Gửi lúc 16:33' 19/01/2010
Nhượng quyền thương mại và cấp phép kinh doanh
Nhượng quyền thương mại và cấp phép kinh doanh | ||
| ||
| ||
Thường thì mọi người hay đặt câu hỏi này: Hiện tại tôi đang tìm kiếm một vài cơ hội kinh doanh. Một số là nhượng quyền thương mại còn một số khác lại được gọi là các cơ hội kinh doanh. Ông có thể vui lòng giải thích cho tôi đâu là sự khác biệt căn bản giữa chúng? Trả lời: Theo tôi thật khó để có thể lý giải được sự khác biệt giữa một vụ nhượng quyền thương mại và cấp phép một cơ hội kinh doanh bởi vì chúng thật sự không quá khác biệt nhau về bản chất. Nhưng trước khi đặt bút ký vào một bản hợp đồng thỏa thuận với những hình thức kinh doanh trên thì bắt buộc bạn phải hiểu rõ bản chất hai cụm từ này. Hình thức phổ biến nhất của một cơ hội kinh doanh được cấp phép là việc một số chủ công ty cho thuê các kệ để trưng bày hàng hóa, dựng lên quan hệ phân phối giữa công ty hay nhà cung cấp và các nhà buôn hàng hóa (thương gia tự doanh), và các trạm máy bán hàng tự động trên đường phố. Những cơ hội kinh doanh này có nghĩa là: khi một công ty hoặc một công ty con/chi nhánh của họ cung cấp sản phẩm dịch vụ cho người phụ trách điều hành máy bán hàng, và sau đó anh ta sẽ có nhiệm vụ tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ của họ. Công ty sẽ cung cấp cho anh ta cửa hàng để trưng bày và tiêu thụ hàng hóa, khách hàng hay cung cấp cho họ địa điểm để đặt các máy bán hàng tự động (thường là dọc các đường phố đông đúc người qua lại). Khi đó người phụ trách máy sẽ phục vụ khách hàng bằng cách tiếp thêm hàng vào máy hay các kệ chứa mỗi khi cạn hay hết hàng. Trong khi một số hệ thống nhượng quyền thương hiệu cũng có những yếu tố như trên, nhưng một trong những điểm khác biệt chính yếu nhất để phân biệt hai khái niệm này, chính là mức độ trong mối quan hệ giữa bên thực hiện kinh doanh và bên công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ. Dưới đây là một số khác biệt cơ bản nhất: Tên gọi thông thường Nhượng quyền thương mại: Doanh nghiệp được nhượng quyền thương mại sẽ sử dụng chính thương hiệu của bên nhượng quyền thương mại. Cơ hội kinh doanh: Người được cấp phép kinh doanh sẽ không mang thương hiệu của bên cấp phép kinh doanh. Sự hỗ trợ Nhượng quyền thương mại: Một doanh nghiệp khi được nhượng quyền thương mại sẽ đồng thời được hỗ trợ về nhiều mặt như: đào tạo, tiếp thị và những sự hỗ trợ khác từ phía nhượng quyền thương mại liên tục một khi còn thực hiện việc kinh doanh này. Cơ hội kinh doanh: Bên cấp phép kinh doanh nếu có cũng chỉ nhận được rất ít sự hỗ trợ từ phía công ty cấp phép ngoại trừ những nguồn cung cấp hàng hóa, sản phẩm để bán. Mức độ tiêu chuẩn của hàng hóa và dịch vụ Nhượng quyền thương mại: Doanh nghiệp hay cá nhân được nhượng quyền thương mại trên cơ sở độc quyền hay bán độc quyền đối với sản phẩm dịch vụ của bên nhượng quyền kinh doanh và mức độ tiêu chuẩn dù là nhỏ nhất cũng được thiết lập bởi bên nhượng quyền kinh doanh. Cơ hội kinh doanh: Doanh nghiệp hay cá nhân được cấp phép thông thường có thể kinh doanh một loạt các dòng sản phẩm và dịch vụ khác nhau - và trong một vài trường hợp những sản phẩm hay dịch vụ này có thể cạnh tranh lẫn nhau. Phí kinh doanh Phí trong nhượng quyền kinh doanh: Bên được nhượng quyền kinh doanh thường sẽ phải trả một khoản phí tiền bản quyền kinh doanh liên tục theo thời gian kinh doanh được tính trên lượng doanh thu thu được từ kinh doanh. Phí trong cấp phép cơ hội kinh doanh: Đối với cấp phép cơ hội kinh doanh thì việc trả phí lại không được tính theo doanh số bán mà người ta lại tính thẳng vào giá của các sản phẩm và dịch vụ nguyên liệu đầu vào mà bên cấp phép cung cấp. Các thương vụ cấp phép cơ hội kinh doanh sở hữu một vài điểm mạnh so với nhượng quyền thương mại; trong đó một lợi thế chính là sự độc lập và tính linh hoạt trong quá trình hoạt động mà bạn không thể tìm thấy trong các hình thức nhượng quyền kinh doanh. Ngoài ra chi phí từ các vụ cấp phép cơ hội kinh doanh cũng ít hơn so với nhượng quyền kinh doanh rất nhiều trong giai đoạn khởi đầu của quá trình kinh doanh trong cùng một ngành nghề. Không những thế bên cấp phép cơ hội kinh doanh cũng không yêu cầu bên được cấp phép phải trả các khoản phí bản quyền định kỳ như bên nhượng quyền kinh doanh thường đòi hỏi. Hình thức cấp phép cơ hội kinh doanh vì vậy thích hợp hơn đối với ngành nghề kinh doanh có cơ sở tại nhà, bán thời gian hay để kiếm thêm nguồn thu nhập phụ. Tuy nhiên cấp phép cơ hội kinh doanh cũng có một số mặt hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất đối với hình thức kinh doanh này là rất hiếm khi bạn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ trong việc thiết lập doanh nghiệp, hệ thống quản lý điều hành, đào tạo, tiếp thị và trong suốt quá trình kinh doanh bạn cũng chẳng nhận được thêm sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía cấp phép. Còn trong một vụ nhượng quyền thương mại thành công thì hoàn toàn trái lại, vì toàn bộ hệ thống kinh doanh được của bên được nhượng quyền đang sử dụng đều được cung cấp, tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ về mọi phương diện từ phía nhượng quyền để mang lại thành công và lợi ích cho cả hai phía. Các nhà nhượng quyền (Frachisors) thường ví von đây quá trình kinh doanh cho họ, nhưng không được thực hiện bởi chính họ, mà trong đó người được nhượng quyền làm kinh doanh (Franchisees) sẽ quán xuyến mọi việc vì lợi ích tối đa của mình. Còn trong một việc cấp phép cơ hội kinh doanh thì đó không những là công việc kinh doanh bạn đang tham gia vào mà đích thực chính bạn cũng là người phải đảm trách mọi thứ từ khâu thành lập công ty, quản lí, điều hành, tiếp thị và hạch toán... để có thể thành công. Nếu bạn đang muốn kinh doanh nhưng vẫn muốn có được sự giúp đỡ, hỗ trợ liên tục từ hệ thống nhượng quyền thì hãy chọn ngay hình thức nhượng quyền kinh doanh này để thử sức. Còn nếu bạn nhận thấy mình là một người khéo quản lí và có thể quán xuyến mọi thứ thì sự lựa chọn thích hợp cho bạn chính là tìm một cơ hội kinh doanh đích thực. |
Xem tiếp
Bản gốc: Thiết kế website - Nhượng quyền thương mại và cấp phép kinh doanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét