấp nhận thẻ tín dụng". Bạn thấy không, chúng tôi cũng đang quảng cáo sản phẩm của mình đấy.!!!

Các nguyên tắc quảng cáo chính
Chúng tôi xin tóm tắt lại 12 nguyên tắc quảng cáo chính. Hãy ghi nhớ chúng. Hãy sử dụng chúng. Chúng sẽ làm thay đổi công việc kinh doanh của bạn. Hãy biến chúng thành 12 bước dẫn bạn đến thành công trong quảng cáo.
1. KIỂM TRA, KIỂM TRA, HÃY KIỂM TRA
2. TIÊU ĐỀ HẤP DẪN
3. NGÔN TỪ NGẮN GỌN, CÂU CÚ NGẮN GỌN, ĐOẠN VĂN NGẮN GỌN
4. CHI TIẾT HOÁ, KHÔNG ĐƯA RA NHỮNG THÔNG TIN CHUNG CHUNG
5. SỬ DỤNG THÔNG TIN VỀ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH VÀ HÃY LÀ NGƯỜI ĐẶC BIỆT
6. SỬ DỤNG CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG
7. HƯỚNG ĐẾN LỢI ÍCH CHỨ KHÔNG HƯỚNG ĐẾN ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM
8. SỬ DỤNG NHIỀU TÌNH TỪ VÀ TRẠNG TỪ
9. Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
10. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI MIỄN PHÍ CÓ GIỚI HẠN VỀ THỜI GIAN
11. BẢO HÀNH
12. ĐƠN GIẢN HOÁ QUY TRÌNH ĐẶT HÀNG

Chúc bạn thành công!
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Các tuyệt chiêu viết những miếng mồi quảng cáo

Xu huong nhan dinh moi trong xay dung thuong hieu (Phan 2)

Số lượt xem: 831
Gửi lúc 13:28' 08/08/2009

Xu hướng nhận định mới trong xây dựng thương hiệu (Phần 2)

Những kiến thức về thương hiệu trước đây dường như đã không còn phù hợp trong thời đại mà Internet đã thay đổi mọi thứ. 4 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu sẽ cho chúng ta biết lý do tại sao và làm cách nào.



John Hagel - Giám đốc chiến lược của hiệp hội doanh nghiệp tại Drancisco,  giám đốc phòng thương mại điện tử của tập đòan McKinsey&Co. Tác giả  của Net Worth: Shaping Markets When customers make the Rules (Harvard Business School Press, 1999).

 

Chúng ta đang bị giới hạn bởi những nhận thức về việc xây dựng thương hiệu. Một khỏang thời gian dài, thương hiệu là sự cam kết rằng:"Nếu bạn mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty chúng tôi, bạn có thể tin tưởng những lợi ích mà chúng tôi đem đến cho bạn cùng với thương hiệu của mình". Chúng ta đang tiến đến một giai đoạn mới của thương hiệu, ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn cùng với sự cam kết :"Tôi hiểu bạn không giống bất kì một ai khác, và bạn có thể tin tưởng rằng tôi sẽ đem lại cho bạn những sản phẩm và dịch vụ chỉ dành riêng cho những nhu cầu của bạn"

 

Sự thay đổi to lớn đó cần nhiều thời gian để thích nghi. Nhưng đã có rất nhiều công ty nhanh chóng nắm bắt được cơ hội. Amazon.com là một trong số đã thành công trong việc hoàn thiện dịch vụ đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng ngày càng chu đáo, để mang đến sự lựa chọn tốt nhất cho họ. Charles Schwab đã làm tốt công việc là cá nhân hóa từng đề nghị cụ thể của nhà đầu tư và trở thành kiểu mẫu cho các nhà môi giới ăn hoa hồng… Hầu hết các công ty sản xuẩt ngày càng quan tâm hơn đến việc tập trung phục vụ khách hàng, đặc biệt là nhờ vào tiềm năng và công nghệ của Internet. Nhưng vẫn có giới hạn. Có một vài điểm mà ở đó được xem là mấu chốt của công việc kinh doanh của mình. Vậy mấu chốt của việc kinh doanh thật sự là gì? Một vài công ty như Ford phải quyểt định xem mình sản xuất ô tô hay là nhà cung cấp là giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Và đến lúc vượt qua ngưỡng này, công ty sẽ không còn là một nhà sản xuất ô tô mà sẽ trở thành "công ty quan hệ khách hàng" . Và đó thật sự là cơ hội để xây dựng một thương hiệu thỏa mãn khách hàng, vì lúc này sự cam kết đến từ những chiếc xe ô tô của Ford


Sức mạnh của  tiếp thị trực tiếp trên Internet trong một thời gian dài là khái niệm tiếp thị một – đối – một ( one – to - one marketing)  Nó tạo ra một mô hình ở đó có mối quan hệ gắn bó giữa một người bán với một người mua cùng trao đổi tại một thời điểm. Nhưng nó quá chật hẹp và hạn chế tiềm năng của công nghệ mạng thông tin. Người tiêu dùng mong muốn tiếp cận nhiều người bán cùng lúc. Họ muốn được sử dụng chức năng của mạng để hỗ trợ họ tìm kiếm mọi thứ họ muốn – và họ cũng muốn đạt được sự tiện lợi, hữu dụng và đáp ứng được những nhu cầu cá nhân của mình.

 

Những mô hình hỗ trợ chia sẻ thông tin (như chương trình chia sẻ file nhạc của Napster), và khả năng ngày càng mở rộng của mạng toàn cầu cho phép người tiêu dùng có thể tương tác với nhau, và là cơ hội làm giàu của người bán khi có thể lựa chọn những thương hiệu định hướng vào khách hàng. Mỗi một khách hàng sẽ không chỉ giao tiếp với nhiều người bán cùng lúc mà còn với những khách hàng khác, chia sẻ kinh nghiệm và có thể học cách sử dụng sản phẩm tốt nhất.

 

Khi tôi còn là chuyên gia tư vấn cho McKinsey & Co, tôi đã đến một số công ty thuộc top Fortune 500 và trao đổi với Giám đốc cấp cao của họ về khả năng ứng dụng của mạng toàn cầu để kểt nối mọi khách hàng với nhau... Trước tiên họ lúng túng vì điều đó quá mới mẻ. Họ ngạc nhiên về ứng dụng của nó. " Nếu tôi có một sản phẩm tuyệt vời, khách hàng sẽ nói về chúng và giúp tôi bán được nhiều hàng hơn" Nhưng tiếp theo họ lại nghĩ :"Không có sản phẩm nào là hoàn hảo. Bạn muốn khách hàng của tôi sẽ đem những thiếu sót trong sản phẩm ra làm đề tài trao đổi phải không?" Tôi nói với họ :"Tôi đã tìm thấy trên mạng ít nhất 5 diễn đàn trao đổi mà ở đó mọi người bàn luận về sản phẩm và dịch vụ của bạn". Điểm quan trọng là bạn không có quyền lựa chọn. Nó chắc chắn sẽ diễn ra. Sự lựa chọn duy nhất mà bạn có thể làm là hãy tham gia vào cuộc thảo luận đó. Hãy nghĩ đến những cơ hội tác động đến tâm trí khách hàng. Các công ty chi hàng triệu USD vào việc nghiên cứu thị trường để cố gắng hiểu được khách hàng nghĩ gì về sản phẩm của mình. Hãy sẵn sàng để tạo ra một nhóm làm việc 24/7 (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần) nhờ vào khả năng của Internet, nơi mà khách hàng có thể thảo luận trực tiếp về sản phẩm, thật sự rất ấn tượng.


Al Ries - Chủ tịch công ty Ries&Ries, AL RIES, Công ty tư vấn hàng đầu của Atlanta, tác giả nổi tiếng với nhiều quyển sách nổi tiếng như :Positioning: the Battle for Your Mind (McGraw, 1980)

 

Web cũng gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến thương hiệu vì hầu hết các công ty thường nghĩ rằng Web là một kênh giao tiếp bên cạnh những phương tiện truyền thông khác như radio, tivi, báo chí . Tôi đặc biệt phản đối suy nghĩ đó. Web đúng là một phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng sự khác biệt giữa Web và các phương tiện truyền thông đại chúng khác là ở chỗ Web mang tính tương tác. Người nghe, chứ không phải người gửi, mới thật sự có vai trò quan trọng đối với một thông điệp được gửi đi. Nhưng khách hàng thì sao? Họ không thích quảng cáo. Kết quả là nếu bạn cố gắng gửi thông điệp quảng cáo trên Web của bạn, họ sẽ tắt chúng đi. Họ không chú ý đến nó. Vì thế nếu xem vai trò của Web cũng giống như các phương tiện truyền thông khác thì đó là một sai lầm lớn trong xây dựng thương hiệu – sai lầm trong nhận thức. Và bạn sẽ không thể xây dựng thương hiệu trên Web cùng với suy nghĩ đó.


Web được xem là một công cụ hỗ trợ thần kì cho những thương hiệu mới. Điển hình những thương hiệu thành công vang dội nhờ Web như:
Amazon.com, America Online, EBay, Monster.com, Yahoo — những thương hiệu mới được thiết kế dành riêng cho lĩnh vực Internet. Yếu tố thành công để xây dựng thương hiệu trên Web chính là sự tương tác. Amazon.com hỗ trợ tương tác cao hơn hẳn so với các cửa hàng sách khác, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian vào việc chọn lựa sách vì bạn có thể sắp xếp các mục sách theo ý của bạn.


Nếu bạn hiện đang sở hữu một hương hiệu có độ nhận biết cao, bạn phải tự hỏi  mình "Tôi có thể đem thương hiệu của mình lên Web được không?" 90% hoạt động kinh doanh của Cisco dựa vào Web, và Dell với 60%. Cisco, Dell và Charless Schwab đã thành công dựa vào Web nhờ vào việc định hướng kinh doanh trở thành một thương hiệu Web nổi tiếng ngang với Amazon và Monster.com

 

Bạn cũng có thể tạo cho công ty của mình một thương hiệu mới trên net, và tách rời thương hiệu đang tồn tại của mình. Tôi nghĩ sẽ là một sai lầm nếu cố gắng xây dựng một thương hiệu Web thành công cho Wal-Mart. Tất cả các công ty thực thể đều phải có website, nhưng đó phải là website thông tin, không phải website kinh doanh hay Website xây dựng thương hiệu. Nó là nơi để bạn tìm kiếm thông tin về công ty, về sản phẩm, về việc buôn bán hay các thứ khác. Nhưng bạn không thể xây dựng cùng lúc vừa là công ty kinh doanh vừa là một trang Web kinh doanh vì không sớm thì muốn chúng cũng sẽ xung đột và đối nghịch nhau.


Hãy nhìn vào Nike. Tôi không nghĩ rằng nó sẽ bán giày thể thao trên mạng. Mọi người thường muốn ướm 1 đôi giày trước khi mua nó. Hơn nữa, như vậy Nike sẽ cạnh tranh với chính đối tác của nó. Nếu công ty mở rộng kinh doanh của mình vào lĩnh vực Internet, đối tác của họ sẽ phản đối: " Hay, tôi sẽ chuyển qua Reebok nếu bạn cố gắng cạnh tranh với tôi"


Quyết định quan trọng nhất dồn nhiều tâm trí của các CEO là chuyển đổi thương hiệu đã có hay xây dựng  một thương hiệu hòan toàn mới trên Web.  Rất nhiều câu hỏi cần được trả lời. Nếu là lĩnh vực thời trang, web sẽ không phải là sự lựa chọn tốt. Nếu nó là hàng hóa mà bạn có thể xem chúng nhưng không nhất thiết phải dùng thử chúng, có thể Net sẽ là phương tiện kinh doanh hữu hiệu nhất.

 

Vận chuyển và giao hàng cũng là một vấn đề. Một trong những lý do chính gây nên sự thất bại của các công ty tạp hóa trên net là chi phí giao hàng đôi khi còn cao hơn giá trị món hàng. 

 

 Đặt bánh Pizza trên net, trái lại, chiếm phần lớn trong mô hình kinh doanh Pizza giao tận nhà. Các công ty Pizza đã áp dụng nó từ lâu. Lợi nhuận nó đem lại lớn hơn nhiều so với các tiệm tạp hóa và có thể chấp nhận được mức chi phí vận chuyển cao. Nếu tôi là một công ty Pizza, tôi cũng sẽ chọn kinh doanh trên Net.

 

Sari Kalin (sưu tập bởi Công ty Thương Hiệu LANTABRAND)

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Xu hướng nhận định mới trong xây dựng thương hiệu (Phần 2)

15 cong cu huu ich tren nen web

Số lượt xem: 1128
Gửi lúc 11:53' 06/05/2009

15 công cụ hữu ích trên nền web

Khi làm việc trên máy tính, nhất là thao tác nhiều trong môi trường internet, bạn sẽ rất cần những công cụ hỗ trợ miễn phí trên nền tảng web đa dụng. 15 công cụ miễn phí sau sẽ giúp bạn làm việc trong môi trường internet hiệu quả hơn.

Google Docs

Google Docs là chương trình soạn thảo và chia sẻ tài liệu trên nền web khá phổ biến hiện nay

Google Docs là một ứng dụng rất tốt cho phép chia sẻ tài liệu, các bảng tính và tiếp xúc với nhóm làm việc (team) hoặc khách hàng một các trực tuyến. Lưu trữ công việc trực tuyến, nghĩa là bạn có thể sẵn sàng làm việc bất cứ nơi đâu có kết nối Internet.

Stixy

Stixy là một bảng vẽ/tin trực tuyến, mềm dẻo. Cấu trúc đơn giản, phụ thuộc vào những gì bạn sử dụng. Nó cho chép các thành viên của nhóm làm việc hay khách hàng có thể vào sửa chữa các bản thiết kế và gởi những ghi chú vào bản thiết kế.

Project2Manage

Project2Manage là một giải pháp để quản lý dự án và cộng tác đầy đủ các chức năng, và miễn phí. Bạn có thể thiết lập các quy luật, các quyền, giới hạn những gì các thành viên có thể nhìn thấy, có thể sửa đổi trong lịch làm việc của bạn. Nó cho phép quản lý nhiều dự án không giới hạn.

Bubbl.Us

Đây là một ứng dụng web cho phép thực hiện các công việc phức tạp. Bạn có thể tạo ra một sơ đồ ý nghĩ (mind maps) và chia sẻ với các thành viên. Có thể lưu trữ, gởi mail và in ấn các sơ đồ ý nghĩ, hay thậm chí có thể nhúng nó vào một trang web khác.

Dabbleboard

Một công cụ bảng trắng mạnh mẽ, trực tuyến và dễ sử dụng để tạo ra những liên kết giao diện người dùng (user interface), vẽ sơ đồ luồng công việc (flow charts), tạo sơ đồ mạng (network diagrams). Bạn có thể tạo các bộ công cụ là tập hợp các đối tượng hình ảnh có thể dùng lại, hay sử dụng các Toolkits đã làm sẵn trước.

Protonotes

Đây là một widget chú thích miễn phí cho mẫu (prototype) HTML. Tất cả những gì bạn cần làm là nhúng một đoạn Javascipt vào trong web, nó sẽ làm việc. Các tính năng hỗ trợ là kiểm tra khả năng sử dụng, kiểm tra thiết kế, và kiểm tra đảm bảo chất lượng. Để thông báo khi có một ghi chú được gởi đi, bạn cần thuê bao để nó thông báo tới nhóm làm việc của bạn. Bạn cũng có thể xuất (export) dữ liệu vào file CVS mà có thể mở ra bởi các ứng dụng bảng tính như Google Spreadsheets hay Exel, thậm chí có thể sử dụng MySQL cho việc lưu trữ dữ liệu.

ProjectPier

Đây là một ứng dụng quản lý dự án dựa trên ngôn ngữ mã nguồn mở PHP. Quản lý các tác vụ (tasks), các thành viên trong nhóm, các dự án dưới cùng một giao diện.

Twiddla

Là một công cụ nền hội thảo đơn giản, miễn phí. Bạn có thể duyệt các file, vẽ hình, chia sẻ file, trao đổi với thành viên. Có hỗ trợ audio cho việc trao đổi. Khi bạn muốn đánh giá thiết kế, bạn nên tìm đến công cụ này.

Wetpaint

Là một ứng dụng cộng tác có nhiều tính năng lấy từ wikis, blogs, diễn đàn và mạng xã hội. Dễ sử dụng và không cần nhiều kỹ thuật. Đây là nền tảng tốt để tạo nội dung từ một nguồn khác.

Skype

Chương trình này rất phổ biến, cho phép gọi điện thoại trên Internet (VoIP). Có thể sử dụng để gọi miễn tới các số Skype khác, thậm chí có thể gọi tới số mobile khác với một khoản phí nhỏ. Ngoài ra, có thêm các ứng dụng gởi tin nhắn nhanh (IM), hội nghị video và chia sẻ file.

Thinkature

Công cụ hỗ trợ công việc trên nền web rất tốt và miễn phí, tính mềm dẻo cao, cung cấp cho bạn một không gian làm việc ấn tượng thông qua trao đổi, vẽ, viết nội dung.

Spicebird

Nếu bạn muốn quản lý dự án sử dụng một ứng dụng bàn để tiếp xúc với các cộng tác dựa vào web từ xa, hãy sử dụng công cụ này. Một nền tảng mã nguồn mở mạnh mẽ cho các yêu cầu công việc. Có một hệ thống nhắn tin nhanh, lịch nhóm làm việc và một danh bạ địa chỉ.

Mindquarry DO

Là một ứng dụng cộng tác mã nguồn mở viết trong Java (J2EE). Máy chủ muốn cài đặt được cần phải đúng theo đặc tả yêu cầu.

Vyew

Vyew là công cụ hội nghị thông qua web. Miễn phí sử dụng đến 20 người tham dự. Có thể chia sẻ desktop bằng cách sử dụng công cụ capture màn hình được cài đặt sẵn. Có thể tùy chọn Vyew bằng cách đưa logo công ty, sử dụng các plug-ins như DiagramVyew.

Writeboard

Là công cụ cộng tác đơn giản soạn thảo các giải pháp. Miễn phí và dễ sử dụng. Bạn thể tạo các bảng trắng cho riêng bạn, mời các thành viên của nhóm, sau đó bắt đầu soạn thảo. Các thành viên nhìn thấy, cập nhật, sửa chữa tức thời. Bạn cũng có thể lưu trữ, theo dõi, tạo phiên bản, hay quay ngược trở lại phiên bản trước.

Theo Tuổi trẻ và Sixrevisions


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - 15 công cụ hữu ích trên nền web

Su tham khoc cua the chien thu hai qua Google Earth

Số lượt xem: 310
Gửi lúc 11:39' 21/04/2010

Sự thảm khốc của thế chiến thứ hai qua Google Earth

Xem hình

Dịch vụ ảnh vệ tinh của Google vừa bổ sung một số ảnh chụp trên cao các thành phố ở châu Âu từ thời chiến tranh thế giới lần thứ hai để người xem dễ dàng so sánh với hiện tại.

Người ta đã nghe các câu chuyện, đọc sách báo và xem phim về mức độ hủy diệt của chiến tranh và giờ họ có thêm một phương tiện nữa để hiểu hơn về quá khứ. Các bức ảnh chụp năm 1943 cho thấy sức tàn phá của bom đạn lên hơn 35 thành phố.

Stuttgart (Đức) năm 1943...
... và bây giờ.
Naples là thành phố bị dội bom nhiều nhất ở Italy và người xem có thể thấy sự tan hoang qua ảnh chụp từ trên không.
Cuộc sống sôi động hiện nay tại Naples.
Lyon (Pháp) ngày xưa.
Hình ảnh thành phố hiện nay nhìn từ trên cao.
Thành phố Warsaw (Ba Lan) năm 1935.
Cảnh hoang tàn sau khi bị đánh bom năm 1945. Đây là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong chiến tranh.
Warsaw ngày nay.
Đại học Warsaw là trường đại học lớn nhất Ba Lan.
Trong vòng 5 năm (từ 1939 đến 1944), hầu hết các tòa nhà trong trường bị phá hủy và nhiều giảng viên, sinh viên thiệt mạng.
Đại học Warsaw trong hiện tại.

Xem tiếp
Tác giả: Hà Phương
Nguồn tin: bantincongnghe

Bản gốc: Thiết kế website - Sự thảm khốc của thế chiến thứ hai qua Google Earth

Nhung khach hang cua site TMDT tro thanh nguoi mua hang truc tuyen nhu the nao?

Số lượt xem: 592
Gửi lúc 21:49' 30/07/2009

Những khách hàng của site TMĐT trở thành người mua hàng trực tuyến như thế nào?

"Xây dựng một site thương mại điện tử, rồi khách hàng sẽ đến, hoạt động mua bán tấp nập và thế là bạn trở thành một triệu phú gia."

Cường điệu lên như vậy có vẻ giống như một sự bốc phét nhàm chán, nhưng quả thực, không có một động cơ nào khác có thể biến những người viếng thăm site thương mại điện tử thành những khách mua hàng trên mạng.

Làm thế nào để biến những người viếng thăm site thương mại điện tử thành những khách mua hàng trên mạng?

Hẳn bạn đã từng nghe về những kinh nghiệm của những người đã từng thất bại, rằng bạn có thể đầu tư với ít cơ hội thành công và mất đi một khoảng thời gian đáng kể để thiết kế một website thương mại điện tử với một không gian nghệ thuật tầm cỡ để khuyếch trương sản phẩm của bạn và sau đó luôn trong tình trạng duy trì họat động của máy móc ở cấp độ cao, và ngay sau khi đưa vào hoạt động, công việc kinh doanh của bạn sẽ dần tạo ra những khoản nợ lớn (!).

Chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư điện tử từ nhiều nơi gửi về tìm kiếm những lời khuyên. Họ nói họ có những sản phẩm chất lượng cao. Họ có một site thương mại điện tử trông khá hấp dẫn, họ dành rất nhiều tiền vào việc nâng cấp thường xuyên site của mình. Nhưng tại sao khách hàng vẫn không nhấp chuột và mua hàng của họ?

Chúng tôi thường trả lời một câu đơn giản: Vậy tại sao họ phải làm vậy?  Nếu bạn muốn mội người viếng thăm website để mua hàng mà cụ thể là mua hàng của bạn, bạn phải  biết cách "lôi kéo" họ. Cũng giống như khi bạn ở trong một cửa hàng "cổ điển" vậy.

Theo nguồn thông tin từ E-Commerce Watch, những vấn đề quan tâm của những người chuyên mua hàng trên mạng ( có tiềm năng) cũng giống như của những người mua hàng kiểu "người trần mắt thịt"  khác, đó phải là sự mua bán thông thuận: có địa chỉ để trả lời những câu hỏi cũng như mối quan tâm của họ, hàng có sẵn trong kho, và cuối cùng là quá trình phục vụ đúng giờ, chính xác của hãng. Những thương nhân nào đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trên thì chắc chắn sẽ chiến thắng trong việc thu hút khách hàng dù rằng khách hàng đó có thể là người của hoàng gia đi nữa( ! ).

Quá nhiều sự khác biệt đã xuất hiện giữa hai hình thức: thương mại điện tử và kinh doanh hình thức cổ điển  thông thường. Khi bạn muốn bán một thứ gì trên mạng thì sự khác biệt đó lại không lớn lắm. Bạn có thực sự gặp vấn đề khi mở một cửa hiệu buôn bán thông thường, nhập hàng vào kho, khóa lại và khách hàng thì chẳng bao giờ có thể ngắm nghía hết những thứ họ cần? Hay bạn không hề quan tâm hay nói năng gì với bất cứ khách hàng nào để họ mua hàng trong tiệm của mình? Bạn có thực sự chán nản với một công việc kinh doanh cổ điển nhàm chán ấy và vẫn khăng khăng rằng khách của bạn sẽ chỉ trả bằng tiền mặt. Bằng cách nào vậy? Đó là tất cả lí do xác đáng để bạn xây dựng một cửa hàng thương mại điện tử.

Hãy nhìn vào một hình mẫu đơn giản, so sánh hai hình thức kinh doanh cổ điển và thương mại điện tử, sau một quá trình nhất định, một vài những quy luật tốt sẽ được rút ra giúp bạn xây dựng một website và bạn sẽ biến những quý khách vãng lai trở thành những người mua hàng qua mạng thực sự.

Quy luật để thiết kế thành công một website thương mại điện tử

Một website thương mại điện tử được thiết kế thành công bắt đầu bằng nền tảng thành công của việc bán lẻ. Những cửa hàng bán lẻ cổ điển làm gì thì bạn cần làm điều đó nếu bạn muốn phát triển một site thương mại điện tử phát đạt.

1. Người bán hàng sở hữu sản phẩm hay những sản phẩm chính là thứ họ cần cho việc kinh doanh của mình

Bất kì ai đã hoặc đang có ý định tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử đều đặt ra nghi vấn này. Bạn muốn mua một chiếc xe mới, hay dù chỉ là một mớ rau sạch, bạn có thể tìm đến 'Net. Nhưng một sản phẩm, bất kể nó cao cấp hay hấp dẫn đến đâu thì nó cũng không phi là nhân tố quyết định  để làm nên thành công cho một site thương mại điện tử.

2. Người bán cần địa điểm để trưng bày sản phẩm. Theo lẽ thường, thì đây là các loại cửa hàng. Còn trên mạng, đó là một website thương mại điện tử. Nhưng bạn cũng cần phải quan tâm đến hình thức các cửa hàng truyền thống. Phải có vài sản phẩm trưng bày nơi cửa sổ để hấp dẫn khách hàng vào trong, có những lỗi đi cho khách hàng, dẫn họ đến những dãy hàng được sắp xếp một cách thuận lợi và tiện nghi. Sự bất tiện là yếu tố nên tránh đầu tiên. Khách hàng đến với các site thương mại điện tử cũng có một nhu cầu là được "cảm thấy" sản phẩm, và đi khắp nơi nào họ muốn như ở trong các cửa hàng bình thường khác. Họ không thể cầm món đồ lên khỏi giá như ở cửa hàng thông thường, thế nên, công việc của bạn tiếp sau này cũng quan trọng không kém việc bạn đã thiết kế thế nào để mời gọi khách hàng trước đó. Bạn phải sắp xếp nguồn cung cấp và phân phối hàng hóa trước khi đưa site vào hoạt động. Bạn phải tạo được niềm tin cho khách hàng rằng họ sẽ có được bất kì thứ gì họ muốn.

Đã có rất nhiều thương gia thất bại ttrong vấn đề này đơn giản chỉ vì họ không tính đến  vấn đề cung cấp và phân phối hàng hóa từ trước. Chuyện gì sẽ xảy ra khi khách hàng viếng thăm site của bạn, chọn được vài món đồ ưng ý, nhưng họ không nhận được chúng sau một thời gian dài đặt mua, có khi là không bao giờ. Họ sẽ tức giận, cơ hội của bạn đã hết, dù bạn có tạ lỗi đến thế nào đi nữa thì cứ yên tâm là họ sẽ chẳng khi nào quay trở lại. Không những vậy họ sẽ còn cung cấp kinh nghiệm này đến bạn bè, gia đình, người thân, rằng đừng bao giờ sử dụng cái dịch vụ vớ vẩn ấy nữa.

3. Người bán hàng chọn một tòa nhà được trang bị tốt làm cửa hàng cho mình, đảm bảo mọi vấn đề như điện đóm và nhiệt độ sao cho khách hàng ở trạng thái thoải mái nhất. Nếu tòa nhà nào không đáp ứng được thì họ sửa chữa và nâng cấp nó.

Tuy nhiên đây lại không phải là mối quan tâm của rất nhiều ông chủ thương mại điện tử. Thay vào đó, họ phải tuyệt đối từ bỏ những website nào mới đang trong quá trình hoàn thành việc xây dựng những căn cốt cơ bản, hay tuyệt giao với những ông chủ cung cấp hàng hóa thất thường và chậm chạp. Nếu một vị khách có tiềm năng đã thử truy cập vào site của bạn và nó bị down, bà ta sẽ làm gì? Bà ta sẽ click và một site thương mại điện tử khác nơi bà ta có thể có được những món hàng bà ta yêu cầu. Và bạn mong bà ta một lúc nào đó quay trở lại site của bạn? Có khi sẽ là không bao giờ.

Vì vậy, bạn phải thực sự kiên định nếu muốn mình có được một site thương mại điện tử thành công. Bạn phải giới thiệu được với quý khách hàng về một site với chức năng đầy đủ và thực sự hoàn chỉnh. Đừng treo lên những biểu ngữ tựa như: " Đang hoàn thiện" hay " Hẹn sớm gặp trong một ngày gần đây"!

Việc thiết kế site như thế nào cũng là điểm then chốt, bên cạnh việc site của bạn phải trông thật chuyên nghiệp và hấp dẫn, nó còn cần phải dễ dàng sử dụng. Ngoài ra bạn còn luôn phải đảm bảo là site của bạn trong tình trạng hoạt động bình thường và thường xuyên. Một site thương mại điện tử mà vào một lúc nào đó đường link của nó bị chết thì sẽ mất rất nhiều khách hàng; hay nó không bao giờ có những lời mời chào, những quảng cáo hay danh mục hàng hóa mới, thì nó sẽ làm cho khách hàng thấy nhàm chán. Nếu bạn không có khả năng bảo đảm những điều trên thì tỉ lệ thành công cho site thương mại điện tử của bạn là rất ít.

Tuy nhiên nếu bạn thực sự muốn có một site thương mại điện tử tuyệt vời, phần tiếp sau đây sẽ bàn với bạn xem làm cách nào, mà thực tế là chỉ cho bạn làm thế nào để tạo được niềm tin và sự thích thú của khách hàng với site của bạn.


Xây dựng chữ tín với khách hàng

Một cách xây dựng chữ tín với khách hàng là site của bạn có đầy đủ các chức năng hoàn chỉnh. Cũng giống như các cửa hàng truyền thống khác, bạn nhất thiết phải tạo được niềm tin từ phía các khách hàng mua hàng trên mạng. Bạn phải để họ biết đến mình, công ty của mình cũng như các sản phẩm bạn có trước khi họ bắt tay vào mua hàng

1. Những chủ cửa hàng truyền thống thường làm cho cửa hàng của họ trông càng bắt mắt càng tốt, và trưng bày các sản phẩm của mình sao cho hợp lí nhất.

Phần lớn các ông chủ thương mại điện tử đều nhận thức được rằng khách hàng muốn nhìn thấy sản phẩm trước khi bỏ tiền ra mua nó; và họ đả sử dụng những chức năng của thiết kế web như các catalo trực tuyến để hiệu chỉnh vấn đề này. Các site không chuyên thường mắc phải các lỗi trong việc tải về các hình ảnh, mà vì thế việc cung cấp đầy đủ thông tin đến khách hàng bị ảnh hưởng.

Một catalogue trực tuyến tốt phải sử dụng cùng lúc nhiều trang web, phải được tổ chức thành các mục riêng, dễ tìm kiếm và sử dụng con trỏ cho việc tải về nhanh hơn, trên hết cần thiết phải cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm. Và để hoàn thiện hơn, catalo đó phải cung cấp luôn về tình trạng kho bãi ( hàng còn hay không) cho khách hàng để tiện lợi hơn cho họ trong việc lựa chọn sản phẩm.

2. Người bán hàng (hay nhân viên của họ) giới thiệu, chào mời khách hàng bằng các cử chỉ thân thiện.

Rất nhiều các website thương mại điện tử giấu đi tên tuổi hay rất hạn chế trong việc liên lạc với khách hàng tiềm năng. " Nếu tôi nghĩ là sẽ mua hàng của bạn, tôi muốn biết bạn là ai". Các site thành công thường cung cấp tên thật để liên hệ với khách hàng, không phải là một biệt hiệu như "Webmaster" hay tệ hơn, một cái tên trông như một mật mã, như "Kinh 1724". Họ cung cấp cho khách hàng thông tin về hệ thống làm việc, về công ty của họ để khách mua hàng trên mạng có thể dễ dàng liên hệ nếu họ muốn. Đưa lên một tấm nh của bạn, hay của hội đồng công ty bạn. Khách hàng cần có được cảm giác là họ biết về bạn, hay ít ra là một thứ gì đó về bạn trước khi họ mua hàng.

Các cung cấp về thông tin dịch vụ và thông tin liên lạc đối với khách hàng cũng cần phải rõ ràng và dễ dàng. Phải đi sâu vào 50 trang để tìm ra một địa chỉ email in nho nhỏ ở một góc nào đó của trang sẽ làm cho khách hàng của bạn cực kì khó chịu, phần lớn họ sẽ không có hứng thú để tìm kiếm nữa, và họ lập tức nghĩ rằng bạn không thuộc nhóm những người họ sẽ làm việc.

Bạn cần đưa đường link "About us" hay " Contact us" hay " Customer service" vào danh mục của mình, và phải chắc rằng nó hiện trên tất cả các trang. Phần lớn khách hàng muốn thấy những chính sách khuyến khích khách hàng để họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái trong khi mua hàng. Nhiều site thương mại điện tử sử dụng FAQ để cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi thường xuyên của khách hàng, như làm thế nào để thực hiện việc mua, giá cả vận chuyện thế nào và đối đáp của công ty ra sao…

Bất kể site của bạn nhỏ cỡ nào, thì bạn vẫn có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng vào bất cứ thời điểm nào. Humanclick hay Liverhelper là một gợi ý, đó đều là những địa chỉ cung cấp những ứng dụng trong dịch vụ khách hàng cơ bản, nhanh và hiệu quả.

Cuối cùng, nếu bạn muốn biến những vị khách của các site thương mại điện tử thành người mua hàng trên mạng, bạn cần đảm bảo cho việc thanh toán qua mạng của khách tiện lợi và an toàn.


Thanh thanh toán trực tuyến và quá trình thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Những người mua hàng trên mạng trông chờ một điều từ các website thương mại điện tử giống như từ các cửa hàng truyền thống. Bạn phải làm cho họ cảm thấy an toàn và thoải mái trước khi họ thực hiện mua hàng trực tuyến.

1. Các chủ cửa hàng truyền thống luôn đảm bo cho sự an toàn của khách hàng trong cửa hàng của họ. Bạn cũng cần bảo đảm điều đó.

Yếu tố này đặc biệt quan trọng hơn đối với các khách hàng trên mạng. Bạn phải làm việc càng cẩn thận hơn trong vấn đề này, vì bạn phải cùng lúc đối mặt với tính thực tế và bảo đảm của quá trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trên mạng. Tính thực tế thể hiện ở chỗ, trong các site an toàn, việc trao đổi các thông tin cá nhân như số tài khoản của thẻ sẽ ít nguy hiểm hơn so với thực hiện nó trong "thế giới thực", một nơi mà ai đó có thể nhìn qua vài nguời khác, ăn cắp số tài khoản và sau đó nghiễm nhiên rút tiền.

Tuy nhiên, việc quản lí quá trình thanh toán mà phải trao đổi thông tin cá nhân trên mạng lại gặp phải nhiều nguy hiểm hơn, vì các hacker luôn có mặt ở khắp mọi nơi. Bạn phải có SSL ( hệ thống bảo mật nhiều tầng) trong các trang thanh toán của mình, để có thể thực hiện việc đổi mật mã. Bạn phải làm rõ sự an toàn trong site của mình cho khách hàng thấy.

2. Các ông chủ cửa hàng truyền thống luôn tạo điều kiện cho việc thanh toán của khách hàng, họ có thể dùng tiền mặt, séc, thẻ tín dụng, hay thậm chí ghi nợ.

Nhiều site thương mại điện tử lại làm khó khách hàng khi mua hàng trên mạng. Cái tôi ghét ở các site thương mại điện tử là luôn yêu cầu một hình thức mà theo đó khách hàng phải in ra, điền vào, và gửi đi. Tại sao tôi phải làm thế thay vì đi vào các cửa hàng thông thường với tiền mặt, thẻ tín dụng hay ghi nợ. Nếu bạn có một site thương mại điện tử, bạn hãy xây dựng quá trình thanh toán bằng thẻ tín dụng. Bạn có thể tham khảo: beginner's guide to Payment Processing và Payment Processing.

3. Các chủ của hàng truyền thống đóng cửa hàng và tạm biệt khách "Cảm ơn quý khách, hẹn gặp lại". Bạn cũng cần làm điều này. Có thể là một lời chào đơn giản trên màn hình hiện lên sau khi khách hàng thực hiện thanh toán xong, một email cảm ơn, một bưu thíêp gắn kèm trong dịch vụ thanh toán…bạn cần cho họ biết là bạn rất cảm kích sự hợp tác mua hàng của họ.

Bạn muốn có khách hàng của mình? Có những sản phẩm chất lượng cao chỉ đóng góp một phần nhỏ trong các việc phải làm. Một khi bạn đã có khách hàng tiềm năng thường xuyên , bạn phải luôn đảm bảo đối đối họ thật tốt đến mức có thể, hơn các cửa hàng thông thường thì càng tốt.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Những khách hàng của site TMĐT trở thành người mua hàng trực tuyến như thế nào?

Ten mien quoc te hay quoc gia an toan nhu nhau

Số lượt xem: 323
Gửi lúc 11:25' 01/03/2010

Tên miền quốc tế hay quốc gia an toàn như nhau

Nhiều chuyên gia và doanh nhân cho rằng tính an toàn của mỗi domain phụ thuộc vào sự cẩn trọng của chủ sở hữu cũng như chất lượng nhà cung cấp dịch vụ.

Và những yếu tố tác động lớn nhất đối với mỗi người, mỗi doanh nghiệp khi quyết định lựa chọn domain name chính là cơ chế cấp phát, giá cả và khả năng phổ dụng, quảng bá của tên miền đó.

CEO của Công ty SGC là ông Phùng Minh Bảo bày tỏ: "Trái với nhận định của một số người cho rằng doanh nghiệp VN chỉ nên sử dụng tên miền .vn và server đặt ở VN vì lý do bảo mật tốt hơn, tôi cho rằng chúng ta nên nhìn vào thực chất của sự việc. Xảy ra sự cố là do người quản lý thiếu bảo mật và theo dõi tài khoản e-mail, tài khoản quản lý tên miền, máy chủ. Không thể kết luận rằng tên miền .vn bảo mật hơn tên miền quốc tế".

Theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công thương) Trần Hữu Linh, việc mất domain có hai nguyên nhân: hoặc là công ty cung cấp dịch vụ bị tấn công, hoặc là chủ sở hữu tên miền sơ hở, bị lấy cắp tài khoản quản lý. "Nếu là tên miền quốc tế đăng ký qua nhà cung cấp nước ngoài thì nguyên nhân thứ nhất không thể xảy ra vì các công ty này được ICANN thẩm định rất kỹ và hệ thống của họ cực tốt. Ở Việt Nam chưa có đơn vị nào được ICANN cho phép làm đăng ký tên miền quốc tế. Mất tên miền chỉ xảy ra ở nguyên nhân thứ hai, do chủ sở hữu tên miền sơ hở. Domain quốc tế hay Việt Nam an toàn như nhau nếu nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng", ông Linh lập luận.

Hoàng Minh Sơn, Giám đốc Công ty Hoàng Minh - đơn vị sở hữu website sanotc.com, chia sẻ: "Tôi vẫn chọn .com vì cho rằng mức độ an toàn của tên miền nước ngoài hay trong nước là như nhau. Vấn đề nằm ở khả năng bảo mật của đơn vị đặt hosting. Có lẽ e ngại lớn nhất của doanh nghiệp như chúng tôi khi lựa chọn tên miền là thủ tục giấy tờ khi đăng ký cũng như khi xảy ra sự cố hoặc nhu cầu chuyển đổi".

Tâm sự của chủ nhân sanotc.com cũng là nỗi niềm của nhiều đơn vị khác vì thực tế là phương thức cấp phát, mua bán tên miền nước ngoài và trong nước đều có những ưu và nhược điểm riêng, thậm chí yếu tố là ưu điểm có khi cũng chính là nhược điểm của mỗi loại hình dịch vụ. Nếu việc đăng ký domain .vn phải thực hiện bằng văn bản đem lại sự an toàn bảo mật cao lại lấy đi nhiều thời gian của khách hàng thì việc mua tên miền quốc tế được thực hiện chủ yếu qua e-mail rất đơn giản, thuận tiện lại dễ bị hacker nhòm ngó....

Domain ngoại là sản phẩm có thể cấp phát tự do và được coi như một loại hàng hóa trên mạng. Còn tên miền nội .vn là tài nguyên thông tin quốc gia, được nhà nước quản lý.

Nói một cách nôm na, sự khác biệt lớn nhất trong giao dịch cấp phát tên miền quốc tế và tên miền quốc gia .vn là cơ chế điện tử và giấy tờ. Muốn có domain đuôi .vn, người đăng ký buộc phải đến trực tiếp Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) hoặc các đại lý được đơn vị này ủy quyền để làm thủ tục. Còn việc mua các tên .com, .net, .info... có thể thực hiện đơn giản thông qua giao dịch bằng e-mail trên mạng với chi phí phụ thuộc vào các dịch vụ bảo đảm trên tên miền và trách nhiệm của đại lý cung cấp trong quá trình quản lý, duy trì. Giá càng cao, trách nhiệm nhà cung cấp càng cao và ngược lại, giá rẻ thì những hỗ trợ dịch vụ sẽ ít đi.

Những ưu điểm của cơ chế mua bán tên miền quốc tế cũng chính là nhược điểm của loại hình cấp phát này. Khả năng bị lộ mật khẩu quản lý tên miền hoàn toàn có thể xảy khi mà việc giao dịch chủ yếu dựa vào e-mail. Hơn nữa, một tên miền đăng ký ở các đại lý cấp phát tên miền quốc tế, người quản trị có thể thay đổi mọi thông tin liên quan khi có trong tay mật khẩu quản trị và thật khó có thể lường hết hậu quả nếu mật khẩu lọt vào tay kẻ xấu hoặc đối thủ cạnh tranh.

"Trên lý thuyết người bị mất domain có thể chứng minh là chủ sở hữu để đòi lại nhưng sẽ phải thực hiện hàng loạt thủ tục pháp lý với công ty quản lý ở tận Mỹ hay nước nào đó. Khổ chủ sẽ có thể phải điện đàm xuyên qunốc gia (đắt đỏ) hay bay tận sang tận đó cùng hàng loạt các chi phí tốn kém kèm theo, thậm chí là phí kiện tụng...", chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Tử Quảng phân tích.

Trong khi đó ở VN, một yêu cầu bắt buộc đối với nhà đăng ký tên miền .vn được VNNIC ủy quyền phải thực hiện khai báo chuyển giao Zone Tranfer các dữ liệu về tên miền .vn trên máy chủ DNS của họ về VNNIC. Trong trường hợp xảy ra sự cố bất khả kháng, VNNIC có thể nhanh chóng khôi phục lại tên miền .vn từ data base. Hơn nữa, hồ sơ, cơ sở dữ liệu tên miền được lưu giữ và quản lý tại VNNIC. Mọi thay đổi liên quan đến tên miền đều phải được xuất phát từ chính chủ thể đăng ký. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, khi có đầy đủ bằng chứng, đại lý và VNNIC đều có trách nhiệm và toàn quyền lấy lại tên miền cho chủ thể sử dụng.

Trang web của Công ty HanoiComputer được xây dựng cách đây 6 năm. Khi đó, tên miền .vn chưa được cấp phát, doanh nghiệp này phải dùng .com rồi đăng ký tiếp .com.vn. Đến năm 2006, khi tên miền cấp hai được cấp phát HanoiComputer không bỏ lỡ cơ hội đăng ký và trỏ tất cả các địa chỉ cũ về hanoicomputer.vn vì theo Giám đốc Nguyễn Thanh Sơn như vậy là an toàn hơn cả. "Đuôi .vn ngắn gọn, dễ nhớ. Nhưng quan trọng là nó được Việt Nam bảo hộ, không sợ bị người khác tranh mất khi mình lỡ quên đáo hạn vì thường là sắp đến kỳ nộp tiền là được thông báo bằng văn bản. Trong khi domain của nước ngoài chậm nộp tiền sẽ mất quyền sở hữu hoặc họ bắt mình phải mua lại với giá cắt cổ, tùy theo thứ hạng trang web", ông Sơn nói. "Tôi cho rằng domain .vn được bảo mật tốt hơn".

Khi công ty chuyên dịch vụ tên miền là P.A Việt Nam đột ngột bị cướp mất các domain quốc tế dùng chủ yếu trong giao dịch gồm pavietnam.com và pavietnam.net đã kéo theo vô số địa chỉ online của khách hàng đăng ký tại đơn vị này cũng rơi vào tay hacker và bị trỏ đi lung tung. Những câu chuyện tương tự từng xảy ra với chodientu.com hay tintucvietnam.com, nhatcuong.net... đã khiến không ít người kết luận dùng tên miền quốc tế rất dễ rơi vào sự nhòm ngó của hacker và khả năng bị cướp mất cao hơn gấp nhiều lần "hàng nội" .vn. Nhiều người nhăm nhe tìm kiếm "đồ nhà" thích hợp. Điển hình là đơn vị sở hữu website 5giay.com, một khách hàng - nạn nhân trong vụ P.A Việt Nam, đã thông báo chuyển sang sử dụng tên miền mới 5giay.vn trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên, không phải ai cũng quan niệm như ông Sơn hoặc vội vàng "nghĩ lại" khi chứng kiến những vụ cướp tên miền. Trong số 25 website của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam có tới 9 site vẫn sử dụng tên miền quốc tế. Trong danh sách 176 trang web thương mại điện tử được hiển thị tại trustvn.gov.vn cũng có tới gần 100 trang chạy trên địa chỉ nước ngoài. Còn có nhiều doanh nghiệp, có lẽ cũng đã cân nhắc thiệt hơn giữa sự hợi - hại trong sử dụng tên miền, nên cùng lúc sở hữu nhiều domain bao gồm cả hàng nội và ngoại.

Giám đốc Trung tâm BKIS Nguyễn Tử Quảng cũng khuyến cáo vì lý do bảo mật, các cơ quan, doanh nghiệp nên sử dụng tên mền .vn. Cá nhân sử dụng cho những mục đích ít quan trọng vẫn có thể dùng tên miền quốc tế vì ưu điểm tiện lợi và giá cả. Ngoài ra các tổ chức, doanh nghiệp quy mô toàn cầu hoặc tham vọng vươn ra quốc tế nên dùng song song cả "hàng nội và hàng ngoại" để quảng bá thương hiệu.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tên miền quốc tế hay quốc gia an toàn như nhau

Thuong mai dien tu voi cac doanh nghiep vua va nho

Số lượt xem: 585
Gửi lúc 10:46' 30/07/2009

Thương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phần 1: Các khái niệm cơ bản.

Khái niệm thương mại điện tử.

Nếu một trong những công đoạn của giao dịch thương mại như tìm kiếm đối tác, thoả thuận hợp đồng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thanh toán, được thực hiện bằng công cụ điện tử thì giao dịch thương mại đó có thể được coi là thương mại điện tử. Bạn gửi fax cho các khách hàng tiềm năng để chào hàng, bạn thoả thuận chi tiết hợp đồng qua e-mail, chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, tất cả những việc đó đều thuộc phạm trù của thương mại điện tử với ý nghĩa tổng quát của nó.

Internet và thương mại điện tử.

Nhưng chỉ sau khi Internet ra đời và được phổ biến rộng rãi thì thương mại điện tử mới thực sự có bước nhảy vọt. Khái niệm thương mại điện tử hiện nay hàm ý thương mại Internet nhiều hơn. Theo thống kê của IDC và OECD, với Internet, thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng từ 50 tỷ USD vào năm 1998, lên đến 111 tỷ năm 1999 và dự tính sẽ đạt mức 1000 tỷ USD vào những năm 2003-2005. Qua hệ thống Internet với hàng trăm triệu máy tính trên khắp các châu lục, các doanh nhân ngày này đã thực sự có một công cụ đặc biệt hữu hiệu để giao dịch. Ta hãy xem Internet có thể giúp họ những gì:

Tìm kiếm đối tác, sản phẩm, dịch vụ.

Ngày nay, chúng ta có thể tìm đối tác một cách dễ dàng hơn thông qua các công cụ tìm kiếm trên Internet, đặc biệt là đối tác tại các nước phát triển, nơi có tỷ lệ phổ cập Internet rất cao. Bạn chỉ cần vào một trong những công cụ tìm kiếm như www.google.com, www.yahoo.com , gõ vào vài từ khoá liên quan đến vấn đề cần tìm, chỉ vài giây sau bạn đã có một danh sách khá dài. Sau vài giờ phân loại, sàng lọc thông tin, bạn đã có thể có trong tay một danh sách các đối tác tiềm năng. Để xem thông tin chi tiết về một đối tác cũng như sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, bạn có thể vào trực tiếp các website của họ. So với cách làm truyền thống là qua các danh bạ điện thoại, các catalog, phương pháp mới này có rất nhiều ưu điểm: nhanh hơn, chính xác hơn, tiết kiệm hơn. Nói một cách khác, hiệu quả hơn nhiều. Nếu bạn muốn tìm kiếm một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp mình, cũng qua Internet, trong nháy mắt bạn đã có danh sách các nhà sản xuất. Bảng so sánh tham số của các sản phẩm cùng loại cũng có thể tìm được khá dễ dàng trên Internet.

"Vạn sự khởi đầu nan", nhưng với Internet , công đoạn đầu tiên trong giao dịch thương mại của bạn là tìm kiếm đối tác, cả mua và bán, sẽ bớt nan giải đi rất nhiều với một thị trường không biên giới. Chúng ta hãy đi tiếp vào công đoạn sau.

Thoả thuận hợp đồng

Một trong những điểm quan trọng nhất trong công đoạn thoả thuận hợp đồng là xác định giá. Với Internet, việc xác định giá cho một sản phẩm và dịch vụ cụ thể nào đó khá dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể gửi thư hỏi giá, thư báo giá đến các đối tác, bạn cũng có thể đưa giá sản phẩm, dịch vụ của mình trên website để tất cả những ai quan tâm có thể xem được. Bạn cũng có thể trao đổi, đàm phán trực tiếp với đối tác ở nước ngoài, cũng như trong nước qua Internet mà không tốn tiền điện thoại đường dài. Internet có các công cụ hữu hiệu để làm những việc này, đó là website, e-mail, các công cụ để hội đàm như ICQ, MS Messenger, AIM vv.

Thanh toán

Thanh toán là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi và khó hiểu nhất trong thương mại điện tử. Nếu không kể đến những hợp đồng lớn giữa các công ty, vẫn được thực hiện theo các phương thức truyền thống như trong giao dịch ngoại thương thông qua tín dụng thư hoặc điện chuyển tiền, trong các giao dịch nhỏ, việc thanh toán có thể được thực hiện qua thẻ tín dụng như Master Card, Visa Card, American Express. Khách hàng chỉ cần nhập một số thông tin về thẻ tín dụng của mình, toàn bộ các công việc còn lại sẽ được các ngân hàng thực hiện. Rất tiện lợi, nhưng . cái "nhưng" đó chúng tôi sẽ trình bày trong phần "có an toàn không" dưới đây.

Vận chuyển hàng hoá, dịch vụ

Tất nhiên bạn không thể truyền bộ quần áo hay món đồ thủ công mỹ nghệ qua mạng nhưng thông tin thì thoải mái. Chúng ta không quên rằng thông tin cũng là hàng hoá. Vậy thì các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thông tin như dịch thuật, tư vấn, đào tạo, các dịch vụ báo chí, truyền thông đều có thể được vận chuyển một cách dễ dàng qua Internet. Rất nhanh và rất tiết kiệm. Đối với các hàng hoá phải chuyển theo các kênh truyền thống như đường biển, đường hàng không, vv. Internet vẫn là một trợ thủ đắc lực khi giúp chúng ta theo dõi được tình trạng cũng như vị trí của hàng hoá trên đường vận chuyển. Các công ty vận tải biển, các công ty phát chuyển nhanh thường cung cấp các dịch vụ này cho khách hàng của mình như một công cụ marketing hiệu quả.

Ưu điểm hay nhược điểm

Và bạn nên nhớ, tất cả các ưu điểm đã nêu sẽ trở thành nhược điểm đối với bạn khi đối thủ cạnh tranh khai thác được nó, còn bạn thì khoanh tay đứng nhìn.

B2B và B2C - bán buôn và bán lẻ.

Đây cũng là hai khái niệm rất mốt trên các phương tiện thông tin đại chúng khi nói về thương mại điện tử. B2B là Business-to-Business, ta có thể hiểu theo nghĩa là bán buôn. Các website phục vụ bán buôn qua mạng chiếm tỷ lệ 61% ở châu Au và 43% ở Mỹ. Hình thức giao dịch này phục vụ chủ yếu giai đoạn tìm kiếm và giới thiệu sản phẩm và dịch vụ giữa các công ty với nhau, việc thanh toán cũng như vận chuyển hàng hoá, dịch vụ thường không khác nhiều so với giao dịch truyền thống. Với B2C (Business to Consumer - bán lẻ) thì khác hẳn, bạn sẽ phải lo đến việc thanh toán trực tuyến hoặc vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Giới thiệu hàng hoá cho khách hàng cũng không đơn giản chút nào, đặc biệt là đối với các loại hàng hoá "khó tính" như quần áo, đồ trang sức. Mô hình B2C đã phát triển rất mạnh và cũng đã kịp đi xuống rất nhanh trong những năm vừa qua. Điều đó nói lên sự đánh giá không chính xác về tiềm năng của loại hình kinh doanh này cũng như rất nhiều vấn đề tồn đọng khác đã làm cản trở con đường phát triển của việc bán lẻ qua mạng.

Có an toàn không?

An toàn là khái niệm tương đối. Rủi ro trong kinh doanh có ở khắp nơi. Cửa hiệu của bạn có thể bị cháy, và thời gian để hồi phục nó phải tính bằng tháng. Nếu một cửa hàng buôn bán trên mạng có bị tấn công , bạn cũng chỉ cần đến vài giờ để phục hồi dữ liệu đã được lưu trữ. Nếu là khách hàng, bạn có thể lo bị mất số thẻ tín dụng khi điền các tham số để mua trực tuyến, điều đó có thể, nhưng các công cụ bảo mật hiện đại hầu như đã loại trừ được vấn đề này. Cùng lắm ngân hàng của bạn sẽ thu hồi lại số tiền đã bị đánh cắp khi bạn viết đơn khiếu nại. Ngược lại nhà cung cấp có thể mua bảo hiểm để phòng ngừa. Nói chung, nếu thương mại điện tử không an toàn thì đã không có những doanh số khổng lồ hàng tỷ USD một năm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể lơi là. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", hãy làm tất cả để thương mại điện tử trở nên an toàn chứ đừng đợi lấy bảo hiểm hoặc khiếu nại.

Có lẽ điểm đầu tiên cần có để đảm bảo an toàn cho các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tuyến là một đạo luật về chữ ký điện tử. Với một điều luật rõ ràng và các công cụ đảm bảo an toàn thông tin hiện đại, một giao dịch trên Internet cũng có tính pháp lý nhưng một hợp đồng bình thường. Bạn giao hàng đúng qui cách, phẩm chất và có thể yên tâm thu tiền của khách hàng. Trong trường hợp một đạo luật như vậy chưa có thì sao, chúng tôi sẽ nêu ra cách giải quyết vấn đề này ở bài sau.

Khi nào thì bắt đầu.

Cái chính là đừng vội vàng. Chỉ bắt đầu khi cần thiết và có đủ điều kiện. Nếu bạn thấy loại hình kinh doanh của bạn phù hợp với thương mại điện tử , hãy đưa nó lên mạng. Nếu bạn còn đắn đo, hãy tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.

Phần 2: Bắt đầu và không ngừng hoàn thiện

Chúng ta rất thường nghe Website là một công cụ hữu hiệu trong thế giới thương mại điện tử. website là gì, thế nào là một website có chất lượng , và cần làm những gì để đạt được chất lượng mong muốn .

Khái niệm website. Những khái niệm như cửa hàng, siêu thị, thư viện, nhà máy Â… quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Nhưng đó là trong thế giới vật chất, còn trong thế giới của thông tin với hệ thống giao thông là mạng Internet,những khái niệm đó được tổng hợp chung vào trong từ "website". Chúng ta sẽ có website- cửa hàng, website-văn phòng, website- nhà riêng (hay còn gọi là trang cá nhân ) website siêu thị. Bạn có thể tiếp tục danh sách này.

Địa chỉ của một website hay vị trí của cửa hàng trên Internet.

Khi so sánh Internet với môi trường kinh doanh truyền thống, chúng ta có thể tự đặt câu hỏi, thế trên Internet có những khái niệm như vị trí tốt, xấu không, có nhà trung tâm, nhà ngoại ô không. Có! và đó là điều đáng để suy nghĩ, không nhanh chân chúng ta sẽ không còn chỗ, hoặc là phải mua lại với giá rất đắt. Đó là gì vậy? Chính là địa chỉ của website. Ví dụ như www.dichvuso.vn hay www.ibm.com. Tên của website không được trùng nhau, trong khi đó tên viết tắt của các công ty thì trùng nhau quá nhiều, tất cả đều muốn có một địa chỉ dễ nhớ như www.dichvuso.vn hay www.dichvuso.net.

Một địa chỉ dễ nhớ giữ vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu một website. Địa chỉ nhớ thông thường phải ngắn gọn hoặc có ý nghĩa. Nếu doanh nghiệp đã có thương hiệu khá nổi tiếng thì nên dùng ngay thương hiệu của mình. Vậy điều đầu tiên cần làm là kiểm tra tên công ty mình còn không, nếu may mắn chưa bị ai chiếm chỗ, hãy đăng ký ngay, đừng chậm trễ.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Thương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xay dung niem tin – Nhiem vu cua thuong hieu

Số lượt xem: 408
Gửi lúc 09:57' 19/10/2009

Xây dựng niềm tin – Nhiệm vụ của thương hiệu

Các thương hiệu đang trong quá trình cạnh tranh gay gắt với nhau để giành lấy sự chú ý của người tiêu dùng, đặc biệt là sự tin tưởng của họ. Thế nhưng chính thương hiệu và kiến trúc thương hiệu lại nên từ bỏ cuộc cạnh tranh này. Lòng tin của khách hàng không phải là phần thưởng cho kẻ chiến thắng, mà đó là kết quả của một quá trình xây dựng lời hứa thương hiệu với các bên liên quan, đồng thời là sự thích ứng của nhãn hiệu đối với thị trường.


"Ngày nay, thương hiệu là một phần không thể thiếu trong thị trường", phát biểu này trong bài báo của Vincent Grimaldi's 2003 gây cho tôi nhiều suy nghĩ, cả đồng ý lẫn không đồng ý. Tôi cho rằng, phát biểu này sẽ là điểm gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử.

 

Sự phát triển lâu dài của toàn cầu hoá là một minh chứng cho sự tồn tại mối quan hệ giữa khách hàng với một diện mạo thương hiệu đã được qua quá trình trải nghiệm và kiểm chứng tâm lý.

 

Các thương hiệu đang trong quá trình cạnh tranh gay gắt với nhau để giành lấy sự chú ý của người tiêu dùng, đặc biệt là sự tin tưởng của họ. Còn tôi thì cho rằng chính thương hiệu và kiến trúc thương hiệu nên từ bỏ cuộc cạnh tranh này. Lòng tin của khách hàng không phải là phần thưởng cho kẻ chiến thắng, mà đó là kết quả của một quá trình xây dựng lời hứa thương hiệu với các bên liên quan, đồng thời là sự thích ứng của nhãn hiệu đối với thị trường.

 

Xây dựng niềm tin của khách hàng

 

Ngày nay, khách hàng dễ bị tấn công dồn dập bởi một lượng thông tin khổng lồ trước/ngay khi/sau khi mua hàng. Thông điệp thương hiệu cũng nằm trong mớ thông tin đó, và xin lưu ý rằng, cho dù khách hàng có nhận ra được thông điệp thì, đó cũng là nguồn thông tin ít được họ tin tưởng nhất.

 

Một cuộc nghiên cứu của Hội thảo Thương Mại Thế Giới (WEF) thực hiện vào tháng 12 năm 2005 cho thấy, niềm tin của khách hàng dành cho các công ty toàn cầu đang sụt giảm nghiêm trọng. Cho dù vẫn có những cố gắng cải thiện sau vụ Enron, nhưng lòng tin hiện nay được xem như là một tài sản quý giá cần được gìn giữ để tránh khỏi sự suy sụp. Một cuộc nghiên cứu tương tự cũng cho thấy rằng các nguồn thông tin từ các đối thủ nhỏ có độ tin cậy cao hơn là các công ty lớn. Trong 4 năm liền, độ tin cậy của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) được đánh giá là cao nhất.

 

Vậy lòng tin là gì mà lại được đánh giá cao như vậy? Đối với doanh nghiệp, nó đại diện cho sức mạnh cạnh tranh, hầu như không thể bắt chước, rất dễ đánh mất và còn rất khó khăn khi muốn gây dựng lại.

 

Vậy cuộc nghiên cứu của WEF có ý nghĩa gì đối với kiến trúc thương hiệu? Điều đầu tiên và cũng là chua chát nhất, đó là kiến trúc thương hiệu vẫn chưa đi đến chỗ khó khăn nhất: Khách hàng dường như không dễ bị "dẫn dụ" bằng thông điệp của nhà sản xuất. Thứ hai, nếu kinh doanh là quá trình học hỏi từ những doanh nghiệp "được tin tưởng nhiều hơn" thì các doanh nghiệp cần phải có nhiều mục tiêu xã hội hơn trong suốt quá trình hoạt động của họ. Tôi không nói về một khái niệm thiển cận trong "tiếp thị nhân-quả", tôi đang nói về trách nhiệm và sự cần thiết phải thay đổi của các doanh nghiệp.

 

Trách nhiệm của doanh nghiệp

 

Chắc cũng không cần phải lưu ý độc giả rằng, các bên liên quan (khách hàng, cổ đông, nhân viên...) tin tưởng vào công ty thông qua những cố gắng xây dựng của công ty dành cho cộng đồng mà họ nhìn thấy được. Khái niệm này không quá xa lạ đối với Aristotle từ thời cổ đại. Thực vậy, ngày nay các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được mối quan hệ này và họ bắt đầu thay đổi hình ảnh thương hiệu của họ sao cho phù hợp với mong đợi của khách hàng. Cho dù vậy, tôi cho rằng một doanh nghiệp muốn xây dựng một niềm tin tương đối thì cần phải đặt mình vào tình huống họ phải sữa chữa lỗi lầm như thế nào nếu họ không thực hiện đúng lời hứa.

 

Khi nói về viễn cảnh của thương hiệu, để ước đoán trách nhiệm của doanh nghiệp một cách tốt nhất thì không cần một tầm nhìn quá rộng ra ngoài đường phố! Bạn tin tưởng vào ai để giao một việc quan trọng? Có phải là một người đeo kính mát, mũ trùm đầu, nghe iPod, hay một người có cái đầu rỗng tuếch? Tôi biết cần phải chọn một người như thế nào: đó là một người có các giác quan nhạy cảm nhất.

 

Tóm lại, đó phải là một thương hiệu không chỉ phản chiếu khách hàng, mà tốt nhất nó cần phải trong suốt và dễ lĩnh hội, nhằm làm điểm tựa tốt nhất khi bắt đầu cuộc chơi xây dựng lòng tin.

 

Trong suốt là như thế nào?

 

"Xoay" là một từ để mô tả nhận thức của người tiêu dùng thế kỷ 21. Họ là những người trải nghiệm thương hiệu chuyên nghiệp, luôn tìm kiếm những điểm ít liên quan trong mớ thông tin mà họ nhận được, và thông tin đó là hiện thân của thương hiệu. Tìm ra điểm khác biệt giữa hai bức tranh tương tự nhau là cách mà các bên liên quan đánh giá độ tin cậy và khả năng tín nhiệm dành cho các doanh nghiệp.

 

Kinh doanh dựa vào thương hiệu, tức là dựa vào "trọng số hình ảnh", ngày nay đang gặp nhiều khó khăn, ngay cả khi họ đã làm đúng hoặc họ là một tổ chức phi chính phủ.

 

Có thể lấy ví dụ một tổ chức phi chính phủ lớn, như Greenpeace (Hoà bình xanh) chẳng hạn. Khi họ quyết định làm kinh doanh, họ dễ thành công khi lấy ý kiến đánh giá của người tiêu dùng. Vì sao ư? Bởi vì họ đáng tin cậy hơn là một doanh nghiệp – như kết luận của WEF đưa ra ở trên. Nhưng dù sao, bằng cách tiếp cận trong suốt, các doanh nghiệp trung hoà những điều tiếng của họ so với các tổ chức phi chính phủ. Nhưng để tránh những hoài nghi như thế, sự trong suốt này cần phải được nhìn thấy như là vật thế thân cho những mâu thuẫn.

 

Thế nào là dễ lĩnh hội?

 

Các doanh nghiệp đa quốc gia ngày càng được đánh giá là khá kiêu ngạo, không phải vì cá tính hay hình ảnh thương hiệu, mà chỉ đơn giản là quy mô của họ. Khá nhiều doanh nghiệp đã phải gánh định kiến này trên vai và cố gắng giảm bớt chúng bằng nhiều chiến dịch quảng cáo. Dầu nhớt BP là một ví dụ như thế.

 

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, thành kiến về sự kiêu ngạo không hề được thêm thắt vào hình ảnh thương hiệu, mà người ta chỉ nhận thấy điều này ngay trong những hành động rất ư không-kiêu-ngạo, chẳng hạn như lấy tai nghe xuống để bắt đầu lắng nghe.

 

Đây là một chiến lược đã được Chevron - đối thủ của BP sử dụng, hiện vẫn còn trên debate about global energy. Thời gian cứ trôi, cho dù Chevron đã đạt được một bước tiến vượt bậc về sự lĩnh hội, nhưng sự xét đoán vẫn còn đó. Liệu họ sẽ xét đoán sự việc dựa trên những gì họ nghe thấy và quyết định một sự thay đổi nào đó? Nếu không, giá trị thương hiệu của Chevron sẽ bị tổn hại nặng nề.

 

Giorgio Armani, Gap, Converse, và American Express lại cho chúng ta những ví dụ khác. Từ khi có những vấn đề xã hội đối với bệnh dịch AIDS, họ đã hợp tác với Bono và Bobby Shriver (hai cá nhân có uy tín nhất trong những người có liên quan) để tung ra sản phẩm mới Product Red. Với tư cách là thành viên, các doanh nghiệp này quảng cáo bán lẻ sản phẩm với logo Product Red, thể hiện rằng họ đã góp phần chống lại dịch AIDS ở Châu Phi.

 

Tôi không nghĩ rằng sẽ có ai đó phản đối sáng kiến này và cho rằng đó không phải là một cơ hội cho các đơn vị thành viên (có lẽ tôi nên dùng một cụm từ khác để mô tả điều này: Cơ hội Hợp tác Xã hội), nhưng dù sao, tôi cũng muốn chỉ ra một rủi ro khá lớn. Một cách bất thành văn, các thành viên mong muốn làm tăng lòng tin đối với các bên liên quan khi hợp tác với nhau trong hoạt động này. Thế rồi ai cũng mong đợi mình sẽ là thủ lĩnh gánh vác trách nhiệm trong tương lai sắp tới.

 

Kết luận

 

Lòng tin là một lợi thế cạnh tranh trong thế kỉ 21 và kiến trúc thương hiệu nắm vai trò chính. Chúng cần đảm bảo rằng, thương hiệu phải thể hiện sự trong suốt và có trách nhiệm với quan điểm của các bên liên quan. Về bản thân các thương hiệu, chúng cần phải tham gia một cách tự nhiên vào bản chất hành vi chủ yếu.

 

Cuối cùng thì, chỉ có doanh nghiệp không muốn kinh doanh mới sợ sự trong sạch và cần nhớ rằng làm kinh doanh không có nghĩa rằng chúng ta phục vụ cho mục đích thành công.

 

Arlo Brady (Diệu Linh – Công ty thương hiệu LANTABRAND – sưu tầm và lược dịch từ brandchannel.com)

 


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Xây dựng niềm tin – Nhiệm vụ của thương hiệu