Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Marketing truc tuyen: “mieng banh lon”

Số lượt xem: 283
Gửi lúc 10:42' 24/12/2010

Marketing trực tuyến: "miếng bánh lớn"

Marketing trực tuyến: "miếng bánh lớn"
Marketing trực tuyến là một công cụ phát triển và quảng bá doanh nghiệp bằng cách sử dụng các phương tiện trực tuyến. Marketing trực tuyến không chỉ đơn giản là xây dựng các website, sử dụng công cụ email để giao dịch với khách hàng mà sâu xa hơn marketing trực tuyến là một phần của chiến lược marketing và phải được đầu tư hợp lý.

Công cụ marketing trực tuyến

Marketing trực tuyến đã đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng, khách hàng không cần phải đến tận nơi để tìm hiểu về sản phẩm mình quan tâm, khi khách hàng muốn so sánh giữa chất lượng, màu sắc, chủng loại của cùng một loại sản phẩm được sản xuất bởi các các công ty khác nhau, hay khi khách hàng muốn tìm hiểu những thông tin phản hồi về chất lượng sản phẩm của các khách hàng đã sử dụng. Khách hàng chỉ cần một cái nhấp chuột là có tất cả. Các công cụ marketing trực tuyến có thể như:

- E-mail marketing: Là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng. Chi phí thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại di động. Doanh nghiệp có thể gửi thông điệp của mình đến hàng ngàn người khác nhau, ở bất cứ nơi đâu, trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, để không quấy rầy khách hàng như các spam, e-mail nên xác nhận yêu cầu được cung cấp thông tin hoặc sự chấp nhận của khách hàng, khi đó khi nhận thông tin khách hàng có sự chú ý đến sản phẩm nhiều hơn.

- Website marketing: Giới thiệu các sản phẩm trực tuyến, các thông tin về sản phẩm ( hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả,…) được hiển thị 24 giờ trong suốt cả năm sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ và thanh toán trực tiếp trên mạng. Để thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng trung thành nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Mặt khác các website của doanh nghiệp phải có giao diện lôi cuốn, dễ sử dụng, dễ tìm thấy. Hoạt động mua bán phải rõ ràng, dễ kiểm tra, sử dụng thẻ điện tử để thanh toán…hỏi đáp trực tuyến cũng được đánh giá cao trong một website tiếp thị.


Thị trường marketing trực tuyến

Với tốc độ phát triển của Internet như hiện nay, quảng cáo trong marketing trực tuyến, loại hình quảng cáo thường được giới chuyên gia toàn cầu đánh giá là đầy tiềm năng - đang phát triển mạnh mẽ, với những vụ thâu tóm của các đại gia công nghệ trong thời gian gần đây như Google mua DoubleClick giá 3,1 tỉ USD, hay Microsoft thâu tóm aQuantive với mức giá 6 tỉ USD, và một thông tin nóng bỏng thời gian qua là Microsoft đề nghị mua lại Yahoo! với giá kỷ lục 44,6 tỉ USD nhưng thương vụ không thành công và theo Thời báo Phố Wall mục tiêu săn đuổi tiếp theo của Microsoft là Facebook – một mạng xã hội ảo.

Ở Việt Nam các doanh nghiệp đã sử dụng rất thành công marketing trực tuyến và đa đem lại rất nhiều hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng và PR công ty như Dệt Phong Phú, Ford Việt Nam...

Một trong những lợi thế của Marketing trực tuyến là sự sẵn sàng của lượng lớn thông tin. Người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi. Doanh nghiệp sử dụng Marketing trực tuyến có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng như chi phí thuê mặt bằng, giảm được số lượng lực lượng bán hàng, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường rộng lớn trên toàn cầu.

Internet xuất hiện ở Việt Nam chưa tới 10 năm, nhưng tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng gia tăng rất nhanh với tốc độ tăng trưởng được đánh giá có phần còn hơn so với một số quốc gia phát triển. Theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNCI), hiện có xấp xỉ 19 triệu người, chiếm khoảng 22,5% dân số VN thường xuyên tiếp cận Internet. Số lượng người sử dụng Internet đông đảo và tăng trưởng nhanh ( năm 2007 có thêm 4 triệu người sử dụng so với 2006) là một môi trường tiềm tàng để khai thác Marketing trực tuyến.

Thị phần của Marketing trực tuyến thông qua các công cụ quảng cáo hiện nay mặc dù chỉ chiếm rất nhỏ so với thị phần của quảng cáo trên các đài truyền hình và quảng cáo trên các ấn phẩm báo chí nhưng doanh thu của thị trường trong những năm gần đây tăng trưởng rất nhanh. Năm 2006 là 64 tỉ VND, năm 2007 khoảng 160 tỉ VND và trong những năm tới có thể đạt con số 500 tỉ VND vào năm 2010.


Vai trò của marketing trực tuyến

Marketing trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích lớn lao. Đặc biệt, với các doanh nghiệp Việt Nam đa số là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì thuận lợi trong việc quảng bá, xúc tiến thương hiệu cũng như đạt được lòng tin của khách hàng và đối tác. Khi tiến hành marketing trực tuyến với những khách hàng khó tính, các doanh nghiệp này sẽ dễ dàng hơn trong việc đạt được hợp đồng, bởi vì nếu họ gặp các doanh nghiệp bên ngoài có thể họ sẽ e ngại khi thấy quy mô công ty của bạn.

Với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như thời trang, may mặc, du lịch thì marketing trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích, họ có thể gửi các Catalogue với các kiểu thời trang mới, các thông tin về địa điểm du lịch hay các tour đã được thiết kế sẵn đến với khách hàng. Đó chính là cách quảng bá sản phẩm hay doanh nghiệp một cách cạnh tranh nhất với các đối thủ khác trong việc chiếm lĩnh lợi thế cạnh tranh về thời gian. Điều này rất quan trọng nhất là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập nhập khẩu, thị trường toàn cầu trong suốt 24 giờ chứ không có giới hạn ngày hay đêm. Khi khách hàng cần tham khảo các mẫu hàng, dù ở bất cứ đâu họ cũng có thể thực hiện được điều đó 24/24.

Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu, từ nhân lực cấp cao đến các vị trí cấp thấp ở tất cả các bộ phận và bộ phận marketing cũng không ngoại lệ như vậy với marketing trực tuyến thì vấn đề này có thể được giải quyết một phần. Khi làm marketing trực tuyến, số lượng nhân sự có thể giảm đáng kể, chỉ cần một vị trí chuyên gia cùng một nhóm nhỏ về marketing trong một bộ phận.

Vấn đề tài chính luôn là vấn đề lớn đối với các công ty Việt Nam, Marketing là bộ phận đi trước, tiên phong "dọn đường" cho việc tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm cho đến giai đoạn bán sản phẩm. Chi phí cho marketing trong giá thành thường chiếm tới 30 – 40% giá thành sản phẩm như vậy giảm được chi phí marketing là doanh nghiệp đã có được lợi thế cạnh tranh rất lớn của mình. Chi phí cho marketing trực tuyến sẽ nhỏ hơn nhiều lần so với chi phí các doanh nghiệp phải bỏ ra khi marketing ( quảng cáo, tổ chức sự kiện, hoat động PR…) trên truyền hình hoặc báo in. Vì vậy bộ phận marketing phải nhanh chân trong việc triển khai hoạt động của mình đó cũng là một xu thế mới, một tầm nhìn chiến lược của các công ty trong giai đoạn hiện nay.

Mặc dù hình ảnh người tiêu dùng xếp hàng thanh toán trong các hệ thống siêu thị như Co_opMart, Maximart, Metro đã dần chiếm đa số trong thị trường tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay nhưng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lối sống công nghiệp đang hình thành kéo theo sự hạn hẹp về thời gian dành cho tiêu dùng. Đó chính là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động marketing trực tuyến trong việc triển khai hệ thống bán hàng trên mạng ở Việt Nam hiện nay. Nhất là sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam theo một nghiên cứu thị trường của tập đoàn tư vấn AT Kearney ( năm 2007) đứng ở vị trí thứ tư toàn cầu, sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc


Thách thức của marketing trực tuyến

Tuy nhiên ta cũng có thể thấy những thách thức riêng cho hoạt động marketing trực tuyến tại Việt Nam như:

Lãnh đạo các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn giá trị quan trọng của marketing trực tuyến trong khi xúc tiến thương mại, vì vậy chi phí dành cho marketing trực tuyến chiếm một phần rất nhỏ, thậm chí còn không có trong chi phí marketing của doanh nghiệp.

Đội ngũ làm marketing trực tuyến đôi khi chưa hiểu biết về các kỹ năng công nghệ thông tin. Điều này rất quan trọng ví dụ khi khách hàng mua hàng tại một website thì người làm marketing trực tuyến phải biết cách xây dựng các giải pháp tiếp nhận và tự động xử lý đơn hàng, cũng như tự động theo dõi quá trình bán hàng.

Chưa có các website đặc thù để tiến hành các hoạt động marketing trực tuyến, đa số vẫn sử dụng thông qua các trang báo điện tử hay các báo tin tức có số lượng người sử dụng lớn như Tuổi Trẻ, Vnexpress,…việc này trong thời điểm hiện tại còn phát huy tác dụng khi khách hàng sử dụng internet còn mới mẻ. Trong tương lai, khi thương mại điện tử phát triển mạnh sự cần thiết phải có các trang web đặc thù về marketing là quan trọng.

Các doanh nghiệp chuyên về marketing trực tuyến chưa thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình như: có quá nhiều logo, biểu tượng xuất hiện trong một thời gian ngắn trong quảng cáo trực tuyến gây phản cảm. Có quá ít thông tin về các khách hàng, điều này gây ra sự khó khăn trong việc tiếp xúc với khách hàng.

Khi marketing trực tuyến, các doanh nghiệp chưa xác định được thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp rõ ràng.

Hệ thống thương mại điện tử còn yếu kém vì thế ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của việc bán hàng qua mạng, các vấn đề sẽ nảy sinh ra trong quá trình mua bán hàng hóa, thanh toán...

Các công cụ pháp luật hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp khi có cạnh tranh xảy ra trong thương mại điện tử còn mới mẻ, chưa đi kịp với sự phát triển của thị trường

Nhưng tất cả khó khăn trên sẽ không còn là vấn đề khi mà xu thế marketing trực tuyến đang dần lên ngôi như hiện nay, một thị trường tiềm năng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2008.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Marketing trực tuyến: "miếng bánh lớn"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét