Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Doi moi thuong hieu – Mot cach de thay doi suy nghi cua khach hang ve thuong hieu cua ban

Số lượt xem: 519
Gửi lúc 09:39' 24/10/2009

Đổi mới thương hiệu – Một cách để thay đổi suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu của bạn

Nếu muốn thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng, điều đầu tiên cần phải làm là thay đổi phương pháp xây dựng thương hiệu mà bạn đang tiến hành. Đừng bao giờ nói rằng điều đó là không thể bởi chúng ta có thể làm được những việc thậm chí vượt cả khả năng của mình và đó chính là lý do khiến con người có thể tồn tại cho tới ngày nay.

Trong cuộc sống đầy thử thách, chúng ta hãy bỏ qua những hành động nửa vời hay những cảm xúc bấp bênh bằng cách để chúng vào những chiếc hộp nhỏ gọn gàng. Trí óc của loài người luôn cố gắng làm giảm đi sự rối rắm của cuộc sống thực tại thể hiện trong mọi vấn đề từ cá nhân, gia đình cho tới công việc kinh doanh. Những thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng hoặc hoàn toàn vô danh đều tác động đến chúng ta khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc lựa chọn.

 

Một thương hiệu có ảnh hưởng thực sự đóng một vai trò lớn trong việc tác động đến suy nghĩ của người tiêu dùng. Các công ty điều muốn thương hiệu của họ phải có sự khác biệt so với đối thủ của mình. Trên thực tế, một thương hiệu mạnh là thương hiệu được xây dựng và hỗ trợ bởi nhiều yếu tố khác nhau như: tài chính, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo, khách hàng… Vậy làm thế nào chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ của khách hàng đối với sản phẩm của mình.

 

Nghiên cứu hành vi khách hàng – bắt đầu cho việc cải tiến thương hiệu

 

Hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu xem thương hiệu được xây dựng như thế nào. Khi nhìn vào bất kỳ một tổ chức nào bạn sẽ thấy rằng những mô hình hay các phương pháp để xây dựng và tái lập lại thương hiệu không chỉ khác nhau mà còn rất rắc rối nữa. Hãy tạo cho thương hiệu của mình một nền tảng vững chắc trước khi tiến hàng phát triển thêm cho thương hiệu.

 

Trong quá trình tạo dựng này, bộ phận nghiên cứu khách hàng được giao nhiệm vụ xác định các thông tin chính xác về khách hàng. Bộ phận phát triển sản phẩm được giao nhiệm vụ phát triển công nghệ để khuếch trương thương hiệu. Những người làm công việc thiết kế sẽ cung cấp logo cùng các mẫu mã, bao bì và sau khi được đóng gói trong những chiếc hộp hay túi xách bộ phận tuyên truyền sẽ áp dụng các phương pháp quảng cáo, PR để quảng bá hình ảnh của mình tới khách hàng.

 

Để phát triển thương hiệu ngày một mạnh hơn, bạn hãy thổi vào nó một sức sống mới và làm cho thương hiệu của bạn thực sự nổi bật. Khi đó, bạn sẽ gây được sự chú ý của khách hàng và giúp họ thoát ra khỏi một mớ những sản phẩm hỗn độn trên thị trường.  

 

Cải biến lại thương hiệu hoàn toàn không phải là một phương pháp có sẵn mà là cả một quá trình nghiên cứu lâu dài. Có một ý tưởng mới và diễn đạt được ý tưởng đó một cách ấn tượng sẽ giúp thương hiệu khẳng định được vị trí của mình và từ đó ăn sâu vào tâm trí của khách hàng.  

 

Các thương hiệu mạnh luôn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất vẫn là khách hàng. Quan tâm một cách chính xác đến những mong muốn của người tiêu dùng là cách để bạn đạt được thành công.

 

Luôn luôn không ngừng cải tiến thương hiệu.

 

Đây là những ví dụ thể hiện sự thành công của các doanh nghiệp trong việc không ngừng cải tiến thương hiệu của mình. Công ty hàng không Southwes có lẽ không có gì mới mẻ đối với chúng ta, nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây đó là cái cách mà Southwest đã làm để thương hiệu của họ có thể đạt được thành công nhe ngày nay. Hay như Starbucks – một loại café với hương liệu thơm ngon mà thương hiệu của họ đã trở thành một kinh nghiệm mang tính văn hóa. Ta cũng có thể nhắc tới Target, Snapple – đó là những thương hiệu có một tầm nhìn rộng, một sự dũng cảm cần thiết để có thể bước chân ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của mình và tạo ra một sự thay đổi khá ấn tượng giúp họ đạt được những gì mà họ đang hướng tới.

 

Thương hiệu không có giới hạn. Người tiêu dùng sẽ chấp nhận sự thay đổi của thương hiệu nếu như nó có triển vọng, có thể tạo được tiếng vang và tạo cho người dùng sự tin tưởng. Hãy tiến lên phía trước, hãy phát minh, thay đổi hay cải biến lại thương hiệu của bạn theo những cách mà bạn có thể nghĩ ra.

 

Allen Adamson (Hoa Lê – Công ty thương hiệu LANTABRAND – sưu tầm và lược dịch từ landor. com)


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Đổi mới thương hiệu – Một cách để thay đổi suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu của bạn

Nhung su kien cong nghe noi bat trong tuan

Số lượt xem: 186
Gửi lúc 09:13' 03/05/2010

Những sự kiện công nghệ nổi bật trong tuần

Sự xuất hiện của hàng "khủng" Nokia N8, 2 điện thoại BlackBerry mới và vụ sáp nhập Palm vào HP... là tâm điểm chú ý 7 ngày qua.

Chỉ sau 3 ngày bị rò rỉ hình ảnh, điện thoại cao cấp nhất của Nokia là N8 chính thức được công bố với khả năng chụp ảnh 12 megapixel và quay phim HD 720p. Do trang bị ống kính Carl Zeiss và đèn flash Xenon nên chất lượng ảnh chụp cùng video được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Về cấu hình, máy sử dụng màn cảm ứng đa điểm 3,5 inch, chip ARM 11 680 MHz, RAM 256 MB và chạy hệ điều hành Symbian 3.

Video giới thiệu một loạt tính năng nổi bật của N8.
Ngày 28/4, Apple thông báo hội nghị các nhà phát triển toàn cầu 2010 (Worldwide Developer Conference-WWDC) sẽ diễn ra tại San Francisco (Mỹ) trong 5 ngày từ 7 đến 11/6. Tại đây, nhiều vấn đề liên quan đến phần mềm cho iPhone, iPad và hệ điều hành 4.0 sẽ được đem ra thảo luận. Năm ngoái, tại hội nghị này, "quả táo" chính thức giới thiệu iPhone 3GS và nhiều người hy vọng phiên bản tiếp theo cũng sẽ ra mắt tại đây.

Bàn phím Eee trị giá gần 600 USD của Asus đã có video "đập hộp" đầu tiên. Sản phẩm chạy hệ điều hành Windows XP này có thể sử dụng như một máy tính di động với chip Intel Atom, RAM 1GB, ổ lưu trữ 16/32 GB cùng màn hình cảm ứng 5 inch phía bên phải.

Xem video mở hộp Asus Eee Keyboard

Ngoài việc giới thiệu hệ điều hành phiên bản 6, RIM còn chính thức công bố 2 điện thoại BlackBerry Bold 9650 và Pearl 3G với bàn phím Qwerty, trackpad cảm ứng, camera 3,2 megapixel và khe cắm thẻ microSD 32 GB. Trong đó, Pearl 3G là smartphone BlackBerry bé nhất với trọng lượng chỉ 94 g.

Video 2 điện thoại mới của RIM.

HP công bố mua lại Palm với giá 1,2 tỷ USD. Điều này cho thấy, công ty sản xuất máy tính hàng đầu thế giới đang có ý định bành trướng thế lực sang mảng thị trường smartphone với đầy rẫy đối thủ sừng sỏ như Nokia, Apple, Mototola... Nhiều chuyên gia cho rằng việc HP mạo hiểm bỏ số tiền khổng lồ để mua lại một công ty đang thất thế là chủ yếu nhắm vào hệ thống phần mềm của Palm. Trong tương lai rất có thể người dùng sẽ cầm máy tính bảng HP Slate chạy hệ điều hành WebOS thay vì Windows 7 như hiện nay.
Trong khi đó, tại thị trường VN, các hãng lớn chuẩn bị bán TV tích hợp công nghệ 3D. Samsung là hãng đi tiên phong với 2 model TV LED 3D siêu mỏng C7000 và C8000 với mức giá từ 37 đến trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, đối thủ lớn của họ, Sony dự đính bán TV 3D Bravia LX900 vào cuối tháng 6, gần với thời điểm diễn ra World Cup 2010.

Xem tiếp
Tác giả: Thế Mạnh
Nguồn tin: Theo Vnexpress

Bản gốc: Thiết kế website - Những sự kiện công nghệ nổi bật trong tuần

Ve be ngoai noi nhieu den tinh cach thuong hieu cua ban…

Số lượt xem: 383
Gửi lúc 08:58' 29/09/2009

Vẻ bề ngòai nói nhiều đến tính cách thương hiệu của bạn…

Thường có một vài thương hiệu không biết cách thể hiện chính mình. Điều đó khiến cho một sản phẩm dù được đóng gói, bao bì tốt nhưng vẫn chịu thua thiệt trong việc gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Như các bạn thấy, bao bì cũng có thể chuyển tải lợi ích cảm tính lẫn lợi ích lý tính đến người mua hàng. Vì thế nó cũng nên được xem xét một cách tương đồng với tính cách của thương hiệu.

 

Trong bài viết "The Visionary Package", hai chuyên viên tư vấn về thương hiệu và bao bì Herbert Meyers và Richard Gerstman biện luận rằng việc thiết kế bao bì cũng tương tự như tạo ra thương hiệu cho sản phẩm và dòng sản phẩm (theo Palgrave, New York, 2005). Nó xuất phát từ một ý tưởng của nhà thiết kế bao bì Walter Landor vào giữa thế kỷ trước.

 

Theo lời kể của Susan Landor Keegin, con gái của Landor, "Cha tôi có một tầm nhìn vượt trộI so với những người đương thời ở chỗ ông nhận ra rằng: 'Tất cả những gì bạn làm bao giờ cũng hướng tới việc tạo ra thương hiệu cho chính bạn'. Nhờ đó, bạn có thể biến mình trở thành trọng tâm của thế giới. Mỗi một phần nhỏ nhất đều mang tầm quan trọng, sức nặng như nhau; và phải thích hợp với thính giả mà bạn hướng tới, hay thông điệp mà bạn muốn nhấn mạnh". Keegin tiếp lời: "Ý tưởng về việc tạo thương hiệu cho nguyên dòng sản phẩm đã bắt nguồn từ rất sớm. Theo ông, dòng sản phẩm đó sẽ bắt nguồn từ một chuỗI hợp lý".

 

Gerstman, Chủ tịch danh dự của Inberbrand US, đã từng phát biểu: "Quá trình đóng gói tức là quá trình tạo ra thương hiệu. Thương hiệu không chỉ được nhận dạng qua logo mà còn qua nhiều chi tiết khác. Tổng hợp tất cả những điểm đó sẽ tạo thành một thứ mà tôi gọi là triển vọng thương hiệu hay còn gọI là lý do để mọi người chọn mua một thương hiệu, nó bao hàm: giá trị, sự chấp nhận và lòng trung thành. Bao bì là một trong số những điểm phản ánh điều đó. Nó chỉ ra rằng món hàng này thuộc một thương hiệu nào, đồng thời nó còn có thể giúp nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu đó hơn".

 

Tuy nhiên, Darel Rhea, người đứng đầu và cũng là Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty tư vấn về thương hiệu và đóng gói Cheskin, dường như không đồng ý như thế. Ông viết trong email như sau: "Bao bì và thương hiệu là hai vấn đề khác nhau. Bao bì chỉ có thể biểu hiện một phần về thương hiệu. Trong nhiều hạng mục, nó là một nhân tố quan trọng và thậm chí là nhân tố chính để mọi người giao tiếp với thương hiệu…Tuy vậy, bất kỳ thương hiệu nào cũng nên tạo dựng cho mình một định nghĩa về bản thân thật thuyết phục - một định nghĩa thật sự kết nối mọi người ở một mức độ sâu sắc cần thiết. Kế đó, bước tiếp theo chúng ta hẳn đề cập đến bao bì. Bao bì chỉ nên được dùng để tăng cường cho định nghĩa. Thực tế cho thấy những công ty sử dụng bao bì thiết kế để xác định vị thế cho thương hiệu của mình thường đi vào bế tắc khi họ lấy đó để phát ngôn trên những phương tiện truyền thông khác".

 

Thế nhưng cũng thật kỳ lạ, nếu chịu khó lắng nghe, bạn sẽ nhận thấy cả hai cách nhìn này lại tỏ ra ăn khớp hơn là đối chọi với nhau. Từ thực tế, bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt cũng như sự hoà hợp giữa chúng. Đơn giản là nhiều năm qua, những người thiết kế luôn xem những bao bì cũng giống như một thực thể có tính cách - một khuôn mặt của thương hiệu khi giao tiếp với người tiêu dùng nhưng đồng thời nó cũng tách biệt với tính cách thật sự của thương hiệu. Carl Jung - chuyên gia tâm thần học người Thuỵ Sĩ lần đầu tiên đã phát triển một khái niệm về "một nhân vật ẩn dấu đằng sau một nhân cách - lớp mặt nạ bên ngoài"  trong những năm đầu thế kỷ 20. Jung biện luận rằng nhân vật này mang trong nó một nhân cách ảo mà con người khoác lên để thuận tiện hơn trong những giao tiếp xã hội. Mặt dù chiếc mặt nạ giúp xoá bỏ những ngăn cách trong các mối quan hệ cá nhân, nó cũng tiềm ẩn một sự mạo hiểm khi người mang nó lầm tưởng chiếc mặt nạ với tính cách thật của mình.

 

Jung tiến hành nghiên cứu về khái niệm này thông qua một qui trình mà ông gọi là sự cá thể hoá. Ông khuyến khích bệnh nhân của mình vượt qua vai diễn của họ để bộc lộ tính cách thực của bản thân họ với thế giới bên ngoài. Năm 1920, Jung đã viết: "Nếu một người là một cá thể đơn lẻ, anh ta sẽ mang một tính cách không thay đổi. Chúng tôi đã xác định được điều này khi xem xét những khoảnh khắc anh ta che lấp và dối gạt mọi người cũng như chính bản thân anh ta về tính cách thật của mình. Anh ta đã mang một chiếc mặt nạ với chủ đích của mình, phù hợp với những quan điểm và đòi hỏi của môi trường. Chiếc mặt nạ chính là vai diễn. Chiếc mặt nạ không giống với cá nhân tính cách của anh ta" (theo Psychological Types, Harcourt, Brace and Co., 1920).

 

Có rất nhiều mối tương quan giữa lý thuyết của Jung và việc thiết kế đóng gói. Thomas Hine - nhà nghiên cứu lịch sử về đóng gói đã cho rằng việc xem bao bì là bộ mặt của thương hiệu từ những năm đầu của thế kỷ 20 (như Aunt Jemima) chính là một phần trong giai đoạn chuyển tiếp của quá trình nhận thức. Từ việc đánh giá con người thông qua nhân cách thật chuyển dần sang đánh giá con người thông qua nhân cách ảo – những vai diễn của họ (theo Little, Brown và Co., Boston, 1995). Nhân cách thật hiện hữu chỉ khi con người sống trong cộng đồng ổn định, còn khi xã hộI trong thế kỷ 19 bắt đầu bị chia rẻ, nhân cách ảo lại cho phép những người lạ mặt cũng có thể giao thiệp nặc danh với nhau.

 

Những bao bì, cách đóng gói hiện đại cho phép người tiêu dùng có thể giảm thiểu những cuộc giao tiếp giữa người và người với nhau, cũng tương tự như nhân cách ảo lại có tác dụng giúp họ giảm bớt tính thân mật xã hộI hơn. Người tiêu dùng có thể thu thập thông tin về thương hiệu trên bao bì, điều mà trước đây họ phải dựa vào người bán hàng. Mua sắm trở nên ít tốn thời gian hơn, và cũng ít tiêu hao tinh thần hơn khi người mua không còn phải chịu đựng cảm giác bị ép buộc phải chia sẻ những thông tin cá nhân với người bán tạp phẩm mỗi khi ghé qua cửa hàng. Bao bì như vậy sẽ thật sự cuốn hút những người tiêu dùng còn chân ướt chân ráo đến thành phố bởi vì những thông tin trên bao bì đã có thương hiệu thường được tin cẩn nhiều hơn những gì người bán hàng vô danh nói với họ.

 

Theo thời gian, người tiêu dùng sẽ cảm thấy tin tưởng vào bao bì hơn là những người bán. Khi ấy, nhà sản xuất sẽ bắt đầu nhắm vào tâm lý của người tiêu dùng nếu muốn dự tính đẩy mạnh doanh số. Ví dụ: những thức ăn sáng sẽ được tiếp thị sao cho cha mẹ cảm thấy an lòng khi mua cho con cái của họ. Tuy vậy bạn cần ghi nhớ, nền tảng của cách thức marketing này chính là bắt nguồn từ lòng tin của người tiêu dùng dành cho bao bì.

 

Do vậy khoảng giữa thế kỷ 20, người ta chứng kiến khá nhiều cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các bao bì trên những kệ hàng nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu thụ. Ví dụ hộp ngũ cốc đã biến dạng trở thành các bảng hiệu tiếp thị chứ không còn đơn thuần là những chiếc hộp đựng. Bao bì, cũng như một chiếc mặt nạ, có thể thường xuyên thay đổi vào bất cứ lúc nào. Người thiết kế dường như không cần suy nghĩ nhiều để cải thiện bao bì đóng gói làm sao cho chúng hoà hợp với chiến lược thương hiệu hơn bởi vì cái đích họ nhắm đến đơn thuần chỉ là nâng cao doanh số bán mỗi ngày.

 

Cho đến khi các công ty bắt đầu nhận thấy họ cần có nhu cầu xây dựng một chiến lược thương hiệu, những nhà thiết kế như Walter Landor lại đưa thêm một lập luận mớI rằng tính cách của thương hiệu thể hiện qua bao bì cũng nên tương đồng với tính cách được thể hiện với người tiêu dùng trên những phương tiện truyền thông khác. Để đạt được điều này, tính cách ảo, phù phiếm trên bao bì cần phải nhường chỗ để tính cách thật của thương hiệu được thể hiện. Sự thể hiện nhất quán như vậy ở mọI lúc, mọI nơi sẽ làm yên lòng người tiêu thụ nhiều hơn là một tính cách ảo luôn thay đổi.

 

Ngày nay có vô số cách thức dẫn dắt thương hiệu tiếp xúc với người tiêu dùng. Ví như hầu hết những chiến lược tiếp thị hiện đại của các công ty đều nhằm vào các hoạt động PR, thư trực tiếp, thư điện tử và mạng Internet. Denise Klarquist, phó chủ tịch tiếp thị của Cheskin, cảm nhận rằng tình hình tiến triển như vậy đã khiến bao bì không còn biểu lộ được chính thương hiệu theo một cách đặc thù nữa.  Bà nói : "Có quá nhiều kênh để một thương hiệu […] có thể tự bộc lộ [chính nó]. Bạn đánh mất khả năng điều khiển vào tay các khán thính giả. Bạn chỉ đơn thuần là một sự trảI nghiệm đã qua đốI với người tiêu dùng. Tôi nghĩ rằng đó là những gì đang thay đổi. Thương hiệu thật sự là cái gì đó nhiều hơn nữa chứ không chỉ là một sự diễn đạt cụ thể đặc biệt".

 

Tuy nhiên, không phải tất cả các chiến lược đóng gói, bao bì của công ty đều biểu thị một mức độ tích hợp tương đồng như nhau. Gerstman lấy Amazon.com làm ví dụ: "Bạn có thể nhận ra thương hiệu Amazon trên internet bởi vì họ có sự phối màu của riêng họ. Cách bố trí mà họ dùng rất dễ nhận biết. Bạn có thể nói rằng đó là gói hàng của Amazon. Tuy nhiên, bạn sẽ nhân được một gói hàng khác với những gì bạn thấy trên mạng khi đặt mua một quyển sách ở đây."

 

Gói hàng ấy hoá ra lại là một hộp bìa các-tông không có gì đặc biệt, gắn với một lô-gô màu đen giúp phân biệt nó với các hộp màu nâu khác. Theo lời Gerstman, công ty mức độ tích hợp bao bì hàng gói tốt hơn mớI chính là FedEx. Ông nói: "Khi bạn đi đến văn phòng, vật đầu tiên mà bạn thấy trên bàn làm việc là một gói hàng từ FedEx. Nó rất dễ nhận ra. FedEx thật sự đã làm được một điều kỳ diệu. Trên lý thuyết, Amazon cũng có thể làm được như vậy".

 

Quay về nguồn gốc những bao bì carton của Amazon có thể thấy chúng chính là những bao bì đầu tiên được tin rằng người xưa đã dùng chúng để bọc lại thành bó khi chuyên chở hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Nhiều bao bì hiện đại ngày nay vẫn được dùng cho mục đích đó, song giờ đây chúng không chỉ đơn thuần để bảo vệ hàng hoá khi chuyên chở mà còn là một kênh giao tiếp với người tiêu dùng.

 

Tuy nhiên về mặt truyền đạt thông tin, các bao bì hiện đại thừa hưởng nhiều sự mâu thuẫn trái ngược nhau. Chúng thu hút ta hữu thức và vô thức. Chúng là những cấu trúc hữu hình, nhưng cùng lúc đó, chúng cũng là những ảo giác. Chúng lôi cuốn cảm xúc cũng như lý trí của chúng ta. Nhưng những sự trái ngược đó tất yếu phải được hoà hợp tại thời điểm mua hàng.

 

Bao bì được thiết kế tốt sẽ làm được điều này. Khi chúng ta cần đưa ra quyết định mua sắm một cách nhanh chóng, chúng ta thả mặc cho cảm tính của mình. Nếu cảm tính đầu tiên của chúng ta hướng về một bao bì nào đó, và sau đó chúng ta lại bị đập vào mắt hình ảnh logo quen thuộc, đầy vẻ tự tin của nó sẽ khiến chúng ta có đủ lý do mạnh dạn đi đến quyết định mua hàng. Tuy nhiên, để chuỗi liên hợp này xảy ra, thiết kế bao bì và tính cách thương hiệu phải hội tụ với nhau. Bằng không, bao bì sẽ là thứ bị tẩy chay không thương tiếc.

 

Randall Frost (Thảo Uyên - Công ty Thương Hiệu LANTABRAND – sưu tập và lược dịch từ marketingprofs.com)

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Vẻ bề ngòai nói nhiều đến tính cách thương hiệu của bạn…

Truoc ngay phat hanh Microsoft Office 2010: Chon 32 hay 64-bit?

Số lượt xem: 215
Gửi lúc 09:10' 03/05/2010

Trước ngày phát hành Microsoft Office 2010: Chọn 32 hay 64-bit?

Lần đầu tiên, Microsoft phát hành Office cho cả hai môi trường 32 và 64-bit. Mặc dù điện toán 64-bit sẽ là xu thế tất yếu, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc chọn phiên bản nào cũng là điều không dễ.
                                                           



Để cài đặt phiên bản Office 64-bit (ký hiệu là x64), máy tính của bạn cần có một bộ xử lý 64-bit cùng một phiên bản 64-bit của HĐH Windows. Phiên bản Office 32-bit (ký hiệu x86) có thể cài đặt trên cả Windows 32 lẫn 64-bit.

Thứ hai, Office 2010 không cho phép tồn tại cùng lúc 2 sản phẩm khác nền tảng trên một hệ thống. VD: Bạn không thể cài Word 2010 64-bit nếu trên máy đang có một phiên bản 32-bit của Outlook 2010. Kể cả bạn không thể cài Office 2010 64-bit nếu tồn tại một sản phẩm 32-bit của Office 2007.

Theo TechNet, lợi thế chính của Office 64-bit là khả năng tận dụng bộ nhớ lớn trên các hệ thống 64-bit cho phép người dùng làm việc với dữ liệu lớn hay thực hiện các yêu cầu phân tích, tính toán phức tạp. Đơn cử như Excel 64-bit cho phép bạn xử lý các bảng tính có dung lượng lớn hơn 2 gigabyte (GB).

Bên cạnh đó, nếu chọn phiên bản Office 2010 64-bit, rất có khả năng các phần mở rộng hay các điều khiển ActiveX cũ sẽ không thể hoạt động. Đặc biệt, nếu các ứng dụng nghiệp vụ của bạn có yêu cầu truy xuất trực tiếp đến thư viện, dữ liệu của Office (như phần mềm kế toán truy xuất các bảng tính Excel hay dữ liệu Access) có thể sẽ không thực hiện được.

Hiện tại, Office 2010 đã có phiên bản RTM dành cho các nhà sản xuất, thời gian đến tay người dùng sẽ không còn xa.

Xem tiếp
Nguồn tin: itgatevn.com.vn

Bản gốc: Thiết kế website - Trước ngày phát hành Microsoft Office 2010: Chọn 32 hay 64-bit?

Gioi tre thanh thi ngay nay – ban la ai???

Số lượt xem: 444
Gửi lúc 11:44' 08/09/2009

Giới trẻ thành thị ngày nay – bạn là ai???

Với giới trẻ, bạn rất khó hình dung một thị trường cụ thể. Họ cũng có hàng loạt sở thích và thái độ giống như những nhóm tuổi khác, vì vậy bạn có thể đặt họ vào bất kì ô thị trường nào.



Mùa hè này, chắc hẳn đường phố châu Âu sẽ trở nên nóng bỏng với cơn sốt mới – cơn sốt Aygo – kiểu xe hơi được tung ra gần đây nhất của Toyota. Vì sản phẩm của Toyota không thể sánh ngang với những đại gia về kích cỡ, công ty đã quyết định bù đắp bằng cách đánh mạnh vào tâm lí người tiêu dùng. Với vẻ ngoài được phô trương hào nhoáng, rầm rộ từ poster, trang web cho đến các mẫu quảng cáo, đích xác Aygo chính là xe hơi định vị hoàn toàn dành cho giới trẻ.

 

Truy cập vào trang web www.aygo.com, chọn vùng châu Âu, chắc chắn bạn sẽ bị đập ngay vào mắt với dòng chữ: "Với kiểu dáng thể thao và năng động, Aygo là xe hơi lí tưởng dành cho giới trẻ thành thị." Quả thật Toyota chỉ là một trong số những công ty đang ráo riết theo đuổi công cuộc chinh phục giới trẻ thành thị.  - một phân khúc "béo bở" của các nhà marketing. Gọi là phân khúc "béo bở" bởi vì chỉ cần một cuộc lăng xê ngoạn mục, đánh trúng vào tâm lí khách hàng, công ty có thể nhanh chóng ngay lập tức hốt bạc. Tuy vậy khiếm khuyết lớn nhất của nó nằm ở chỗ khách hàng trẻ lại chính là những người có độ trung thành rất thấp vì thế dòng sản phẩm này chỉ được xem là những món hàng "thời trang" với chiến lược "đánh nhanh, rút lẹ". Phát ngôn viên của Toyota tại châu Âu cho biết: "Phân khúc giới trẻ thành thị thu hút chúng tôi bởi vì họ có khả năng ảnh hưởng lên toàn bộ nhóm trẻ còn lại đồng thời nó tạo ra sức thu hút đặc biệt cho thương hiệu của chúng tôi ngay từ buổi đầu. Chúng tôi muốn những khách hàng này sẽ phát triển cùng với thương hiệu bằng cách tung ra những sản phẩm phù hợp với mỗi giai đoạn trong cuộc đời của họ. Điều đó cũng có nghĩa chúng tôi có được một cơ hội tạo lập mối quan hệ kéo dài đến suốt cuộc đời với những vị khách hàng này."

 

Về mặt logic, ý tưởng đó thật đơn giản song để biến nó thành hiện thực thì quả là điều không phải dễ. Không phải chỉ cần vài ba nghệ sĩ hip-hop, vài ba tay chơi lướt ván là bạn đã có thể xây dựng được một thương hiệu thành công dành cho giới trẻ thành thị (mặc dù những thứ ấy đang là xu hướng nổi trội trong giới trẻ ngày nay).

 

Theo Sean Pillot de Chenecey – một nhà phân tích tại Anh: "Những thương hiệu dành cho giới trẻ đòi hỏi độ thích nghi rất cao. Nếu sản phẩm hay dịch vụ ấy cần thiết chắc chắn nó sẽ được mọi người đón nhận. Nhưng có một điều tôi muốn nhấn mạnh ngay từ đầu thương hiệu chính là danh tiếng của bạn, nó cũng giống như linh hồn của một bức tranh. Nếu mọi người nhìn thấu ý đồ của bạn, hình tượng mà bạn dày công xây dựng ngay lập tức sẽ bị sụp đổ. "

 

Mark Fewell – Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao của Boost Mobile nói: "Bạn phải làm sao để được họ tôn trọng. Bạn không thể tiếp cận họ với hình ảnh một công ty tầm cỡ, ném tiền qua cửa sổ và trông chờ họ thích bạn."

 

Boost Mobile là một thương hiệu viễn thông rất thành công nhắm vào thị trường giới trẻ tại Úc và Mỹ. Ngay từ buổi giới thiệu đầu tiên tại Úc năm 2000, công ty đã nhắm đến mục tiêu trở thành thương hiệu viễn thông hàng đầu dành cho giới trẻ. Fewell nói: "Có một điều chúng tôi nhận thấy là không ai nói chuyện với giới trẻ bằng chính phong cách, ngôn  ngữ của họ. Vì vậy chúng tôi muốn tiếp cận thị trường thông qua thương hiệu chứ không phải thông qua sản phẩm. Thương hiệu của chúng tôi sẽ đại diện cho phong cách sống của giới trẻ thành thị với đầy đủ những đam mê trẻ trung, sôi động – lướt sóng, trượt ván, trượt tuyết, đua xe và trong đó chắc chắn không thể thiếu âm nhạc"

 

Nhưng để có thể chinh phục hoàn toàn lớp khách hàng này, thương hiệu cần phải trở thành một phần văn hóa trong đời sống của họ. Fewell nói:" Bạn phải nghĩ như họ, làm như họ và phải chứng tỏ rằng bạn luôn luôn đồng hành cùng họ." Đến cuối năm nay, Boost đã tài trợ cho rất nhiều cuộc thi điền kinh lẫn các sự kiện thể thao dành cho giới trẻ thành thị. Cụ thể năm 2005, Boost đã tài trợ cho cuộc thi đá banh đường phố And 1 Mixed Tape Tour, cuộc đua moto-X cũng như những giải đấu chuyên nghiệp của bộ môn lướt sóng, trượt ván và bóng rổ.

 

Mặc dù Boost đang bước đi trên con đường thành công, song Fewell cũng cảnh báo rằng chiến lược nhắm vào giới trẻ thành thị có thể là một chiến lược rất rủi ro. "Với giới trẻ, bạn rất khó hình dung một thị trường cụ thể. Họ cũng có hàng loạt sở thích và thái độ giống như những nhóm tuổi khác, vì vậy bạn có thể đặt họ vào bất kì ô thị trường nào."

 

Simon Roberts – giám đốc của cơ quan nghiên cứu dân tộc học IdeasBazaar bức xúc: " Người ta thường đưa cho tôi một danh sách gồm hàng loạt danh từ lẫn tính từ và nói: 'Đây là những tính cách và tài sản của giới trẻ. Ông cứ thử xem đi.' Lần nào cũng vậy, khi nhìn vào đấy, tôi chỉ thấy một mớ sáo rỗng, chẳng có gì khác biệt so với những lứa tuổi khác. Người ta thường hay thích thổi phồng những thứ liên quan đến giới trẻ. Thế nhưng đa số chúng chỉ là một phần của bề mặt nổi."

 

Tuy vậy, Pillot de Chenecey lại nhấn mạnh tất cả những người trẻ đều có một điểm chung: họ thiếu lòng trung thành. "Giới trẻ thường thích chia nhỏ và thay đổi thói quen mua sắm của mình so với lứa tuổi 35 trở lên. Trung bình 17 là độ tuổi có lòng trung thành thấp nhất. Họ mua sắm rất ngẫu hứng. Đó cũng là lí do vì sao tất cả mọi thông điệp quảng cáo phải chĩa thẳng trực tiếp vào họ. Bạn phải thường xuyên nói chuyện với họ và nếu bạn thua kém đối thủ của mình, bạn phải đối diện với nguy cơ mất họ. Thị trường dành cho giới trẻ trị giá hàng tỉ USD xem ra có vẻ rất hấp dẫn nhưng phân khúc trên 45 tuổi thậm chí còn đáng giá gấp nhiều lần hơn thế."

 

Như vậy các hoạt động marketing dành cho giới trẻ có nên xem là khoản chi phí cần thiết không? Chiến lược đó được hoạch định ngẫu nhiên hay có cơ sở? Nhà nghiên cứu Roberts nghĩ rằng các công ty nên tiến hành phân khúc theo thế hệ hơn là theo nhóm tuổi. " Hiện nay có ba thế hệ mà chúng ta cần quan tâm gồm thế hệ "baby boomers", thế hệ X và thế hệ thiên niên kỉ Y- những người ra đời vào thời điểm chuyển giao thiên niên kỉ. Phân như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng nhận diện và khái quát được quan niệm cũng như lối hành xử của từng nhóm.

 

Nhiều năm qua Roberts đã tiến hành nghiên cứu thế hệ thiên niên kỉ - thế hệ Y – những người sinh ra vào giai đoạn 1980 – 1990. Ông rút ra kết luận: "Thế giới ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Sự thật là không có gì còn chắc chắn nữa. Bạn đừng trông chờ vào số tiền lương hưu hậu hĩnh sau 30 năm làm việc cật lực.Thế hệ này được lớn lên trong thời đại của công nghệ và toàn cầu hóa. Vì vậy khi nói đến thế hệ Y, bạn càng gói gọn nó trong một thời điểm càng cụ thể càng tốt."

 

Tuy nhiên, Pillot de Chenecey nói rằng: "Mặc dù như vậy nhưng cũng có những thứ không thay đổi theo thời gian. Ví dụ giờ đây vẫn còn rất nhiều người yêu thích nhạc của Presley dù nó đã ra đời cách đây đến 60 năm. Bạn hãy nhớ : 'Đừng xem thường những điều đó'."

 

Vì vậy phân khúc theo thế hệ có lẽ là sự lựa chọn tốt hơn khi xây dựng chiến lược marketing trong dài hạn, Pillot de Chenecey lập luận: "Công ty không thể hiểu được người tiêu dùng khi họ bước sang lứa tuổi khác là vì câu hỏi mà họ đưa ra là 'Những người 15 tuổi muốn gì?' chứ không phải 'Những người chúng ta đã nói chuyện năm trước muốn gì?' ".

 

Nói như vậy không có nghĩa là những chiến lược xây dựng thương hiệu có mức độ tập trung cao như Aygo, Boost và những thương hiệu dành cho giới trẻ thành thị khác thất bại. Nhưng họ sẽ tồn tại như thế trong dài hạn? Liệu chúng có còn thích hợp với giới trẻ năm 2020 nữa không? Hay là chúng nên biến đổi để thích hợp với lứa tuổi trung niên khi đó của những vị khách hàng hiện giờ.

 

Edwin Colyer (Lan Anh - Công ty Thương Hiệu LANTABRAND - sưu tập và lược dịch từ brandchannel.com)

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Giới trẻ thành thị ngày nay – bạn là ai???

Gay dung thuong hieu chuc nam, mat trong vai ngay

Số lượt xem: 192
Gửi lúc 09:30' 30/01/2010

Gây dựng thương hiệu chục năm, mất trong vài ngày


Không chỉ các doanh nghiệp lớn như Trung Nguyên, Vinataba… từng đối mặt với nguy cơ bị mất thương hiệu mà ngay đến các đơn vị nhỏ cũng đang chung tình cảnh, khi mà hệ thống chính sách pháp luật chưa đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi của họ.

                                   

Theo ông Vũ Bá Phú, Phó Cục trưởng Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương: "Để xây dựng thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường, một doanh nghiệp nhỏ tối thiểu cũng phải mất 5 - 10 năm. Tuy nhiên, chỉ vì cạnh tranh "bẩn" và gian lận thương hiệu mà uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ mất thương hiệu dày công gây dựng".

Bà Ngô Thị Hồng Hạnh, Tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Hoàng Kim (Hà Nội), cho biết, dù mới xuất hiện trên thị trường 4 - 5 năm nhưng doanh nghiệp đã không ít lần trở thành nạn nhân của hành vi gian lận thương hiệu: "Chỉ vài tháng sau khi tiếp cận được thị trường các tỉnh Đông Nam Bộ, chúng tôi đã thấy xuất hiện sản phẩm xúc xích, lạp xường y chang bao bì, nhưng tên Hoàng Kim lại được chệch đi thành Hoàng Kiên".

Theo bà Hạnh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu (thực phẩm, mỹ phẩm, xà phòng…) thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bị xâm phạm kiểu này. Chẳng hạn, bột giặt Omo bị nhái thành Omon, nước tinh khiết Aquafina thành Aquatina… "Sản phẩm nhái thương hiệu hầu hết do các cơ sở tư nhân, gia công sản xuất nên kém chất lượng. Tuy nhiên, việc quản lý lại lỏng nên những doanh nghiệp bị gian lận thương hiệu phải chịu thiệt thòi", bà Hạnh ngán ngẩm.

Đáng ngại hơn, theo phản ánh của ông Trần Văn Dư, Giám đốc Công ty TNHH dệt nhuộm Minh Dư (Bắc Ninh), nhiều doanh nghiệp bị "đòn" từ trò cạnh tranh bẩn như quảng cáo vùi dập nhau, tung tin đồn triệt hạ đối thủ… có nguy cơ mất trắng thương hiệu. Doanh nghiệp của ông từng bị tung tin nhuộm vải bằng hóa chất gây ung thư da khiến thương hiệu dệt Minh Dư mà gia đình ông gây dựng mấy chục năm chỉ trong vài ngày đã bị "tẩy chay". "Trong khi, mất thương hiệu đồng nghĩa với mất cả thị trường và bạn hàng, còn thiệt hại, tốn kém khác không thể tính hết", ông Dư bức xúc.

Luật "hở", doanh nghiệp thì chủ quan

Ông Vũ Bá Phú, Phó Cục trưởng quản lý cạnh tranh, thừa nhận: "Luật Cạnh tranh mới ban hành 5 năm, nhưng thực tế mới chỉ được áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể trong hai năm gần đây. Trong khi, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm thương hiệu lại càng tinh vi và phức tạp".

Ở góc độ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Mỹ Liên, Giám đốc Công ty sở hữu trí tuệ Havip, lý giải, sở dĩ xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu hiện nay ngày càng phổ biến một phần do kẽ hở của pháp luật, mặt khác do chính sự chủ quan của doanh nghiệp. "Thương hiệu là tài sản vô hình nên khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát. Trong khi, pháp luật điều chỉnh vấn đề này lại chưa hoàn chỉnh. Mức phạt hành chính đối với vi phạm thương hiệu hiện từ 2 đến 100 triệu đồng là quá thấp, chưa đủ sức răn đe", bà Liên nói.

Cũng theo bà Liên, thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện chỉ mải lo sản xuất, kinh doanh mà thờ ơ, không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nên phải đối diện với chuyện mất tên tuổi không chỉ ở trong nước mà thậm chí cả ở nước ngoài. Chẳng hạn, võng xếp Duy Lợi từng không thể xuất khẩu do không đăng ký nhãn hiệu ở thị trường ngoại. Công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) khi "nhớ" ra phải đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài thì thương hiệu này đã bị công ty Putra Stabat Industry của Indonesia đăng ký tại 13 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về phía doanh nghiệp, theo bà Hạnh, hiện nhiều cơ quan cùng tham gia bảo hộ thương hiệu như Cục sở hữu trí tuệ, Cảnh sát kinh tế, Toà án… nhưng lại không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm chính nên doanh nghiệp chưa thực sự được bảo vệ. Do vậy, nhiều doanh nghiệp là nạn nhân của tình trạng "đánh cắp" và nhái thương hiệu buộc phải chọn cách đàm phán trực tiếp với đối tượng vi phạm. "Cách giải quyết không chính thức thế này khiến doanh nghiệp bị xâm phạm lại thêm tốn kém về thời gian, tiền bạc nhưng vẫn phải làm", bà Hạnh nói.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ), đa số doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến việc phát triển và bảo hộ thương hiệu. Hiện chi phí cho phát triển, bảo vệ thương hiệu thông qua quảng cáo, đăng ký sở hữu nhãn hiệu trong và ngoài nước của chỉ chiếm chưa đầy 10% doanh thu của doanh nghiệp.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Gây dựng thương hiệu chục năm, mất trong vài ngày

Tao dong luc de nhan vien lam viec tot

Số lượt xem: 1395
Gửi lúc 20:50' 27/07/2009

Tạo động lực để nhân viên làm việc tốt

Trước đây, những việc này chưa từng xảy ra ở người nhân viên được xếp loại "cánh tay phải" này. Bạn làm một "cuộc điều tra nhỏ", được biết nguyên nhân không phải vì anh có chuyện bất mãn ở gia đình, mà là ở công việc. Bạn rất muốn bằng cách nào đó tạo được động lực làm việc cho anh ta, nhưng không biết bắt đầu từ đâu?

Mỗi nhân viên khi đặt chân vào làm việc cho một doanh nghiệp đều có một hay nhiều nhu cầu riêng của mình. Ngặt một nỗi, những nhu cầu này không dừng lại, mà có khuynh hướng ngày càng thay đổi theo thời gian. Nếu bạn vì quá bận rộn với công việc quản lý mục tiêu của bộ phận hay của doanh nghiệp, mà quên để mắt hay không cập nhật liên tục những yếu tố hết sức "nhân bản" này, thì đến một lúc nào đó nhân viên của bạn cũng đành nói lời chia tay với doanh nghiệp bạn. Nhằm giúp bạn giải bài toán này, trong khuôn khổ có hạn, bài viết xin giới thiệu 4 nhu cầu làm việc phổ biến của nhân viên và giải pháp tạo động lực làm việc đi kèm dưới đây.


Tiền lương

Ai bảo "tôi đến làm việc không phải vì lương" chắc sẽ bị cho là "hâm" ngay. Lương không chỉ thể hiện giá trị công việc, mà còn là giá trị con người nữa đấy. Ai chẳng biết công thức cơ cấu tiền lương thường là: "Tiền lương = Lương + thưởng + phúc lợi". Nhưng dựa vào những yếu tố nào để lên được thang lương mới là điều dễ gây tranh cãi.

Có ba yếu tố cơ bản để xét thang lương, đó là: chức vụ, năng lực, và mức độ hoàn thành công việc. Chế độ lương không rạch ròi, việc khen thưởng tùy tiện... thì trước sau gì dẫn đến việc bất mãn ở nhân viên. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên theo dõi thang lương của các công ty cùng ngành trên thị trường để đảm bảo rằng mặt bằng lương của doanh nghiệp mình không "lỗi thời", nhằm hạn chế việc nhân viên của mình "đầu quân" cho các công ty khác, hoặc đối thủ.

Cũng có doanh nghiệp trả lương rất cao, thậm chí là cao nhất trên thị trường, vậy mà số nhân viên nghỉ việc hàng năm vẫn là con số dương đáng kể. Nếu doanh nghiệp coi tiền là cứu cánh duy nhất, thì e rằng doanh nghiệp rồi cũng sẽ "hụt hơi" trong cuộc đua này, mà kết quả giữ người vẫn không mấy khả quan. Đã đến lúc bạn nên dành thời gian giải quyết những nhu cầu khác gợi ý tiếp theo.


Mối quan hệ với đồng nghiệp

Khi tiền lương đủ đáp ứng nhu cầu vật chất sinh hoạt hàng ngày, thì người ta thường đòi hỏi những nhu cầu tinh thần khác, đó là được giao tiếp thân thiện với đồng nghiệp. Có không ít nhân viên "gạo cội" của các công ty lớn sau một thời gian "lăn lộn" ở những công ty lớn - nơi mà đồng nghiệp ít có thời gian quan tâm đến nhau vì quá đông - nay lại thích về làm việc tại những công ty nhỏ - nơi mà mọi người có thể chia sẻ với nhau những nỗi vui, buồn trong hoặc ngoài công việc.

Nếu nhà quản lý chủ động hoặc khuyến khích cho nhân viên tạo được bầu không khí làm việc thân thiện trong công ty, chẳng hạn có món quà bất ngờ trong ngày sinh nhật nhân viên, thỉnh thoảng tổ chức đi chơi dã ngoại... thì đây cũng là giải pháp đem lại hiệu quả không ngờ đấy.


Sự công nhận của cấp trên

Tâm lý con người thường thích "cho và nhận", từ trẻ nhỏ đến người già. Trong doanh nghiệp cũng vậy, nhân viên nào mà chẳng thích được "sếp" khen trước tập thể về thành tích công việc của mình! Bạn thử tưởng tượng, nhân viên làm tốt thì bạn chẳng nói gì, làm sai thì từ trên xuống dưới ai nấy đều biết, vậy thử hỏi ai còn hứng thú để cống hiến làm việc hết mình vì bạn nữa chứ? Nói thế không có nghĩa khen nhân viên là xong, bạn nên thể hiện sự công nhận đó bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo mong muốn của nhân viên: có nhân viên thì thích được sếp tăng lương, nhưng có người lại thích được giao công việc thử thách hơn, hoặc giao quyền nhiều hơn, v.v...


Cơ hội thăng tiến

Một nhân viên giỏi thường có tinh thần cầu tiến. Họ luôn khao khát tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp của mình, vì họ quan niệm rằng: "không tiến ắt lùi". Nắm bắt nhu cầu này, bạn nên vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp cho họ, đồng thời lên chương trình đào tạo phù hợp đi kèm.

Dĩ nhiên, giải pháp đào tạo bao giờ cũng tốn kém, bạn cứ trăn trở liệu họ có ở lại với mình không sau khi mình đã đầu tư quá nhiều? Vấn đề không phải là nên hay không nên đào tạo, mà là bạn phải biết chọn đúng người để đầu tư, dựa vào quá trình cống hiến của họ, phẩm chất đạo đức, và cam kết của cả hai bên sau đào tạo.

Có thể bốn nhu cầu trên chưa phải là tất cả. Điều quan trọng là bạn phải biết họ muốn gì, sau đó xem mình có thể đáp ứng họ ở những vấn đề gì và ở mức độ nào, rồi từ đó chọn lựa và đưa ra các phương án phù hợp nhằm "lèo lái" nhu cầu cá nhân đi cùng với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.





Hoàng Cương
Giảng viên Business Edge-MPDF


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tạo động lực để nhân viên làm việc tốt

Cau chuyen xuc dong 'CNTT - anh sang cua nguoi khiem thi'

Số lượt xem: 141
Gửi lúc 09:32' 22/04/2010

Câu chuyện xúc động 'CNTT - ánh sáng của người khiếm thị'

Nếu ai đã từng nghe tới một người khiếm thị sử dụng máy tính, lướt web, thậm chí hướng dẫn một người sáng mắt cài phần mềm, soạn nhạc, ghép nhạc… chắc hẳn sẽ cho rằng đó chỉ là câu chuyện đùa vui.

Nhưng với Hiệp sỹ CNTT Khúc Hải Vân - Giám đốc Trung tâm tin học Tia Sáng Hà Nội, đơn vị đoạt giải thưởng "ICT thắp sáng niềm tin 2007", đây là điều hết sức bình thường. Nhân ngày "người khuyết tật Việt Nam" 18/04/2010, chúng ta hãy cùng chia sẻ với Khúc Hải Vân về nhưng tâm sự buồn vui khi theo đuổi nghề CNTT.

"CNTT - con đường ánh sáng của tôi" - Hiệp sĩ CNTT Khúc Hải Vân. Ảnh: eChip.

Tôi là người may mắn, lạc quan trong số những người kém may mắn

Tôi sinh vào năm Nhâm Tuất - 1982. Vì vậy mà nhiều bạn bè gọi tôi là cún béo. Gia đình tôi hết sức bình thường, cha mẹ mở quán cơm để mưu sinh. Cuộc sống của tôi tuy không quá sung túc nhưng tràn đầy tình yêu từ gia đình. Từ lúc còn bé, mắt không nhìn được nhưng với cây gậy trong tay, tôi có thể đi bất cứ nơi nào mình muốn, thính giác và khứu giác giúp tôi định vị.

Cũng phải thừa nhận tôi thực sự may mắn. May mắn vì đã được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nơi có nhiều điều kiện phát triển, được hưởng thụ hầu hết các chính sách và sự quan tâm của xã hội giành cho người khuyết tật. Trong những năm qua, nhận thức xã hội về người khuyết tật ở nhiều thành phố, đô thị lớn trong nước được cải thiện, sự quan tâm chăm sóc của xã hội với những người khuyết tật và các hoàn cảnh khó khăn càng được thể hiện rõ rệt. Đây là điều may mắn lớn nhất của tôi.

Những bạn khuyết tật sống xa các trung tâm đô thị, nơi nhận thức xã hội về người khuyết tật còn hạn chế khó khăn hơn tôi rất nhiều. Tôi còn nhớ hồi làm việc trong Trung tâm phục hồi chức năng Hội người mù Việt Nam đã từng gặp những cô bé 20 rồi mà vẫn chưa hề biết thế nào là ghép vần. Rồi còn những cảnh người khuyết tật xin học ở các trường THCS, PTTH bị từ chối, chuyện bố mẹ không muốn con cái tiếp xúc với người đồng cảnh, đồng tật, và cả những kỳ thị trong giao tiếp sinh hoạt nữa. Nói ra buồn lắm.

Con đường đưa tôi đến với chiếc máy tính

Cũng giống bao người, tôi được đi học và mơ ước vào đại học. Khi còn đang ôn thi, chiếc máy đánh chữ nổi bị hỏng nên tôi đã được một người bạn giới thiệu cho máy tính. Lần đầu tiên chạm vào bàn phím, tôi đã hiểu rằng đây chính là chiếc máy thay đổi cuộc đời mình.

Lần đầu thi đại học tôi không đỗ. Gạt qua những nỗi buồn, tôi quyết định dành trọn thời gian trong một năm để tập trung vào tin học. Là người khiếm thị bẩm sinh nên việc học tập của thật không dễ dàng gì. Từ việc phải tự mày mò, học thuộc lòng các thao tác phím, có những lúc tôi cảm thấy bất lực bởi nhiều phần mềm quá phức tạp. Người bình thường thấy khó khăn một thì những người như tôi thấy khó khăn mười.

Hầu hết những ai sử dụng máy tính cũng đều phải biết qua tiếng Anh. Những người khiếm thị cũng không là ngoại lệ. Để luyện tiếng, tôi cũng không ngần ngại túm lấy bất cứ ông tây bà đầm nào ở Bờ Hồ để được nghe nói tiếng Anh.

Khi vốn tiếng Anh đã kha khá, tôi bắt đầu tìm hiểu các phần mềm hỗ trợ người khiếm thị cài trên máy tính. Vốn tiếng Anh của tôi có được cũng đều là do chắp nhặt. Trước thì nghe dạy ngoại ngữ trên đài, chuyện trò với người bản xứ, sau học máy tính tìm hiểu JAWS (phần mềm đọc màn hình) thì phải cố học cho có đủ vốn từ mà hiểu các thông báo từ máy tính.

CNTT – ánh sáng diệu kỳ với người khiếm thị

Bạn bè vẫn trêu tôi là dùng máy tính không cần màn hình làm chi cho tốn điện. Nói vui nhưng đúng là người khiếm thị chủ yếu lại dựa vào việc lắng nghe các thông tin phát ra từ loa. Sở dĩ vậy bởi người khiếm thị sử dụng công cụ đọc màn hình. Đây là một loại phần mềm được cài đặt vào hệ thống, hoạt động theo nguyên lý quét và giải mã các ký tự dạng text sang âm thanh, theo điểm dừng của con trỏ.

Hiện có khá nhiều các công cụ đọc màn hình được tích hợp và ứng dụng cho các hệ điều hành trên thế giới. Nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất trên thế giới là phần mềm JAWS. Có thể nói những phần mềm này là cầu nối ánh sáng đối với những người khiếm thị.

Sau một thời gian tiếp xúc với máy tính, tôi thấy mình đã tìm thấy ánh sáng qua những nút phím và con chuột máy tưởng như vô hồn. Mày mò nhiều, khó khăn nhiều nhưng cuối cùng tôi đã gặp được Phạm Sơn Hà và bắt đầu làm quen với các phần mềm chuyên dụng dành cho người khiếm thị. Những bước chập chững đầu tiên với JAWS đã qua rất nhanh và sau đó là những ngày say mê với máy tính đến tận đêm.

Với máy tính, tôi được "nạp" biết bao thông tin, tôi được lang thang trên biết bao con đường, mảnh đất, được giao lưu với các nền văn hoá mà bằng đôi chân của mình tôi biết sẽ chẳng bao giờ tôi đến được. Trên thế giới mạng, tôi tìm thấy ánh sáng của thông tin và tri thức, tôi hình dung ra những thứ mà đôi mắt thật của mình không thể mang lại cho tôi. Quan trọng hơn nữa, chiếc máy tính mang lại cho tôi một nghề và công việc giúp tôi kiếm sống phục vụ chính bản thân mình.

Kiếm sống nhờ CNTT

Với vốn kiến thức tích luỹ trong tay, cùng sự trải nghiệm của một người khiếm thị, tôi với Sơn Hà đã có chung ý tưởng thành lập một trung tâm đào tạo tin học cho người khiếm thị. Tôi biết là thế giới này còn nhiều người giống tôi và Hà.

Chúng tôi may mắn được tiếp xúc với CNTT. Chúng tôi muốn chia sẻ, mang lại ánh sáng cho những người cùng cảnh ngộ. Xa hơn, chúng tôi kỳ vọng CNTT sẽ giúp cho những người khiếm thị có thể tự sống bằng chính sức mồ hôi, lao động của mình. Có thể chúng tôi không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng sức sáng tạo, năng lực cùng sự quyết tâm của chúng tôi sẽ mang lại điều kỳ diệu. Đây vẫn luôn là mong muốn, trăn trở của chúng tôi.

Những tháng ngày đầu tiên thật chẳng dễ dàng gì. Chính bản thân tôi đã từng đến từng trung tâm, cửa hàng tin học để xin thực hành cài đặt phần mềm nhưng chỉ nhận được những lời từ chối. Chúng tôi mang thiện ý giúp các bạn khiếm thị có cơ hội dùng net, nhưng điều tôi nhận được là những lời từ chối với ý coi thường. Thực sự là có lúc thấy cũng nản nhưng nghĩ đến còn bao người đang kém may mắn hơn mình, chúng tôi lại có thêm động lực để tiếp tục bước đi.

Quá nhiều khó khăn trong những ngày đầu, nhưng không sao, cứ bước đi rồi đường sẽ phẳng, chúng tôi nghĩ vậy. Nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng bằng thành quả là hàng trăm người khiếm thị đã được trang bị kiến thức cơ bản về tin học, có thể tìm cho mình một công việc để lập thân. Sau nhiều thăng trầm và khó khăn, Trung tâm Tia Sáng đã ra đời vào giữa năm 2005. Nhiều năm qua, Trung tâm Tia Sáng đã mở ra cánh cửa, dẫn dắt gần biết bao học viên khiếm thị tiếp cận kho tàng tri thức qua CNTT.

Chúng tôi thấy hạnh phúc vì từ mô hình này, tại các tỉnh thành, đã có thêm rất nhiều trung tâm dạy tin học cho người mù khác ra đời. Bộ giáo trình đào tạo tin học cho người khiếm thị bằng âm thanh có một phần tay tôi đóng góp. Chúng tôi gấp rút hoàn thành việc chuyển đổi bộ giáo trình này sang công nghệ Daisy Book (sách điện tử kỹ thuật số dễ tiếp cận cho người khuyết tật).

Những khó khăn và trăn trở với nghề

Không phải ai cũng có thể kiếm sống hoàn toàn bằng CNTT. Thực tình với CNTT, dường như bây giờ người ta hay nhắc đến cụm từ này như một "thú chơi sang". Gần đây có những xu hướng tư duy rằng người khuyết tật tiếp cận với CNTT có thể coi là một nghề nghiệp. Điều này có lẽ chỉ có thể đúng với một số ít người có khả năng, và có sự sáng tạo vì đã là một nghề thì người ta phải có đủ khả năng khai thác được những tiềm năng của nghề đó, phải có đủ điều kiện để cạnh tranh với mọi người bằng nghề của mình.

Việc này chỉ có một số ít người có thể làm được. Nói cách khác, CNTT chỉ có thể là một nghề với một số ít người khuyết tật, còn với phần lớn người khiếm thị, CNTT giống như một công cụ trợ giúp công việc thì đúng hơn. Ví dụ với máy tính, điện thoại di động, người ta có thể trao đổi thông tin trên mạng, soạn thảo, biên tập văn bản… nhưng rất ít người có thể sử dụng máy tính để viết Web, hay làm những công việc chuyên môn khác. Đặc biệt với người khiếm thị, thì điều này càng trở nên khó khăn.

Đặc thù của người khiếm thị là không thể hình dung, và có tư duy tổng quát, nên việc sử dụng máy tính để làm các công việc liên quan đến hình ảnh, bố cục, hay các hoạt động khác liên quan đến tư duy trừu tượng là rất khó. Tuy vậy, máy tính vẫn có thể xem là một công cụ hữu ích với người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung. Thông qua máy tính và Internet, người khiếm thị được đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, chia sẻ và tìm hiểu kiến thức. Qua đó, giúp người khiếm thị tìm kiếm những cơ hội, nâng cao nhận thức và cải thiện cuộc sống.

Tuy nhiên, khó khăn không có nghĩa là không thể không làm được. Thực tế đã chứng minh nhiều người khuyết tật và người khiếm thị đã dần dần kiếm được tiền dựa vào mồ hôi, công sức của mình nhờ vào CNTT. Trung tâm Tia Sáng của chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp kỹ năng, tri thức và những hành trang ban đầu cho những người cùng cảnh ngộ. Tuy nhiên, để hoàn toàn tự nuôi sống bản thân vẫn còn là việc làm xa nữa mới thực hiện được.

Vẫn còn đó những ước mơ

Thông qua CNTT, cộng đồng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ, và đưa ra những chương trình hành động trợ giúp tích cực để hỗ trợ người khiếm thị phát triển. Cách đây cũng đã vài năm, trong một cuộc hội thảo do Văn phòng điều phối các hoạt động trợ giúp người tàn tật Việt Nam NCCD tổ chức, tôi có được nghe ông Nghiêm Xuân Tuệ nói về chương trình 10.000 máy tính dành cho người khuyết tật. Tuy nhiên, đến nay đã gần 3 năm mà hình như chưa đạt được 1/10.

Với sức mạnh của cộng đồng, chúng ta đã xây được 18.000 ngôi nhà đại đoàn kết, ủng hộ đồng bào bão lụt hàng nghìn tỉ VNĐ. Chúng ta đã thực hiện được nhiều kỳ tích, mà chỉ nghe đến con số cũng đã có thể hình dung được tầm cỡ của hành động đó. Vẫn biết nước mình còn khó khăn mỗi người còn đang đối mặt với biết bao nhiêu vất vả từ cuộc sống. Nhưng nếu mỗi chúng ta chịu dành một chút thời gian, tâm sức, của cải, cho những khó khăn. Chắc chắn 10.000 máy tính cho người khuyết tật không phải là mục tiêu quá xa.

Mỗi năm đến dịp 18/4 này, tôi đều mang một tâm trạng của một người đứng trước giao thừa đến chờ đón những vận hội mới. Ngày 03/12 là ngày của sự chia sẻ trên toàn thế giới. Chỉ ngày 18/04 này là giành cho người khuyết tật Việt Nam.

Trước một năm mới của "người khuyết tật Việt Nam" đang gần về, cầu mong cho sự chia sẻ giữa người khuyết tật và cộng đồng ngày càng được đẩy mạnh, CNTT sẽ trở nên một công cụ hữu ích, để khoảng cách giữa chúng ta là ngắn nhất, cầu mong cho những người khiếm thị, khuyết tật sẽ sớm "sống chết" với nghề CNTT.


Xem tiếp
Nguồn tin: thongtincongnghe.com

Bản gốc: Thiết kế website - Câu chuyện xúc động 'CNTT - ánh sáng của người khiếm thị'

De co rank cao hon trong Google Image Search

Số lượt xem: 188
Gửi lúc 10:16' 05/02/2010

Để có rank cao hơn trong Google Image Search

Để có rank cao hơn trong Google Image Search? Mọi người rất quan tâm nhiều về lượng truy cập đến từ công cụ tìm kiếm Google, trong khi đó nhiều người khác đã quên đi chức năng Google Image Search. Rất nhiều blogger nói rằng họ đã thu hút được một lượng truy cập lớn từ công cụ Google Image Search do họ biết cách thao tác.

Các yếu tố tác động đến xếp hạng của công cụ Google Image Search

1. Cũng như tìm kiếm nội dung các yếu tổ bình thường khác vẫn giữ nguyên giá trị (như Pagerank chẳng hạn). Vì thế đừng chờ đợi thường xuyên đứng ở những vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của Google image search đối với những từ khóa có nhiều người cạnh tranh.

2. Hãy đặt các nhãn ALT và title tiêu đề trong những bức ảnh của bạn mô tả về bức ảnh đó. Đặt các từ khóa vào tên của file ảnh, ngăn cách bởi các dấu gạch nối (-). Thiết lập chiều rộng và chiều cao trong địa chỉ url của bức ảnh cũng sẽ giúp nâng cao thứ hạng của bức ảnh.

3. Tên file, nhãn alt, và tính tương thích nội dung của trang chứa ảnh là vấn đề quan trọng nhất. Nếu trang của bạn có tiêu đề hay nội dung có chứa từ khóa của bức ảnh, thì nó sẽ giúp site của bạn có rank cao hơn đối với công cụ tìm kiếm ảnh.

Để bắt đầu kiếm lợi nhuận với công cụ Google image search bạn có thể đặt một bức ảnh trong tất cả các bài post trên blog của bạn. Tuy nhiên vấn đề này còn nhiều tranh luận nên tôi không thích cách làm này.

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Để có rank cao hơn trong Google Image Search

10 “bi quyet” trong giao tiep

Số lượt xem: 264
Gửi lúc 15:16' 09/04/2010

10 "bí quyết" trong giao tiếp

Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa người với người rất phức tạp và khó giải quyết. Chúng ta nên ứng xử ra sao để mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp và cấp trên luôn được bền vững, hài hòa?

Ấn tượng ban đầu

 

Ấn tượng trong lần gặp gỡ đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, đôi khi quyết định sự thành công của công việc. Vì vậy để đối phương có ấn tượng sâu sắc về bạn trong một thời gian ngắn thì mỗi hành vi ứng xử của bạn là rất quan trọng, nên chú ý trau dồi năng lực bản thân và hình thành cho mình những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.

 

Trang phục sáng sủa

 

Biết cách phối hợp và sử dụng trang phục trong từng hoàn cảnh môi trường khác nhau giúp bạn nâng cao ấn tượng của mình với mọi người, cho thấy bạn là người có thể xử lí mọi công việc trong nhiều tình huống khác nhau.

 

Biết uống rượu

 

Rượu là công cụ quan trọng trong giao tiếp xã hội và công việc, nếu bạn không biết uống rượu đôi khi sẽ dẫn đến sự ứng xử không tốt khi giao tiếp. Biết uống rượu không có nghĩa là uống nhiều; uống một lượng thích hợp để tạo quan hệ; uống rượu hợp lí không những có ích trong quan hệ công việc mà còn có lợi cho sức khỏe.

 

Linh hoạt năng nổ

 

Người năng nổ có sở thích rộng rãi, có thể tiếp xúc với nhiều người và làm được nhiều việc khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về những điều mà họ thường xuyên tiếp xúc nhưng không cần thiết phải tinh thông. Nếu một khách hành nói chuyện với bạn về một lĩnh vực bạn không thích hoặc không mấy quan tâm nhưng bạn vẫn có một sự hiểu biết nhất định và khiến khách hàng hài lòng.

 

Kết bạn

 

Nên có những mối quan hệ giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, nhưng mức độ tình cảm với từng đối tượng cần phụ thuộc vào sự cân bằng của chính bạn. Chỉ cần bạn không từ chối kết bạn với người khác thì chắc chắn bạn là người có quan hệ vô cùng rỗng rãi.

 

Giữ chữ tín

 

Đây là điểm vô cùng quan trọng trong cách giữ gìn những mối quan hệ. Một người biết giữ chữ tín sẽ được người khác coi trọng và tin tưởng. Khi đã hứa hoặc nhận lời một việc gì, dù bản thân không làm đươc nhưng bạn vẫn cố gắng hoàn thành nó. Chỉ cần bạn tự hỏi có nên làm hay không, đừng nên tự hỏi có thể làm hay không, bởi trên đời này không có việc gì là không thể xảy ra.

 

Khéo léo

 

Sự khéo léo ở đây là chỉ trước mặt đồng nghiệp hãy tán thành quyết định của sếp, nhưng khi tiếp xúc với mình sếp cần nói rõ ưu khuyết điểm của quyết định để sếp biết rằng bạn là người có trách nhiệm mà vẫn kính trọng sếp. Điều đó của nghĩa là bạn đã dành 70% khéo nịnh sếp và 30% cho lời khuyên trung thành.

 

Khen chê thích hợp

 

Không ai yêu quý người thích nói khoác bởi họ không biết khi nào thật, khi nào giả dối. Có thể nói quá đôi chút thành tích của mình nhưng không nên quá đà bởi sẽ gây ra sự hoài nghi về năng lực của bạn. Khi nói chuyện với người khác, khen người một cách hợp lí cũng chính là khen bản thân mình. Khi giao tiếp, biết cách khen chê hợp lí cũng là một nghệ thuật ứng xử.

 

Nỗ lực

 

Luôn tự nhủ bản thân phải nỗ lực cố gắng, chăm chỉ làm việc năng cao năng lực bản thân.

 

Nhẫn nại

 

Nếu bạn không có đức tính này thì 9 điều trước đây dù bạn tốt thế nào cũng trở nên vô nghĩa.

 

Hạnh Phúc

Theo XHN


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - 10 "bí quyết" trong giao tiếp

Hay thu tuong tuong thuong hieu nhu mot con nguoi…

Số lượt xem: 176
Gửi lúc 23:10' 01/09/2009

Hãy thử tưởng tượng thương hiệu như một con người…

Cô ta khoảng 28 tuổi, khá đẹp, thân hình nhỏ nhắn và dễ gần. Cô ta cũng tương tự như một sản phẩm. Khi bạn quan tâm và bắt đầu tìm hiểu về cô ta, mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn, và bạn dần có thiện cảm với cô ấy, ưa chuộng công ty của cô ấy, và đôi lúc sẽ nhớ cô ấy da diết nếu cô ấy không ở bên bạn.



Linh hồn thương hiệu

 

Hầu hết các thương hiệu hàng đầu trên thế giới đều dành phần lớn thời gian để đầu tư vào việc tạo dựng phần "hồn" cho mình. Một thương hiệu có sức sống sẽ tạo nên sức hấp dẫn trong tâm trí khách hàng. Khách hàng thường đánh giá về thương hiệu sản phẩm và công ty như một con người. Họ thường phàn nàn: "Công ty X này không thân thiện với khách hàng", hay " tôi thấy khó chịu khi sử dụng dịch vụ của X", "Tôi biết những nhân viên của X không nói đúng sự thật về sản phẩm", hay "Nó không thích hợp với tôi". Nhận thức của khách hàng thường bị tác động bởi tính cách của họ. Cho rằng đó là sự thật, nhưng làm cách nào các công ty có thể tạo nên linh hồn cho sản phẩm hay cho bản thân mình? Câu trả lời nằm ở sự lựa chọn và ứng dụng các giá trị tính cách và đặc điểm của một con người vào thương hiệu.

 

Hãy tưởng tượng một thương hiệu như một con người. Cô ta khoảng 28 tuổi, khá đẹp, thân hình nhỏ nhắn và dễ gần. Cô ta cũng tương tự như một sản phẩm. Khi bạn quan tâm và bắt đầu tìm hiểu về cô ta, mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn, và bạn dần có thiện cảm với cô ấy, ưa chuộng công ty của cô ấy, và đôi lúc sẽ nhớ cô ấy da diết nếu cô ấy không ở bên bạn. Cô ta đem lại cảm giác vui vẻ cho bạn và bạn ngày càng bị cuốn hút vào những giá trị và tính cách của cô ta. Đó cũng là những giá trị cảm tính tương tự như sự liên tưởng mà khách hàng gắn kết với một linh hồn thương hiệu. Con người dễ đồng cảm với con người. Vì vậy, nếu một thương hiệu có được linh hồn cho mình, nó sẽ dễ dàng lôi cuốn người tiêu dùng hơn. Thương hiệu phát triển sẽ thúc đẩy mối quan hệ ngày càng gắn kết hơn, và những giá trị cảm xúc đã dần tạo nên lòng trung thành thương hiệu. Linh hồn thương hiệu là cốt lõi của những giá trị - niềm tin và sự trải nghiệm trong lòng khách hàng.

 

Giá trị và đặc điểm của một linh hồn thương hiệu

 

Tính cách con người được quyết định phần lớn thông qua những giá trị và niềm tin họ có, và các đặc điểm cá nhân của họ. Một ví dụ của giá trị và niềm tin là sự chân thật. Hầu hết mọi người đều tin rằng sự chân thật là tất cả những điều họ nói và làm. Một ví dụ khác là sự tự tin. Nó không hẳn là niềm tin, mà chính xác là một hành vi. Tất nhiên, có rất nhiều giá trị/niềm tin và đặc điểm mà một con người có thể có, nhưng có một số đặc biệt đáng yêu! Những giá trị và đặc điểm gần gũi chắc chắn sẽ lôi cuốn mọi người hơn. Một vài trong số đó là: sự tin cậy, sự trung thực, tính thân thiện, sự quan tâm, tính vui vẻ và dịu dàng.

 

Có hơn 200 từ để mô tả những đặc điểm con người, và tất cả đều có thể tích hợp vào một thương hiệu. Một ví dụ, để làm sáng tỏ yếu tố tính cách con người qua đó có thể tác động và đo lường linh hồn thương hiệu, đã có các cuộc điều tra khách hàng để nghiên cứu về cảm nhận của họ về thương hiệu của 2 công ty A và B. Khi hỏi người tiêu dùng :"Nếu 2 công ty A và B là 2 con người, làm cách nào bạn có thể mô tả họ?"

 

Câu trả lời là:

 

 

Công ty A

Công ty B

 

 

Phức tạp

 

Kiêu ngạo

 

Có năng lực

 

Tập trung

 

Không thân mật

 

Không hấp dẫn

 

Đơn giản

 

Hiện đại

 

Hữu ích

 

Quan tâm

 

Dễ tiếp cận

 

Hấp dẫn





 

2 công ty đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong một ngành công nghiệp dịch vụ. Nếu được yêu cầu lựa chọn 1 trong 2 công ty này trở thành bạn của mình, bạn sẽ chọn công ty B, như 95% người được phỏng vấn khác. Không có gì ngạc nhiên vì dịch vụ của công ty B đã đem lại sự trải nghiệm cho khách hàng tốt hơn so với A, và hình ảnh thương hiệu của B sẽ phải tốt hơn so với A.

 

Một điểm khác nữa trong bản nghiên cứu cũng thú vị không kém đó là con người có xu hướng ưa thích một thương hiệu thích hợp với lẽ sống của họ. Mọi người đều có một cái nhìn về bản thân và họ cũng mong muốn được xem trọng như vậy. Và họ ưu tiên hơn những tính cách phù hợp với họ, hay những tính cách mà họ tôn trọng. Do đó, việc tạo dựng một thương hiệu với những tính cách phù hợp với đa số khách hàng mục tiêu là một chiến lược rất hiệu quả. Cá tính thương hiệu càng tiếp cận với những tính cách khách hàng (hay những tính cách mà họ tôn trọng hay khâm phục), nó sẽ càng tạo được mong muốn lựa chọn thương hiệu đó, và lòng trung thành thương hiệu sẽ càng được củng cố thêm.

 

Tạo lập linh hồn thương hiệu

 

Cho dù một thương hiệu là một sản phẩm hay một công ty, thì công ty đó phải quyết định đâu là cá tính mà thương hiệu phải có. Có rất nhiều cách để tạo nên cá tính thương hiệu. Một phương thức hiệu quả là xây dựng cá tính thương hiệu càng gần gũi với tính cách khách hàng càng tốt. Qui trình bao gồm:

 

  • Nhận diện khách hàng mục tiêu
  • Tìm ra nhu cầu, mong muốn và sở thích của họ
  • Mô tả chân dung tính cách của họ
  • Tạo lập một thương hiệu gần gũi với tính cách đó

 

Một trường hợp điển hình của việc tạo lập tính cách thương hiệu là Levi Strauss, một trong số các công ty rất kĩ lưỡng trong việc nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Qua đó Levi đã xây dựng cho mình những cá tính nổi bật sau:

 

  • Nguyên thủy
  • Nam tính
  • Gợi cảm
  • Trẻ trung
  • Nổi loạn
  • Lập dị
  • Tự do
  • Kiểu Mỹ

 

Những tính cách liên quan đến thương hiệu của quần Jean Levi's 501 cũng tương tự :

  • Lãng mạn
  • Quyến rũ – gợi tình
  • Nổi loạn
  • Can đảm
  • Khéo léo
  • Độc lập
  • Muốn được tôn trọng

 

Cả hai chân dung khách hàng mà Levis hướng đến đều là những giá trị cảm nhận sâu xa trong tâm trí con người – tác động vào giác quan và cảm giác của họ. Việc định hình linh hồn thương hiệu đã tiến gần và củng cố những giá trị hành vi và nguyện vọng của khách hàng. Việc tiếp cận đã đem lại cho thương hiệu ý tưởng tuyệt vời – tạo nên một  ngách thị trường mới, đem lại thành công tiêu biểu, mà như Levis là một điển hình.

 

Ngọc QuangCông ty Thương Hiệu LANTABRAND - sưu tập và lược dịch
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Hãy thử tưởng tượng thương hiệu như một con người…