Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Thu thuat SEO - Suy nghi giong Google

Số lượt xem: 0
Gửi lúc 09:37' 26/01/2011

Thủ thuật SEO - Suy nghĩ giống Google

Thủ thuật SEO - Suy nghĩ giống Google

Nếu bạn thử tìm 1 từ khóa "SEO tips" trên Google hay những công cụ tìm kiếm khác, bạn sẽ nhận được khoảng 1,5 triệu kết quả. Quả là một "núi" kết quả để một người có thể "tiêu hóa" hết.

Nếu bạn đang tìm một vài thủ thuật giúp Website của bạn lên top trên trang kết quả tìm kiếm, hãy tham khảo một số quy tắc mấu chốt sau:

 

1. Ngôn ngữ Google.

Google có thể biết tất cả các ngôn ngữ, từ ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết cho đến ngôn ngữ lập trình. Có người cho rằng Google có thể crawl được bất cứ ngôn ngữ nào, thậm chí là các Flash hay JavaScript. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, bởi vì Google crawl đến trang của bạn không có nghĩa là Website của bạn sẽ tạo được ưu thế trên trang tìm kiếm của Google. Bạn thử hình dung, một trang có URL động (có nhiều "?" và "=") như "showthread.php?t=12345678" và một trang có đường dẫn dạng HTML như "suy-nghi-giong-google.htm", Google sẽ dễ dàng hiểu URL nào hơn. Cũng như con người, tất nhiên Google sẽ hiểu đường dẫn thứ 2 hơn.

2. Sử dụng Google sitemaps.

Sử dụng Sitemaps sẽ đặc biệt hữu ích nếu trang Web của bạn có một số nội dung mà một Search Engine không thể navigate, có thể bao gồm Flash, AJAX, hay JavaScript. Hãy nhớ rằng, hiện nay không chỉ Google sử dụng Sitemaps, mà MSN, Yahoo và Ask.com cũng sử dụng các giao thức tương tự cho Sitemaps. Đây là một cách giúp trang Web của bạn được index bởi các công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn muốn sử dụng tốt Sitemaps, bạn phải ghi nhớ một số điều sau: chúng phải là những file XML, hạn chế đến 50.000 URLs và 10 Mb trên một Sitemap, có thể sử dụng nhiều file sitemaps, sử dụng một file Sitemap index, có thể nén Sitemap bằng gzip để giảm băng thông.

3. Thẻ meta "Description".

Thực ra, thẻ Meta Description không phải là yếu tố chính để Google đưa bạn lên top trên trang kết quả của nó, nhưng nó sẽ giúp miêu tả khái quát trang của bạn trên SERPs. Nói cách khác, những được xem bởi những người lướt Web khi họ thực hiện một lệnh tìm kiếm và quyết định chọn link nào để click vào.
Một thẻ Meta Description thường có dạng:

META NAME="Description" CONTENT="informative description here"


Google rất "quan tâm" đến thẻ Meta Description bởi vì nó muốn những snippet (đoạn trích ngắn) phải thể hiện chính xác trên trang kết quả. Khi thẻ này giúp người đọc hiểu rõ về nội dung của trang Web, Google sẽ "ưu tiên" sử dụng thẻ Meta Description. Hãy nhớ rằng, thẻ Meta Description không bao gồm những chuỗi từ khóa dài, chỉ nên sử dụng những từ khóa ngắn gọn. Một thẻ Meta Description tốt sẽ cho người đọc biết nội dung tổng quát của trang đó là gì, và những gì họ có thể thu được từ trang đó. Ví dụ, một Meta Description của trang Google Video là "Search and browse all kinds of videos, hosted on sites all over the web, including Google, YouTube, MySpace, MetaCafe, GoFish, Vimeo, Biku, and Yahoo Video.". Bạn phải đảm bảo rằng, trên mỗi trang trong Website của bạn phải chứa những thẻ Meta Description có nội dung khác nhau. Một thẻ Meta Description được viết tốt sẽ không phải là một câu hoàn chỉnh, mà nó chỉ liệt kê các thông tin liên quan đến trang đó. Bạn cũng nên tránh lặp lại các từ khóa, hay keyword stuffing. Sau đây là ví dụ về một thẻ Meta Description tốt để quảng cáo quyển sách Harry Potter 7.

META NAME="Description" CONTENT="Author: J. K. Rowling, Illustrator: Mary GrandPré, Category: Books, Price: $17.99, Length: 784 pages"

Bạn biết vì sao nó tốt không? Nó không có các từ khóa lặp lại, cũng không có quá nhiều thông tin, mọi thừ đều được tag rõ ràng và phân biệt.

4. Content is King Online.

Tôi muốn để nguyên từ "Content is King Online" bởi vì đối với giới Webmaster nói chung và đặc biệt là các SEOer nói riêng, đó là một từ quá quen thuộc. Site nào có nội dung phong phú, chất lượng, hấp dẫn được người đọc sẽ được ưu tiên hơn, đó là điều hiển nhiên. Bạn nên cập nhật thông tin và nội dung của site thường xuyên.
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Thủ thuật SEO - Suy nghĩ giống Google

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét