Số lượt xem: 276
Gửi lúc 10:34' 25/01/2011
Marketing hướng đến doanh nhân
Tiếp thị nhắm tới đối tượng khách hàng là những người chủ doanh nghiệp là công việc hết sức khó khăn và đầy thử thách bởi lẽ các doanh nhân thường là những người luôn bận rộn. Mặt khác, họ cũng là những người luôn ý thức cao về đề phòng rủi ro.
Làm thế nào để tiếp thị các doanh nhân một cách hiệu quả nhất? Kim T.Gordon - cây bút thường xuyên trên chuyên mục marketing của Tạp chí Entreneur đã đúc kết được bảy điểm nổi bật sau đây trong các thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cho biết mục tiêu hàng đầu của họ là tăng doanh số bán. Hãy tự hỏi việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có thật sự giúp các khách hàng - những doanh nghiệp khác đạt được mục tiêu này của họ hay không. Nếu có, hãy làm cho lợi ích này trở thành ấn tượng đầu tiên và là trọng tâm trong các thông điệp tiếp thị quan trọng nhất của doanh nghiệp. Khi giúp cho khách hàng của mình tăng trưởng, doanh nghiệp sẽ trở thành một nhân tố không thể thiếu trong việc tạo nên thành công của họ.
Khi phải quyết định mua những sản phẩm hay dịch vụ bên ngoài, các doanh nhân thưởng rất thận trọng. Hãy chứng minh với họ - những khách hàng mục tiêu rằng việc mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp là một sự lựa chọn an toàn bằng việc xây dựng những chiến dịch tiếp thị có nội dung phong phú. Những chiến dịch như vậy nên bao gồm nhiều phần: ý kiến phản hồi của khách hàng, các thông tin, các bài báo nói về sản phẩm hay dịch vụ, các giấy chứng nhận chất lượng uy tín mà doanh nghiệp đã đạt được, các hiệp hội mà doanh nghiệp đã tham gia…
Việc điều hành một doanh nghiệp bao giờ cũng lấy đi của các doanh nhân nhiều thời gian và sức lực. Vì vậy, sự tiện lợi có được khi mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ luôn là một điểm thu hút sự chú ý của các doanh nhân. Tiếp thị kết hợp nhiều hình thức khác nhau, từ tiếp thị trực tuyến, tiếp thị ngoài tuyến đến tiếp thị bằng thư trực tiếp đều có tác dụng tốt trong việc tăng doanh số bán cho nhóm khách hàng là chủ doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp phải tạo ra cho những khách hàng này một sự trải nghiệm nhất quán về việc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình kèm chất lượng phục vụ cao nhất ở mọi kênh phân phối, bán hàng.
Các doanh nhân là những người xài tiền của chính mình nên họ cũng rất thận trọng trong việc mua sắm. Việc tạo ra nhũng giá trị gia tăng sẽ là một trong những cách làm tốt nhất để chinh phục nhóm khách hàng này.
Cácdoanh nhân bận rộn thường không muốn phải mất thêm nhiều thời gian để học hỏi hay tham khảo thêm ý kiến về việc sử dụng sản phẩm sau khi mua hàng. Vì vậy, hãy đem đến cho họ nhưng sản phẩm để sử dụng, những giải pháp tự thực hiện và nhấn mạnh điều này trong các thông điệp tiếp thị.
Cũng do bận rộn, khi quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ, các doanh nhân thường quan tâm đền các dịch vụ sau bán hàng. Họ muốn biết chắc rằng sẽ luôn được sẵn sàng hỗ trợ khi gặp khó khăn, sự cố trong việc sử dụng sản phẩm. Vậy thì nếu doanh nghiệp đem đến cho khách hàng những dịch vụ bảo hành, bản đảm chất lượng nào thì hãy làm rõ những điều này trong các thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp.
Các doanh nhân thường chỉ thích làm việc với những người chủ doanh nghiệp mà họ quen biết và tin tưởng. Việc tổ chức các sự kiện, tham gia các buổi gặp gỡ nhằm xây dựng quan hệ là những cách tốt nhất để tạo ra sự tương tác và nuôi dưỡng quan hệ với các khách hàng là doanh nhân.
Làm thế nào để tiếp thị các doanh nhân một cách hiệu quả nhất? Kim T.Gordon - cây bút thường xuyên trên chuyên mục marketing của Tạp chí Entreneur đã đúc kết được bảy điểm nổi bật sau đây trong các thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp.
1. Giúp khách hàng tăng doanh số bán
Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cho biết mục tiêu hàng đầu của họ là tăng doanh số bán. Hãy tự hỏi việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có thật sự giúp các khách hàng - những doanh nghiệp khác đạt được mục tiêu này của họ hay không. Nếu có, hãy làm cho lợi ích này trở thành ấn tượng đầu tiên và là trọng tâm trong các thông điệp tiếp thị quan trọng nhất của doanh nghiệp. Khi giúp cho khách hàng của mình tăng trưởng, doanh nghiệp sẽ trở thành một nhân tố không thể thiếu trong việc tạo nên thành công của họ.
2. Chứng minh việc mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ là một sự chọn lựa an toàn
Khi phải quyết định mua những sản phẩm hay dịch vụ bên ngoài, các doanh nhân thưởng rất thận trọng. Hãy chứng minh với họ - những khách hàng mục tiêu rằng việc mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp là một sự lựa chọn an toàn bằng việc xây dựng những chiến dịch tiếp thị có nội dung phong phú. Những chiến dịch như vậy nên bao gồm nhiều phần: ý kiến phản hồi của khách hàng, các thông tin, các bài báo nói về sản phẩm hay dịch vụ, các giấy chứng nhận chất lượng uy tín mà doanh nghiệp đã đạt được, các hiệp hội mà doanh nghiệp đã tham gia…
3. Tối đa hóa sự thuận tiện
Việc điều hành một doanh nghiệp bao giờ cũng lấy đi của các doanh nhân nhiều thời gian và sức lực. Vì vậy, sự tiện lợi có được khi mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ luôn là một điểm thu hút sự chú ý của các doanh nhân. Tiếp thị kết hợp nhiều hình thức khác nhau, từ tiếp thị trực tuyến, tiếp thị ngoài tuyến đến tiếp thị bằng thư trực tiếp đều có tác dụng tốt trong việc tăng doanh số bán cho nhóm khách hàng là chủ doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp phải tạo ra cho những khách hàng này một sự trải nghiệm nhất quán về việc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình kèm chất lượng phục vụ cao nhất ở mọi kênh phân phối, bán hàng.
4. Đưa ra những giải pháp giúp tiết kiệm tiền bạc
Các doanh nhân là những người xài tiền của chính mình nên họ cũng rất thận trọng trong việc mua sắm. Việc tạo ra nhũng giá trị gia tăng sẽ là một trong những cách làm tốt nhất để chinh phục nhóm khách hàng này.
5. Đem đến những giải pháp tự thực hiện
Cácdoanh nhân bận rộn thường không muốn phải mất thêm nhiều thời gian để học hỏi hay tham khảo thêm ý kiến về việc sử dụng sản phẩm sau khi mua hàng. Vì vậy, hãy đem đến cho họ nhưng sản phẩm để sử dụng, những giải pháp tự thực hiện và nhấn mạnh điều này trong các thông điệp tiếp thị.
6. Tạo ra sự yên tâm và dịch vụ hậu mãi
Cũng do bận rộn, khi quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ, các doanh nhân thường quan tâm đền các dịch vụ sau bán hàng. Họ muốn biết chắc rằng sẽ luôn được sẵn sàng hỗ trợ khi gặp khó khăn, sự cố trong việc sử dụng sản phẩm. Vậy thì nếu doanh nghiệp đem đến cho khách hàng những dịch vụ bảo hành, bản đảm chất lượng nào thì hãy làm rõ những điều này trong các thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp.
7. Xây dựng niềm tin
Các doanh nhân thường chỉ thích làm việc với những người chủ doanh nghiệp mà họ quen biết và tin tưởng. Việc tổ chức các sự kiện, tham gia các buổi gặp gỡ nhằm xây dựng quan hệ là những cách tốt nhất để tạo ra sự tương tác và nuôi dưỡng quan hệ với các khách hàng là doanh nhân.
Xem tiếp
Bản gốc: Thiết kế website - Marketing hướng đến doanh nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét