Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Su dung ten rieng lam ten thuong hieu - nen hay khong?

Số lượt xem: 238
Gửi lúc 08:47' 03/09/2009

Sử dụng tên riêng làm tên thương hiệu - nên hay không?

Ilse, Annie, Fred & Ed, Albert, và Humberto là một vài ví dụ cho trào lưu sử dụng tên riêng là tên thương hiệu đang rộ lên ở Hà Lan trong thời gian gần đây. Vấn đề đặt ra là liệu khách hàng có tin tưởng giao tiền mình vào một ngân hàng Alex hay muốn mua điện thoại di động của Ben hay không?



Xu hướng sử dụng tên riêng làm tên thương hiệu không chỉ xuất hiện tại Hà Lan, thật ra trên thế giới đã có rất nhiều thương hiệu có tiếng bắt nguồn từ tên riêng ví dụ như Hugo (thương hiệu con của Hugo Boss), Tommy của Tommy Hilfiger, kem Ben & Jerry, và các thương hiệu cá nhân như Oprah, Madonna và Bjork. Nhưng tất cả những tên này đều xuất phát từ chủ tập đoàn hoặc người sở hữu thương hiệu. Một số nhân vật lãnh đạo từ xứ sở hoa tulip cũng dùng tên riêng của mình để đặt cho thương hiệu: Humberto (thương hiệu thời trang của tên tuổi nổi tiếng trong giới truyền hình Humberto Tan), Linda (theo ngôi sao truyền hình Linda de Mol) và ngôi sao pop Anouk (Anouk Teeuwe).

 

Bên cạnh đó,  người ta cũng dùng những tên riêng không liên quan đến các nhà lãnh đạo để đặt cho công ty hoặc thương hiệu, chẳng hạn như:

 

-          Albert Heijn, chuỗi cửa hàng rau quả lớn nhất Hà Lan với hơn 700 cửa hiệu và là một phần của Royal Ahold, đã cho siêu thị online của mình tên Albert.

-          Ba cựu nhân viên của Unilever đứng ra thành lập Food Sense và đặt cho các sản phẩm bơ đậu phộng, thạch và kẹo mềm của mình tên Fred & Ed.

-          Annie là tên của một trạm điện thọai.

-          Jan là một loại sơn trong nhà của Histor/Sigma Coatings, xuất phát từ tên của nhà thiết kế nội thất nổi tiếng Jan des Bouvrie.

-          Jakie, tạp chí hàng tháng được đặt tên theo Jackie Kennedy Onasis, và Johan là tên của một tạp chí bóng đá xuất bản năm 2000 nhằm "vinh danh" ngôi sao sân cỏ Johan Cruyff.

-          Tom & Otto là một sản phẩm của nhà máy giấy Modo Van Gelder.

-          Ilse, thuộc sở hữu của VNU, là một trong những công ty về internent lớn nhất Hà Lan và sở hữu một công cụ tìm kiếm tương tự như Google cũng được mang tên Ilse.

-          Alex, thuộc Rabobank, là trung tâm giao dịch chứng khóan online lớn nhất Hà Lan.

 

Theo nhận xét của Rober Jan Heyning, Giám đốc sáng tạo của NameWorks tại Zeist thì "các doanh nghiệp nhận thấy họ cần phải tạo dựng một hình ảnh gần gũi và thân thiện hơn, do đó, qua việc sử dụng tên riêng làm thương hiệu cho sản phẩm, họ cảm thấy thương hiệu của mình cũng mang dáng dấp của một con người bằng xương bằng thịt."

 

Những tên riêng của Hà Lan có thể được xem là đối trọng của xu thế Âu hóa và tòan cầu hóa nhanh chóng trên thế giới ngày nay, theo như ý kiến của Heyning: "Albert có thể chỉ là một trang web hay một cửa hàng online, thế nhưng đó là một cái tên rất quen thuộc với mọi người. Internet có thể là một công cụ vô cảm, và người giao hàng có thể là một người lạ mặt, thế nhưng với Albert thì khác. Albert quan tâm đến khách hàng và đảm bảo cho việc mua sắm online của khách hàng được suôn sẻ."

 

Liệu việc này có thành công hay không? Còn quá sớm để đưa ra câu trả lời chính xác nhưng sự thật là đối thủ nặng ký nhất của Albert là Max Foodmarket (lại một thương hiệu mang tên riêng nữa!) đã phá sản vào cuối năm 2002.

Việc các doanh nghiệp chọn tên riên hoặc thay đổi tên để tạo nên một hình ảnh thân thiện hơn không phải là mới. Tuy nhiên trước đây các doanh nghiệp thường có xu thế chọn họ, "hay ít nhất là cả họ lẫn tên", theo lời Bas Kist, Giám đốc / đối tác của Shield Mark Brand Protection ở Amsterdam, chẳng hạn như Douwe Egberts và Albert Heijn, hoặc Heineken và Philips.

"Tuy nhiên, ngày nay mọi người trong xã hội ngày càng xích gần nhau hơn, và tên riêng được sử dụng nhiều hơn trong giao tiếp và trong đặt tên thương hiệu chỉ vì nó nghe thân thiện hơn so với cách dùng họ hay cả họ lẫn tên trong xưng hô", theo Kist.

Sử dụng tên riêng giúp thương hiệu tạo được sự thân thiết nơi khách hàng, nhất là những cái tên vốn rất quen thuộc với họ. Nhờ vậy, thương hiệu có thể trở thành một người bạn.

Đây chính là trường hợp của Alex, thuộc Rabobank. Theo nhận xét của René Fritjers, Giám đốc điều hành và marketing của Alex, thì quả là một điều kỳ lạ thú vị khi một trung tâm giao dịch chứng khóan online lại mang tên Alex, thay vì "Labouchère online". Khi ấy Alex là một phần của Labouchère Bank, "nhưng theo lời của Ban giám đốc Labouchère, Alex được xem là một kênh truyền thông mới, và mọi người luôn nghĩ về Alex như một ý tưởng dịch vụ hòan tòan mới, một sản phẩm mới có khả năng thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đồng thời cả công ty cũng muốn đánh bóng bước sáng tạo trong việc đặt tên Alex. Trong thế giới tài chính, các thương hiệu thường được đặt theo họ và Labouchère muốn tránh đi việc lặp lại hình ảnh nhàm chán của một ông chủ ngân hàng nghiêm nghị."

Fritjers cũng chỉ ra rằng vì máy vi tính là một công cụ vô hồn do đó khi đặt tên Alex, họ muốn thêm vào đó một chút ấm áp của con người. Alex có thể là tên dành cho cả nam lẫn nữ và gợi lên sự liên tưởng trực tiếp đến AEX, viết tắt của Amsterdam Exchanges.

Với tất cả những lý do này, Fritjers cũng gặp không ít khó khăn khi tìm sự chấp thuận từ CEO của Labouchère. Ông nhớ lại những phản ứng ban đầu là: "Gì cơ, đặt tên là Alex à?Anh muốn các đồng nghiệp tại các nhà băng khác cười vào mặt tôi chắc?" Chính sự nhanh trí đã cứu lấy tên Alex vì, như Firtjers kể lại, "Cuối cùng thì chúng tôi cũng nghĩ ra là Alex có thể là tên tắt của Access Liquidity to Exchanges."

Ngày nay Alex có thể tự hào vì số lượng khách hàng lên đến 70,000 người của mình và bản thân Alex là người dẫn đầu trong việc giao dịch. Tháng 4/2004, Firtjers được trao giải "Marketeer of the Year 2004" của Nima Marketing Association, Platform Innovative in Marketing và Tijdschrift voor Marketing

Một ví dụ khác cho thương hiệu mang tên riêng là Ben. Ben là thương hiệu điện thọai di động mà ngay trong năm đầu tiên xuất hiện (1999) đã đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất tại Hà Lan, và nhanh chóng chiếm vị trí thứ 3 tại thị trường Hà Lan trong năm 2002. "Tên Ben nhằm mục đích tạo nên sự gần gũi hơn giữa thương hiệu và khách hàng so với những thương hiệu khác vốn được đặt tên nghe quá xa cách như KPN, Libertel, Telfort và Dutchtone", theo đánh giá của Heyning tại NameWorks. Và Ben thật sự thành công sau một chiến dịch marketing rầm rộ tốn đến hàng chục  triệu euro. Thế nhưng Ben đã sớm ra đi khi hãng điện thọai di động khổng lồ của Đức T-Mobile mua lại Ben và tháng 1/2003, Ben được đặt tên mới là T-Mobile.

Tuy nhiên Heyning chưa bao giờ khuyên khách hàng của mình dùng tên riêng để đặt cho thương hiệu. "Tên riêng như Ben thường dễ gây chú ý, và ngộ nhỡ trong khách hàng có người quen biết một người nào tên Ben và không ưa gì người này,  thì chắc chắn khách hàng sẽ không chọn thương hiệu mang tên Ben."

Các chuyên gia marketing khác cũng khuyến cáo các doanh nghiệp về những bất lợi tên riêng có thể mang đến cho thương hiệu và cũng đã cân nhắc việc cho rằng đặt tên riêng cho thương hiệu là một trong những cạm bẫy trong xây dựng thương hiệu.

Erwin Wijman (An Nhiên - Công Ty Thương Hiệu LANTABRAND - sưu tập và lược dịch)

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Sử dụng tên riêng làm tên thương hiệu - nên hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét