Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Xay dung thuong hieu – nhiem vu moi cua nganh cong nghe thong tin (Phan 1)

Số lượt xem: 446
Gửi lúc 11:22' 15/08/2009

Xây dựng thương hiệu – nhiệm vụ mới của ngành công nghệ thông tin (Phần 1)

Đã qua rồi cái thời mà Bộ phận kỹ thuật thì cho rằng chỉ có kỹ thuật mới có thể giúp doanh nghiệp họat động, và Bộ phận tiếp thị cũng lại cho là chỉ có họ mới có thể vì khách hàng và giúp doanh nghiệp sinh lợi.



Đã qua rồi cái thời mà Bộ phận kỹ thuật thì cho rằng chỉ có kỹ thuật mới có thể giúp doanh nghiệp họat động, và Bộ phận tiếp thị cũng lại cho là chỉ có họ mới có thể vì khách hàng và giúp doanh nghiệp sinh lợi. Thế nhưng những ứng dụng về kỹ thuật được thiết kế riêng hỗ trợ nhân viên trong phát triển thương hiệu, hoặc những phần mềm CRM (Customer Relationship Management) giúp quản lý tốt hơn những ý thích cá nhân của khách hàng thông qua những lần liên lạc đến trung tâm (call center), cho thấy những ứng dụng của kỹ thuật đang dần được hình thành trong kinh nghiệm tiêu dùng của khách hàng. Và kết quả là, những nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp bắt đầu phải tự lần mò tìm hiểu nhu cầu của khách hàng là gì và giúp doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu đó.

 

Ngày nay, Bộ phận Công nghệ thông tin và Tiếp thị đã bắt đầu đối mặt với cùng những cơ hội cũng như thử thách. Những nhà quản lý cấp cao bắt đầu ý thức rằng công nghệ thông tin và thương hiệu là những tài sản chủ chốt của doanh nghiệp, và cả hai đều là những vấn đề có mức độ quan trọng cao nhất cần đưa ra xem xét mỗi khi họach định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Thế nhưng, ngay cả khi các nhà quản lý đã ý thức được những điều quan trọng như trên thì họ còn phải vật lộn khá lâu với chính mình để tìm hiểu làm thế nào có thể tính tóan, ước lượng, đo lường những giá trị có tính chiến lược của mỗi tài sản chủ chốt nêu trên.

 

Vậy là Giám đốc kỹ thuật phải vào cuộc, họ cũng phải tham gia những buổi thảo luận về chiến lược phát triển dài hạn để xây dựng thương hiệu tập đòan. Vai trò của họ được mở rộng khi phải tập trung thêm vào lĩnh vực xây dựng những công cụ, thiết kế và thực hiện những chương trình quản lý, đo lường kết quả của họat động chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhưng thật không may, hầu hết trong số họ không hiểu nổi thương hiệu gồm những thứ gì???!!!

 

Đa số đều nghĩ rằng thương hiệu chính là logo, là câu khẩu hiệu hay là mẫu quảng cáo, những thứ chỉ đại diện cho sự hữu hình của thương hiệu, và vì thế họ thường trở nên dễ "bất đồng" với Bộ phận tiếp thị. Những công ty tòan cầu hàng đầu hiện nay đều nhận thức được rằng thương hiệu thì quan trọng hơn những gì đang hiện hữu. Thương hiệu là mức độ kỳ vọng và những kết hợp được gợi lên từ trong kinh nghiệm tiêu dùng của khách hàng đối với doanh nghiệp hoặc sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp – đó là cái cách mà khách hàng nghĩ và cảm nhận về những gì mà doanh nghiệp hoặc sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp đã làm cho họ. Đó là một thứ cảm giác mà chỉ có những người uống Coke hoặc lái xe hiệu Cadillac mới có thể hiểu được.

 

Để dễ hiểu hơn, bạn hãy thử trả lời câu hỏi "Đối với một khách hàng – hiện tại cũng như tiềm năng – họ sẽ định hình ấn tượng về thương hiệu của bạn, doanh nghiệp của bạn, sản phẩm / dịch vụ của bạn bằng qua cách nào?". Câu trả lời chính là ấn tượng thương hiệu sẽ được tạo thông qua những tiếp điểm mà thương hiệu của bạn có cơ hội tương tác với khách hàng. Đó có thể là từ website, nhân viên bán hàng ở cửa hàng đến những trung tâm tư vấn khách hàng (call center). Vậy là đã rõ, kỹ thuật đóng vai trò có ý nghĩa trong việc truyền tải sự nhất quán và ấn tượng của thương hiệu lên sự trải nghiệm của khách hàng.

 

Một khi hiểu rõ thước đo (metric) - cách thức đo lường - hiệu quả của chiến lược xây dựng thương hiệu, các nhà quản lý sẽ biết cần phải nỗ lực tập trung vào đâu để kết quả đạt được là tốt nhất. Các nhà quản lý hãy chú ý thêm những điều sau khi cần lên kế họach phát triển của mình:

 

  • Bạn hiểu gì về sự biểu hiện bên ngòai của thương hiệu mình so với mong đợi của khách hàng và những hành động hiện tại của các đối thủ cạnh tranh.
  • Thương hiệu đang được nội bộ cảm nhận như thế nào?
  • Họat động của doanh nghiệp phải tập trung và đi kèm với truyền thông nhất quán.
  • Xác định nguồn nguyên vật liệu kinh tế, hiệu quả hơn trong tương lai.
  • Xác định mức thưởng xứng đáng cho nhân viên.

Những doanh nghiệp "nhanh trí" thì luôn hiểu rằng "Những gì không đo lường, ước lượng hay kiểm sóat được thì cũng không cần phải quản lý". Một doanh nghiệp không thể xác định rõ ràng cách đo lường, kiểm sóat của chiến lược thương hiệu thì có lẽ họ cũng không cần phải có chiến lược thương hiệu để làm gì.

 

Nói cách khác, những doanh nghiệp nào biết tận dụng tài sản thương hiệu của mình như một đòn bẫy để đạt được mục tiêu dài hạn đều là những doanh nghiệp biết xác định đúng cách kiểm sóat, đo lường những chiến lược mà họ đã được thực hiện.

 

Jeff Smith (Việt NgaCông ty Thương hiệu LANTABRAND – sưu tập và lược dịch)

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Xây dựng thương hiệu – nhiệm vụ mới của ngành công nghệ thông tin (Phần 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét