Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Made in Japan:Van hoa dang sau thuong hieu (Ky 1)

Số lượt xem: 232
Gửi lúc 09:33' 30/01/2010

Made in Japan:Văn hóa đằng sau thương hiệu (Kỳ 1)

Made in Japan:Văn hóa đằng sau thương hiệu (Kỳ 1)
Người Nhật đặt giá trị cộng đồng lên trên từng cá nhân, do đó xã hội sở hữu một hệ thống các tổ chức tốt, và một đặc tính mà có thể thúc đẩy việc cải tíên các thương hiệu và dịch vụ

Trong quá khứ, thời kỳ máy bay chưa được phát minh, Nhật Bản là quốc gia bị cô lập về địa lý, bao quanh bởi những vùng biển nguy hiểm và vành đai núi lửa dữ tợn. Núi non chập chùng chiếm hết ¾ diện tích nước Nhật. Động đất và địa hình hiểm trở là lời nhắc nhở thường trực đến người Nhật về sức mạnh của thiên nhiên, cũng như góp phần vào tầm quan trọng để người Nhật đặt nền tảng của một hệ thống xã hội đáng tin cậy và có thể quản lý được.

Người Nhật đặt giá trị cộng đồng lên trên từng cá nhân, do đó xã hội sở hữu một hệ thống các tổ chức tốt,  và một đặc tính mà có thể thúc đẩy việc cải tíên các thương hiệu và dịch vụ. Giới làm thương hiệu cần phải học hỏi từ những điều này của họ.

Bài học đầu tiên - Suy nghĩ về tập thể                                     

Kuuki wo yomu theo tiếng Nhật nghĩa là cảm nhận hay cảm giác về quan điểm hội nhóm. Trong một nghiên cứu xã hội gần đây, những người tham gia đến từ Nhật và các nước phương Tây được cho xem bức hình vẽ một người đứng phía trước một nhóm người khác. Sau đó, họ được yêu cầu mô tả tình huống trên. Những người Nhật tham gia cuộc nghiên cứu chú ý đến biểu lộ trên khuôn mặt của nhóm người đứng phía sau. Trong khi đó, người phương Tây hầu như chỉ quan sát vào biểu hiện của cá nhân đứng phía trước khi đưa ra đánh giá của họ về tình huống.

Theo quan niệm của người Nhật, khả năng của một thương hiệu được xã hội nhận biết và nhận biết rộng rãi là vô cùng quan trọng. Chính vì thế, trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng không thể tách rời với danh tiếng của doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp Nhật, vấn đề này trở thành yếu tố cốt lõi của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, một trong những nguyên tắc cơ bản tại Toyotagenchi genbutsu, tạm dịch "giải quyết khó khăn là việc chung của mọi người" (mutual ownership of problems) – có lẽ là định nghĩa chính xác nhất không thuộc lĩnh vực thương hiệu của vấn đề ràng buộc thương hiệu.

Kế đến là nguyên tắc Kaisen, nghĩa là"cải tiến liên tục" (continuous improvement), một phương thức khiến mọi nhân viên đều được thúc đẩy để ganh đua với những thành tựu mà chính họ đã đạt được trong quá khứ để làm cho công ty tốt hơn bao giờ hết. Bởi thế, khi CEO của Toyota Yuki Funo được hỏi liệu ông có muốn trở thành nhân vật chính trong một quảng cáo nào đó của Toyota như những công ty khác đã từng làm không, Funo trả lời, theo một cách "rất Mỹ" : "Không. Chúng tôi sẽ chỉ làm quảng cáo kiểu như thế, với tất cả mọi người trong công ty là "ngôi sao". Tất cả mọi công nhân đều là những người anh hùng, chứ không riêng một ai cả"

Còn tại Sony, đặc quyền của nhóm trên cá nhân thể hiện rất rõ ràng trong niềm tin cốt lõi của công ty. Trên những tờ quảng cáo của mình, Sony cho rằng một phần sứ mạng của công ty chính là tạo ra một môi trường, nơi người kỹ sư có thể làm việc "bằng cả trái tim" và "hoàn thành nhiệm vụ xã hội của họ".

Minh chứng cho điều này, trong cuốn sách Made in Japan viết về lịch sử của Sony, tác giả Akio Morita đã giải thích sự khác biệt giữa một công ty - mà nhiệm vụ của người nhân viên là làm gia tăng doanh số - và một công ty luôn muốn đạt được mục tiêu bằng cách tạo ra sản phẩm tốt hơn. Morita cũng chỉ ra những công ty được định hướng theo năng suất công việc, "giống như máy móc" và "đánh mất nhân tính".

Ông cho rằng khi một công ty định ra một sứ mạng rộng hơn ước muốn cá nhân, rộng hơn mục tiêu lương bổng, công ty đó đã mang đến sự thỏa mãn mạnh mẽ nơi người lao động. Với những người không hiểu được sự khác biệt giữa thương hiệu và quảng cáo, đây là nơi rất tốt để bắt đầu tìm hiểu và khám phá. Thương hiệu chính là những giá trị, còn quảng cáo chỉ là về thủ thuật bán hàng.

Bài học số 2 - Lễ nghi và sự kín đáo

Một đôi dép để đi trong nhà. Một đôi khác dùng trong phòng tắm. Rượu Sakê chỉ để uống trước bữa ăn, không uống trong khi ăn. Sau một buổi họp, người Nhật giải trí bằng karaoke hay tán gẫu cùng nhau. Một ngày làm việc kết thúc. Mỗi trải nghiệm đều có thời điểm của nó, và giờ là lúc bạn đặt sang một bên những trải nghiệm của bạn để cùng hòa vào phong cách sống của người Nhật để cảm nhận.

Với người Nhật, phong cách sống và lễ nghi có khả năng xóa bỏ đi cảm xúc, sắp xếp lại mọi thứ trong tư tưởng. Nội tâm được biểu lộ chân thật ở mức tối thiểu và chỉ giới hạn trong những nhu cầu thiết yếu. Thiên nhiên được kiểm soát hài hòa trong các khu vườn đá kiểu Nhật hay chăm sóc những cây bonsai. Mọi vật thể trong không gian đó đều riêng biệt và thanh khiết.

Ý nghĩa của sự trật tự trên chính là bản sắc của những thương hiệu Nhật. Trung Quốc có thể nhanh nhạy nhất khi tạo ra nhiều loại sản phẩm với chu kỳ sản xuất ngắn, nhưng người Nhật vẫn dẫn đầu về sự tỷ mỷ trong từng sản phẩm của mình. Đó chính là chất lượng mà người tiêu dùng nhắc đến khi nói về những thương hiệu Nhật uy tín hàng đầu mà bất cứ công ty nào cũng muốn bắt chước. Tuy nhiên, sự bắt chước không thể dễ dàng tạo ra bản sao của một bản sắc đã tồn tại hằng thế kỷ.

Theo tiếng Nhật, Shibui có nghĩa là vẻ đẹp kín đáo, còn wabi sabi nghĩa là ánh phản chiếu của sự hoàn hảo nhưng đơn giản, chất phác và chân thật từ bên trong. Ở Nhật, Uniqlo và Muji là hai công ty thành công rực rỡ khi theo đuổi tiêu chí này.

Hiện tại, công ty Uniqlo sở hữu 768 cửa hàng với doanh thu hằng năm vào khoảng 462,3 tỷ Yên (tương đương 5,1 tỷ đô la) và sản phẩm có mặt tại Mỹ, Anh, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pháp. Sản phẩm của Uniqlo được sản xuất trên ý tưởng về loại quần áo mặc thường ngày có chất lượng cao, phù hợp cho mọi người với những loại nguyên liệu và quy trình sản xuất tốt nhất, tiên tiến nhất cho phép mỗi cá nhân thay đổi thói quen ăn mặc của mình.

Trong khi đó, Muji - một thương hiệu quần áo mặc thường ngày sử dụng nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu tái chế trong sản xuất với  những thợ thiết kế hàng đầu một thời – đang trên đà phát triển với 433 cửa hàng tại 16 nước. Không hề có những tô điểm rườm rà không cần thiết trong thiết kế của Muji, và đặc biệt, giá cả rất hấp dẫn.
Chính từ những bộ quần áo đơn giản của Uniqlo cho đến những thiết kế đầy ngẫu hứng với giá rẻ của Muji, người Nhật chứng tỏ rằng: sự đơn giản và bày tỏ lòng kính trọng đến những giá trị thiết yếu cơ bản nhất trong thói quen sống của chúng ta chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Đó cũng là một bài học về thương hiệu : cách phát triển một thương hiệu có ý nghĩa nhiều hơn việc chỉ bán sản phẩm trong bất cứ thời điểm nào.

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Made in Japan:Văn hóa đằng sau thương hiệu (Kỳ 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét