Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Laptop “nhai” - Con “ac mong” cho hang hieu

Số lượt xem: 291
Gửi lúc 09:15' 24/05/2010

Laptop "nhái" - Cơn "ác mộng" cho hàng hiệu

Chuyện là thế này, một số nhà sản xuất tại Trung Quốc chẳng hiểu bằng cách nào đã hình thành nên cả một công nghệ làm nhái siêu hạng, máy tính nhân bản ra đời mà giống hàng hiệu đến từng chi tiết thì khỏi nói luôn rồi.

Sản phẩm tên gọi X31 noi gương chiếc netbook nổi tiếng Aspire One D150. Cấu hình "xêm xêm" nhưng máy chỉ có giá khoảng 249 USD tại Trung Quốc, và người dùng cần bỏ thêm 3 USD nếu muốn dán thêm logo Acer lên vỏ máy.

Máy tính "đút túi quần" Vaio P cũng nằm trong diện "mai phục" lâu nay. Hàng nhái có màn hình 10.1 inch, vi xử lý Atom N280 1.66 GHz, bộ nhớ RAM 1GB, ổ cứng 160GB, pin 3 cell, hỗ trợ kết nối 3G và giá bán vào khoảng 249 USD.

MSI X340 chắc cũng phải "khóc thét" nếu xếp cạnh sản phẩm này, chẳng những giống hệt mà còn mỏng hơn người ta nữa chứ. Phiên bản giá bán 350 USD có đầy đủ màn hình 13 inch, chíp xử lý tiết kiệm điện, bộ nhớ RAM 1GB…

Laptop nhái thương hiệu Dell Amodo còn "hoành tráng" hơn cả phiên bản gốc, bao gồm cả tùy chọn vi xử lý điện áp thấp Intel ULV hoặc Atom, đồ họa tích hợp Intel GMA X4500 và đang có giá khoảng 278 USD.
Một sản phẩm khác "học đòi" Sony Vaio P, vỏ máy bằng nhôm và nghe chừng đẹp hơn model chính hãng. Model trang bị màn hình 10 inch, chip Atom Z530 1.6 GHz, RAM 1GB, ổ cứng 160GB, Wi-Fi, khe cắm thẻ SD và có giá 359 USD.
Bạn nào yêu thích HP Mini 5101 / 5102 hãy chuẩn bị tinh thần họp mặt "anh em sinh đôi" đi này. Máy tính nhân bản cũng dựa trên nền tảng Pine Trail, chíp đồ họa Intel GMA 315, hiện đang chào mời người dùng với giá 293 USD.
Hình dáng sao lưu Apple Macbook vỏ nhựa, thân máy bóng bẩy và cũng cài cắm logo "quả Táo cắn dở" như ai, sản phẩm được bán với giá khoảng 256 USD.
Các phần thiết kế nhôm liền khối sao mà giống với Macbook Pro đến thế. Sản phẩm đặt giá 480 USD có đủ màn hình 14 inch, vi xử lý Atom D510 1.66GHz, RAM 1GB, ổ cứng 160GB và luôn cả nền tảng đồ họa ION 2 của Nvidia.
Hình hài siêu mỏng Macbook Air nhưng ngân lượng chỉ bằng 1/10. Model sử dụng vi xử lý Aton N450, bộ nhớ RAM 1GB, ổ cứng 160GB, nguồn pin 4 cell có thể tháo rời và đã được định giá đúng 299 USD.



Xem tiếp
Nguồn tin: (Theo gamek.vn)

Bản gốc: Thiết kế website - Laptop "nhái" - Cơn "ác mộng" cho hàng hiệu

Tiep thi truc tuyen thong minh

Số lượt xem: 60
Gửi lúc 08:59' 19/04/2011

Tiếp thị trực tuyến thông minh


Chíến lược 1:
Biết cách đánh bại những công cụ tìm kiếm trực tuyến và đưa dòng người truy cập Internet đến với website của bạn ngày càng nhiều hơn
Chìa khoá để tên công ty của bạn chiếm ưu thế trong các công cụ tìm kiếm trực tuyến là sử dụng những nguyên tắc tiếp thị trực tuyến hợp lý, thay vì cố gắng tận dụng rất nhiều công cụ trực tuyến với vô số từ khoá và đường link quảng cáo thông thường. Điều này có nghĩa rằng bạn nên:
- Đưa ra những thông tin hữu ích, những nội dung và đường link có giá trị liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn.
- Làm sao để tên miền và tiêu đề trang web phù hợp với các hoạt động kinh doanh và từ khoá của bạn.
- Tạo dựng danh tiếng tốt, mức độ phổ biến lớn và thứ hạng cao trên bảng danh sách của Google đối với các đường link đến trang web của bạn.
- Giữ cho nội dung và hình ảnh trên trang web của bạn được phù hợp - đừng để chúng quá dài dòng, lặp đi lặp lại hay lệch chủ đề. (Hình ảnh không cần quá to, bạn nên thêm một chút thông tin giải thích miêu tả hình ảnh ở bên dưới. Bạn có thể không thấy chúng trên trang web, nhưng các công cụ tìm kiếm cần đọc được chúng thông qua các mã nguồn của bạn). Miễn là các đường link của bạn được thiết kế để gia tăng giá trị nội dung website hay nâng cao sự tín nhiệm và chất lượng trang web, trang web của bạn sẽ tiếp tục thăng tiến trong bảng xếp hạng của Google.

Chiến lược 2:
Tận dụng những cơ hội sinh lời mới từ quảng cáo trả tiền (Pay-per-Click Advertising)
Thời gian gần đây xuất hiện không ít cơ hội lớn trong các công cụ tìm kiếm trả tiền khi có người nhấp chuột (pay-per-click - PPC) và ngày càng nhiều người nhận ra rằng chúng đem lại hiệu quả lớn. Đưa ra những từ khoá tốt nhất và chiếm những vị trí đầu tiên trong các công cụ tìm kiếm luôn là cách dễ dàng và nhanh chóng nhất để hướng khách hàng tiềm năng đến với trang web của bạn. Để có được vị trí số 1 trong các quảng cáo pay-per-click, tất cả những gì bạn cần làm là đưa ra từ khoá của riêng mình nhiều hơn hẳn đối thủ cạnh tranh đứng thứ 2. Trong năm 2005, có nhiều sự thay đổi lớn diễn ra trong lĩnh vực Internet, các "đại gia" kinh doanh trực tuyến như Google hay Yahoo liên tục tung ra những dịch vụ mới thú vị giúp bạn tiến đến thành công nhanh chóng hơn. Bạn có thể thấy rõ điều này qua một số ví dụ sau:
1. Google AdWords:
Đây là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến mới của "người khổng lồ" Google. Hai đặc điểm đáng chú ý nhất của Google AdWords là: - Khả năng tích hợp hay loại trừ những trang web cụ thể nào đó từ chiến dịch của bạn. Google cố gắng giữ quảng cáo của bạn không xuất hiện trên trang web của các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều trang web mà bạn không muốn vô tình xuất hiện trên đó.
- Đưa ra những mức giá khác nhau để quảng cáo của bạn có mặt trên các website tìm kiếm và website thông tin. Những quảng cáo tìm kiếm (Search ads) luôn thu hút được nhiều sự chú ý, tuy nhiên những quảng cáo nội dung (content ads) trên trang web mới thích hợp hơn cho các khách hàng và thường có được tỷ lệ khách hàng ghé thăm cao hơn.

2. Những giải pháp tiếp thị tìm kiếm của Yahoo! (trước đây là Overture):
Overture, một trong những công cụ mạnh trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến trước đây, đã được chỉnh sửa và sắp xếp lại cho hợp lý hơn. Trong một nỗ lực nhằm hợp nhất các nhãn hiệu của mình, Yahoo! đã đổi tên Overture thành Yahoo! Search Marketing Solutions. Bước đi tiếp theo sẽ là đơn giản hoá các quy trình đăng ký - điều mà trước đây luôn gặp phải nhiều phàn nàn từ phía khách hàng. Yahoo! cũng đưa ra một số thay đổi khác với chương trình của mình và ngay lập tức được nhiều công ty nhỏ, cũng như các hãng kinh doanh trực tuyến rất hoan nghênh: khoản tiền đặt cọc giảm từ mức 50USD xuống còn 5USD và quy định về mức phí tối thiểu 20USD hàng tháng cũng được xoá bỏ. Nhờ đó, thậm chí các những công ty Internet nhỏ nhất cũng có thể tham gia vào dịch vụ này. Đồng thời, việc thay đổi trên cũng khiến mức giá của Yahoo! xấp xỉ mức giá của Google. Trong năm 2006, Yahoo! Search Marketing Solutions còn hứa hẹn nhiều thay đổi mới mẻ hơn. Thậm chí cả khi Google's AdWords có vẻ thu hút được nhiều khách hàng phổ thông hơn, thì các nhà quảng cáo vẫn chú ý đến tính hiệu quả với Yahoo! trên một vài thị trường nhất định, đặc biệt là thị trường của giới trẻ. Bạn hãy cố gắng thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo của mình với cả hai dịch vụ trên để xem dịch vụ nào đem lại lợi nhuận cao hơn cho hoạt động kinh doanh của bạn!

3. The Challengers:
Mặc dù Google and Yahoo! là những đại gia thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến ngày nay, bạn vẫn có thể quan tâm tới một số nhà cung cấp dịch vụ nhỏ hơn. Có thể tính phổ thông của các trang web này không bằng Google hay Yahoo!, nhưng bù lại, chúng rẻ và dễ dàng hơn nhiều để bạn trở thành số 1 trong danh sách xếp hạng của những trang web này
Bạn cần nhớ rằng những bước tiến mới trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến diễn ra từng ngày – vì vậy bạn hãy chú ý quan tâm tới từng thay đổi của thị trường. Ví dụ, MIVA, một trong những nhà cung cấp nhỏ hơn được liệt kê ở trên, hiện đang đưa ra dịch vụ quảng cáo trực tuyến qua định dạng email. MIVA Mail cho phép các quảng cáo trực tuyến thể hiện trong các giao tiếp bằng thư thông tin hay HTML e-mail. Bạn hãy chờ đợi những nhà cung cấp lớn hơn cũng tham gia cuộc chơi này.

Chiến lược 3:
Chiến lược tiếp thị trực tuyến hấp dẫn nhất trong năm 2010.
Số lượng các blog tăng gấp đôi từ tháng 6 đến tháng 12 và dự đoán sẽ tăng gấp đôi một lần nữa trong năm nay. Blogging là một hiện tượng khá mới mẻ thu hút được nhiều sự chú ý. Blog cung cấp cơ hội để trao đổi thông tin và chia sẻ kiến thức. Một weblog (viết tắt là blog) được định nghĩa là "một nhật ký gồm các trang để giới thiệu cho những người khác xem". Nói theo một cách khác, các blog là một dạng của nhật ký. Blog có thể có hai loại: một soạn giả hoặc nhiều soạn giả. Tức là các blogger (các nguời tạo blog) có quyền hạn chế chỉ có họ được phép xem và đưa các bình luận hoặc mời các người khác tham gia đóng góp cho blog. Blog được đánh giá là một cách đơn giản để mọi người có thể đăng tải những nội dung mới trong một định dạng website "dễ đọc" với việc các thông tin mới nhất luôn ở trên đầu trang. Blog rất dễ dàng thiết lập, thậm chí dễ dàng hơn với việc duy trì. Một vài trang blog còn cho phép bạn đăng tải thông tin bằng email - bạn chỉ cần ngồi trước máy vi tính, viết một lá thư và gửi mail tới địa chỉ blog, và bạn sẽ có được những gì mình muốn. Nó dễ dàng đến nỗi một số người gửi thông tin hàng chục lần mỗi ngày. Vậy, một blog sẽ có ích lợi đối với hoạt động kinh doanh của bạn như thế nào? Trang blog của bạn có thể giúp website của bạn tăng thứ bậc trong bảng xếp hạng các website, tăng mức độ phổ biến của bạn, và tăng độ tín nhiệm của bạn - tất cả điều này dẫn tới kết quả cuối cùng đó là doanh số bán hàng sẽ gia tăng đáng kể! Các công cụ tìm kiếm trực tuyến rất ưa thích những trang web có nội dung thông tin phong phú. Nếu trang blog của bạn chuyên về một chủ đề riêng biệt, chẳng hạn như lĩnh vực kinh doanh hay sở thích của bạn, thì những người quan tâm tới chủ đề đó sẽ ghé thăm blog của bạn và đọc chúng thường xuyên. Với một trang blog có chất lượng, bạn sẽ dễ dàng thiết lập độ tín nhiệm của mình bằng việc giải thích và biểu lộ kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Theo thời gian, bạn có thể phát triển mối quan hệ với các khách ghé thăm để biến họ thành khách hàng của bạn. Những đường link tới trang web bán hàng và trang giới thiệu sản phẩm của bạn cũng sẽ rất có ích tại đây.

Những suy ngẫm sau cùng
2006 được hy vọng sẽ là một năm kỷ lục mới đối với các hoạt động kinh doanh trực tuyến với trên 200 triệu khách hàng, 20% tăng trưởng doanh số bán hàng, và nhiều sự tiến triển thú vị sẽ làm thay đổi đáng kể cách thức tiến hành các hoạt động kinh doanh trên Internet. Bạn hãy nhớ rằng: điều bạn cần là một phương pháp hiệu quả để tiến hành các hoạt động kinh doanh và chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2006. Đừng nghĩ rằng bạn cần phải làm ngay một lúc cả ba chiến lược kể trên! Hãy lựa chọn một chiến lược, thực thi nó và bắt đầu "gặt hái" – sau đó bạn sẽ chuyển sang chiến lược tiếp theo.


Xem tiếp
Tác giả: linhdq
Nguồn tin: http://dichvuso.vn

Bản gốc: Thiết kế website - Tiếp thị trực tuyến thông minh

15 Website lam thay doi mang Internet (2)

Số lượt xem: 184
Gửi lúc 15:20' 07/04/2010

15 Website làm thay đổi mạng Internet (2)

Google, Youtube hay Apple luôn để lại ấn tượng sâu sắc đối với những người thường xuyên sử dụng mạng Internet.
Apple đã có một trong các trang web công ty đầu tiên được thiết kế nhỏ gọn với thẩm mỹ cao. Bắt đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, "quả Táo" bắt đầu giản lược hóa nội dung website và đến đầu năm 2000 đã chuyển hẳn qua xài tông màu trắng và xám cho đến nay.

Trước khi Youtube ra đời, người dùng không có nhiều lựa chọn để xem video trực tuyến. Làm một cuộc cách mạng ở lĩnh vực vui chơi giải trí, Youtube hiện nay rất được ưa thích với hàng triệu video được tải lên mỗi ngày, đồng thời người dùng được xem nội dung hoàn toàn miễn phí.
 
Thay đổi phương thức rao vặt truyền thống, Craigslist đã nhấc rao vặt từ mặt báo giấy để đưa lên mạng Internet. Tại đây, người dùng có thể mua hoặc bán bất kỳ vật dụng nào hay các dịch vụ cá nhân đủ kiểu. Đa số quảng cáo trên Craigslist là miễn phí và giúp dịch vụ vươn ra toàn cầu.
 
Đánh dấu bước chuyển quan trọng của tin tức trực tuyến, The Drudge Report giờ đây trở thành địa chỉ cung cấp thong tin đáng tin cậy như là truyền hình hay báo giấy.
 
GeoCities được một hãng dịch vụ web giới thiệu năm 1995 và được Yahoo mua lại năm 1999 với giá 3,57 tỷ USD. Mặc dù giao diện không đẹp, GeoCities là một công cụ tự tạo lập website riêng cho các cá nhân dùng Internet và từng thu hút được hàng triệu người sử dụng.
 
Thay đổi cách thức tìm và chia sẻ tin tức, Digg ban đầu được thiết lập như một thử nghiệm nhưng sau ấy nó đã thay đổi hoàn toàn xu hướng tìm kiếm tin tức của rất nhiều người. Digg không có biên tập viên, mọi thông tin đưa lên trang web đều từ thành viên cung cấp và đánh giá.
 
Blog không được phát minh bởi LiveJournal, nhưng em nó trong thành phần các trang web đầu tiên cung cấp các blog miễn phí cho các thành viên.
 
Công bằng mà nói, dường như Google đã thay đổi mọi thứ và xâm nhập vào hầu như mọi khía cạnh của Internet. Hiện nay, hầu hết người dùng đều đang sử dụng một sản phẩm nào đó của Google hay dịch vụ cá nhân một cách thường xuyên.

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - 15 Website làm thay đổi mạng Internet (2)

Chien luoc quang cao tren nhung cong cu tim kiem (sponsor link)

Số lượt xem: 1172
Gửi lúc 16:17' 16/10/2009

Chiến lược quảng cáo trên những công cụ tìm kiếm (sponsor link)

y

Cách hoạt động  của sponsor link.

 

- Đầu tiên, bạn phải đăng ký với công cụ tìm kiếm những từ khóa bạn cần. Khingười tìm kiếm gõ vào công cụ tìm kiếm nếu đúng với từ mà bạn đã đăng ký thì mẫu quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị trong list sponsor link của trang web tìm kiếm.

 

- Vị trí của các mẫu quảng cáo có cùng từ khóa sẽ được sắp sếp theo mức độ trả tiền cho một lần người tìm kiếm click lên mẫu quảng cáo trong list sponsor link. Nếu bạn trả nhiều tiền cho một lần người tìm kiếm click lên mẫu quảng cáo của bạn thì mẫu quảng cáo của bạn sẽ nằm ở vị trí cao hơn và các vị trí tiếp theo sẽ tương ứng với các mức tiền nhỏ dần.

 

Hạ gục đối thủ bằng chiến dịch quảng cáo trên công cụ tìm kiếm

 

Không phải bạn nằm ở vị trí đầu tiên là bạn chắc chắn thắng, vì đối thủ của bạn có thể  dùng nhiều mẫu quảng cáo tiếp theo sau bạn như vị trí thư 2, 3 ,4, … như vậy mức độ chắc chắn của bạn sẽ không được đảm bảo. Bạn phải tìm cách nào đó để bạn là người chắc chắn sẽ được lựa chọn khi người tìm kiếm thấy bạn. Trong vấn đề này bạn phải biết lựa chọn và phân tích để có được các từ khóa mà nhiều người tìm kiếm nhất thì bạn sẽ là người thắng cuộc. Bạn cũng đừng ngần ngại vì sự tốn kém nếu bạn dùng nhiều từ khóa mà được nhiều người tìm kiếm quan tâm thì mức độ thành công cho chiến dịch quảng cáo của bạn là rất lớn.

 

Một khi có nhiều người muốn chiếm giữ các vị trí top với các từ khóa quan trọng thi cũng là lúc bạn nên xem xét việc chọn những vị trí top cho những từ khóa khác mà bạn biết sẽ có nhiều người quan tâm.

 

Không thể cạnh tranh bằng cách tăng chi phí cho mỗi lần click vào từ khóa quan trọng để bạn được đứng đầu trong list sponsor link, vì điều này sẽ làm chí phí quảng cáo của bạn tăng cao hơn mức cho phép dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ không tốt.

 

Nhưng có lẽ nguyên nhân gây khó khăn lớn nhất cho chiến dịch của bạn, đó chính là sức mạnh của đối thủ.

 

Rất nhiều công ty có các chương trình hỗ trợ tìm kiếm các từ khóa từ công cụ tìm kiếm, họ đã phát hiện ra những từ khóa bạn thường dùng và hậu quả là họ đã thâu tóm hết các tên miền công ty, thương hiệu và tên sản phẩm. Điều này bắt buộc bạn phải mua lại từ họ và bạn sẽ phải tốn thêm chi phí cho chiến dịch quảng cáo của mình.

 

Nếu chiến dịch quảng cáo của bạn không tốt, kết quả tìm kiếm của bạn luôn đi sau những đối thủ cạnh tranh, thì lúc này bạn cần có sự thay đổi.

 

Đầu tiên bạn nên làm lại những bước củ và không nên tốn nhiều thời gian vì kế hoạch ấy nó sẽ làm giảm lợi nhuận thêm mà thôi.

 

Kế tiếp, hãy bắt đầu những chiến dịch mới, với những trang web mới và một số từ khóa khác nhau.

 

Và chỉ có 2 cách tiếp cận mà bạn có thể làm. Một trong hai cách đều có thể giúp bạn vượt ra khỏi mẫu quảng cáo hấp dẫn của đối thủ.

 

Đó là: bạn có thể đi đường hẹp, hoặc có thể đi đường rộng.

 

Tôi lấy ví dụ, nếu chiến dịch quảng cáo của bạn nhấn mạnh "sức khỏe của mèo", bạn có thể đi đường hẹp bằng cách dùng một cái tên thuốc hoặc cách điều trị bệnh vặt cho mèo làm chiến dịch mới cho mình. Đó là một thị trường hẹp, nhưng có thể đem lại cho bạn một tỉ số chuyển biến tốt hơn.

 

Cùng một ví dụ như thế, nhưng nếu bạn đi đường rộng bằng cách tìm những từ khóa có liên quan đến "sức khỏe cho thú cưng". Điều đó nhắm đến lượng độc giả đông hơn, và trong số đó, bạn có thể lược lại những đối tượng của mình.

 

Cho dù rộng hay hẹp, bạn cũng sẽ phải làm việc với những trang mới, từ khóa mới và luôn cả quảng cáo mới. Để có thể làm được những chiến dịch mới này, bạn cần phải thực nghiệm cả quá trình, kiểm định và tối ưu hóa, cho đến khi đạt được những đề mục, chữ, từ khóa đáng giá nhất.

 

Hi vọng rằng, mở rộng chiến dịch quảng cáo bằng từ khóa này sẽ đem lại cho bạn nhiều khách hàng thông qua nhiều loại từ khóa, sẽ giúp bạn tống cổ được những đối thủ hùng hổ nhất. Ít nhất cũng phải là trong một khoảnh khắc

 

Lấy lửa chữa lửa

 

Nếu bạn có một chiến dịch cốt lõi (chẳng hạn là thương hiệu của bạn) có kết quả tốt nhưng đang bị đe họa bởi những đối thủ tầm cỡ, bạn có thể thử sử dụng chiến thuật ngang ngửa này xem sao.

 

Và đây là vấn đề bạn đang đối đầu: khi bạn vẫn tăng giá tiền cho mỗi click để giữ được vị trí đầu bảng cho từ khóa của mình, đối thủ chặn đường bạn bằng cách chấn giữ vị trí #2, #3, #4…

 

Bạn cũng có cách chặn đối thủ và đẩy nó ra khỏi những vị trí mà bạn muốn. Hãy tạo ra một dãy các quảng cáo mới (bằng với số vị trí mà bạn muốn chiếm giữ). Sau đó xây dựng trang web mới cho mỗi quảng cáo ứng với mỗi tên miền khác nhau. Trong mỗi trang web bạn viết mỗi quảng cáo khác nhau và khoảng 3 quảng cáo là tốt nhất. Và đây là giai đoạn quang trọng nhất: Bạn mua cùng một từ khóa với quảng cáo đang ở trên top của bạn cho một dãy các quảng cáo mà bạn mới tạo.

 

Bạn tăng giá tiền cho mỗi lần click sao cho một dãy quảng cáo mới của bạn nằm kế quảng cáo đầu tiên của bạn, bạn đã đánh bật được các đối thủ cạnh tranh ra khỏi những vị trí bạn mong muốn. Lúc này bạn tiến hành giảm giá tiền cho mỗi lần click lên quảng cáo để đảm bảo sao cho mức chi phí không quá cao mà vẫng được vị trí bạn mong muốn, vì thực ra lúc này bạn tự cạnh tranh với mình nên rất dễ điều chỉnh chi phí cho mỗi lần click sao cho hợp lý nhất

 

Một số kết luận

 

Nếu bạn muốn hạ gục đối thủ bằng quảng cáo trên công cụ dò tìm, tốt nhất là đừng bao giờ dậm chân tại chỗ.

 

Một khi chiến dịch đã thành công, chớ ngủ quên trong chiến thắng.

 

Luôn luôn tự hỏi: nên theo chiến thuật rộng hay hẹp. Hãy kiểm định, tối ưu hóa và đo lường điều đó. Có thể chỉ 1/5, 1/10, nhưng rồi chiến dịch sẽ hoạt động tốt.

 

Nhưng điều đó thật đáng giá.

 

Nếu bạn chỉ có một hai mẫu quảng cáo với vài trang web, rồi bạn chẳng màng đến chuyện tìm kiếm thêm nữa, bạn sẽ chẳng đạt được một bước tiến đáng kể nào.

 

Đối thủ là người luôn luôn tìm kiếm bạn, cạnh tranh với bạn và tìm kiếm nhừng cái bạn cần.

 

Đừng bao giờ dừng lại. Hãy luôn luôn tìm kiếm những điều mới mẻ.

 

Nick Usborne (Diệu Linh – Công ty thương hiệu LANTABRANDsưu tầm và lược dịch từ MarketingProfs.com)

 


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Chiến lược quảng cáo trên những công cụ tìm kiếm (sponsor link)

"Hanh vi khach hang" la gi ?

Số lượt xem: 1063
Gửi lúc 11:17' 27/07/2009

"Hành vi khách hàng" là gì ?

Có lẽ khái niêm thách thức nhất trong marketing gắn liền với việc nắm bắt được nguyên nhân vì sao khách hàng lại hành động như thế này (hoặc không). Nhưng kiến thức như vậy được coi là then chốt đối với các chuyên gia tiếp thị khi họ có hiểu biết sâu sắc rằng hành vi khách hàng sẽ giúp họ hiểu được điều gì là quan trọng đối với khách hàng đồngt hời đưa ra những tác động quan trọng đối với việc ra quyết định của khách hàng.

 

Sử dụng thông tin  này, chuyên gia tiếp thị có thể tạo ra những chương trình marketing mà họ tin tưởng rằng sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng.  Bạn có thể đóan rằng, yếu tố tác động đến cách ra quyết định của khách hàng thật là phức tạp. Hành vi khách hàng bắt rễ và ăn sâu vào tâm lý phô trương của con người trong xã hội.  Vì mỗi một cá nhân trong xã hội không ai giống ai nên không thể có được những nguyên tắc đơn giản có thể giải thích được cách thức mà các quyết định của khách hàng được đưa ra. Nhưng những ai nghiên cứu họat động của khách hàng một cách nghiêm túc sẽ có thể đưa ra được "cẩm nang" về hành vi mua sắm của khách hàng: vì sao họ mua món hàng này và vì sao không?  Trên thực tế, hãy thử lấy bất cứ cuốn giáo khoa nào nói về hành vi khách hàng để xem xét vấn đề.  Viễn cảnh mà chúng ta có được thật hẹp và chỉ là những khái niệm cơ bản có thể được chấp thuận một cách thông thường như hành vi gây ảnh hưởng tới khách hàng.  Trong phần này, chúng ta sẽ thử xem hành vi mua sắm của khách hàng (ví dụ, khi nào thì người ta mua hàng vì lý do cá nhân), sau đó, chúng ta sẽ kiểm tra xem các yếu tố có thể tác động tới quyết định mua hàng của họ.   


Phân loại Quyết định Mua sắm của Người tiêu dùng


Gần như mỗi ngày người tiêu dùng đều phải đối diện với những quyết định mua sắm. Tuy nhiên, họ xử lý những quyết định này không phải lúc nào cũng giống nhau. Một số quyết định có tính phức tạp hơn nhiều so với những quyết định khác, do đó đòi hỏi người tiêu dùng phải nỗ lực hơn. Một số quyết định khác lại mang tính nếp quen hàng ngày, do vậy đòi hỏi ở họ ít nỗ lực hơn.

Nhìn chung, người tiêu dùng thường phải đối diện với bốn loại quyết định mua sắm sau đây:


 ·  Mua sắm mới thứ yếu
- lại mua sắm này thể hiện cái gì đó là mới đối với người tiêu dùng, nhưng trong suy nghĩ của ọ, việc mua sắm này không thực ưự quan trọng xét về mặt mặt nhu cầu, tiền bạc hay vì một lí do nào khác (chẳng hạn địa vị trong nhóm người tiêu dùng)      
 
· Tái mua sắm thứ yếu – đây là loại mua sắm mang nếp quen nhất trong tất cả, và thông thường người tiêu dùng trở lại mua sắm cùng loại sản phẩm mà không suy nghĩ nhiều đến việc chọn lựa loại sản phẩm khác (chẳng hạn người tiêu dùng đã quen dùng một nhãn hiệu). 

·  Mua sắm mới trọng yếu – loại mua sắm này được coi là khó nhất trong tất cả bởi vì sản phẩm được mua sắm mang tính quan trọng đối với người tiêu dùng, mà họ lại có rất ít thậm chí không có một chút kinh nghiệm nào để đưa ra quyết định chọn lựa. Sự thiếu tự tin của người tiêu dùng trong việc đưa ra loại quyết định này thông thường (nhưng không phải là luôn luôn) đòi hỏi họ phải trải qua một quá trình mở rộng để đưa ra quyết định.  · 

Tái mua sắm trọng yếu – loại quyết định mua sắm này cũng quan trọng đối với người tiêu dùng, tuy nhiên họ cảm thấy tự tin trong việc đưa ra quyết định do họ đã có kinh nghiệm trong lần mua sắm sản phẩm này lần trước. Đối với các nhà nghiên cứu thị trường, điều quan trọng là phải hiểu được cách thức người tiêu dùng xử lý các quyết định mua sắm mà họ gặp. Nếu một công ty đặt mục tiêu là những người tiêu dùng cảm thấy việc quyết định mua sắm là vấn đề khó khăn (chẳng hạn Mua sắm mới trọng yếu) thì chiến lược xúc tiến thị trường của họ có thể sẽ thay đổi nhiều so với một công ty đặt mục tiêu là những người tiêu dùng xem việc quyết định mua sắm là công việc thường ngày.

Trên thực tế, cùng một công ty có thể cùng lúc gặp cả hai tình huống trên; đối với một số người tiêu dùng thì sản phẩm này là mới, trong khi đó một số khác lại coi việc mua sản phẩm này là nếp quen. Đối với các nhà nghiên cứu thị trường, thông điệp về hành vi mua sắm là các tình huống mua sắm khác nhau đòi hỏi các nỗ lực marketing khác nhau.   Vì sao khách hàng mua sắm?  Khách hàng mua sắm là nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Một số nhu cầu là cơ bản và nhu cầu đó được thực hiện gần như là hàng ngày (nhu cầu mua sắm đồ thực phẩm, đi lại…) trong khi các nhu cầu khác không phụ thuộc vào con người. Trên thực tế, tại nhiều quốc gia – nơi chuẩn mực cuộc sống được coi là rất cao thì một phần lớn thu nhập người dân được chi cho những thứ họ mong muốn và ao ước hơn là những nhu cầu cơ bản. 

Khi đề cập đến khách hàng, chúng ta nói đến người mua thực thụ, người chi tiền cho các họat động mua sắm. Nhưng cũng cần chỉ ra rằng, người mua hàng lại không nhất thiết phải là người sử dụng những gì họ mua sắm và những người khác có thể liên quan đến quá trình mua hàng trong sự bổsung cho người mua thực thụ.  Trong khi quy trình mua sắmm trên thị trường tiêu dùng không phức tạp như thị trường kinh doanh, việc nhềiu người tham gia vào quyết định mua sắm được coi là không bình thường.

Ví dụ, trong việc lập kế họach cho kỳ nghỉ của gia đình, người mẹ có thể thực hiện việc đặt phòng, nhưng những thành viên khác trong gia đình có thể đưa ra các ý kiến chọn lựa khách sạn. Tương tự, người cha có thể mua thực phẩm ở cửa hàng hay siêu thị nhưng đám trẻ con của ông ta có thể là những người quyết định chọn lọai sản phẩm nào cần thiết cho gia đình từ kệ hàng siêu thị.  Như vậy, việc hiểu được hành vi mua sắm của khách hàng bao gồm không chỉ việc thấu hiểu cách thức mà các quyết định được đưa ra mà còn việc hiểu được diễn biến có thể gây ảnh hưởng đến hành vi mua sắm. (Xem tiếp phần 2)


Theo Bwportal


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - "Hành vi khách hàng" là gì ?

Thuat bien hinh

Số lượt xem: 494
Gửi lúc 11:45' 28/07/2009

Thuật biến hình

Đặt mình vào vị trí người khác không phải chỉ để giải quyết sự việc có tình, có lý.

Mỗi năm, cứ vào dịp Tết là các Công ty sản xuất lại khốn đốn về chuyện công nhân đồng loạt xin nghỉ phép về quê ăn Tết. Có quản đốc do sức ép đơn hàng vào dịp cuối năm quá lớn, trong khi đó số công nhân rục rịch về quê ăn Tết lại quá nhiều nến đã thông báo "năm nay nhà máy không cho nghỉ phép về Tết". Kết quả là ngay hôm sau có hơn chục công nhân bỏ việc không đi làm, số khác tử tế hơn vào nộp đơn nghỉ việc cho có lệ. Trong những trường hợp như thế nếu doanh nghiệp chấp nhận cho họ về phép thì đã có thể giữ được người, sau Tết đỡ phải tốn công tuyển dụng đào tạo người mới.

Trong công việc hàng ngày, chúng ta gặp không ít những cánh bức xúc từ phía nhân viên do họ nghĩ rằng sếp không hiểu mà toàn áp đặt, gây áp lực quá sức... Thường chỉ khi sự việc xảy ra rồi, chúng ta mới rút được bài học kinh nghiệm. Sự việc thì muôn hình muôn vẻ, đâu lần nào giống lần nào mỗi người mỗi tính nết, mỗi suy nghĩ, nên nhà quản lý khó có thể "copy" nguyên xi cách xử trí lần trước cho lần sau. Một trong những phương pháp hiệu quả và phổ biến trong trường hợp này là đặt mình vào hoàn cảnh của nhân viên và tập suy nghĩ, tư duy như họ. Nghĩa là thứ biến mình trong một khoảnh khắc thành đối tượng mà dụng ta cần làm việc, cần thuyết phục hay cần giao nhiệm vụ. Nói thì đơn giản, nhưng không phải dễ thực hiện vì điều này đi ngược lại bản năng của con người.

Làm những gì ngược với bản năng của con người luôn là điều khó khăn. Chỉ có một cách duy nhất là thường xuyên rèn luyện để nó trở thành một kỹ năng quen thuộc mà thôi. Kinh nghiệm cho thấy, khi một lỗi hay sự cố xảy ra, ngoài việc chúng ta truy tìm nguyên nhân, tìm ngay cách khắc phục hậu quả, rồi mới suy xét trách nhiệm cá nhân, bộ phận nàn gây ra lỗi, có một việc khá quan trọng chính là tìm hiểu tư duy logic của người gây ra lỗi. Trong các trường hợp như vậy, nêu chúng ta chỉ dừng lại ở công đoạn xử lý kỷ luật, ngay cả sau khi người phạm lỗi tâm phục khẩu phục chấp nhận, sẽ không có gì đảm bảo rằng lần sau sẽ không xảy ra sự cố nữa. Điều cần thiết là công nhân viên tìm hiểu cặn kẽ, gốc rễ nguyên nhân của vấn đề và qua đó hiểu được phương pháp tư duy của họ. Chính qua việc tìm hiểu này, ngoài việc phân tích giúp cho nhân viên thấy được cái sai để lần sau không mắc phải, còn giúp lãnh đạo hiểu được cách suy nghĩ của nhân viên mình.

Hiểu được cách suy nghĩ của nhân viên sẽ giúp lãnh đạo dự phòng những nguy cơ có thể xảy ra và có những cảnh báo kịp thời. Nhân viên tránh được sai lầm, Công ty đỡ bị thiệt hại. Việc tìm hiểu cách suy nghĩ của nhân viên cũng giúp cho người lãnh đạo biết được điểm nào yếu, điểm nào mạnh để có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo nhân viên phù hợp. Trong một số trường hợp, nếu bạn đã nhiều lần cố gắng nhưng cách tư duy của nhân viên vẫn không thể thay đổi, tốt nhất hãy bố trí ngay cho anh ta một công việc khác phù hợp với cách tư duy đó. Điều này sẽ tốt hơn cho cả hai. Lay ví dụ ở bộ phận kinh doanh của Công ty bạn có người rất ngại chuyện mặc cả khi mua bán. Nếu bạn không thể giúp cho họ "thông suốt" rằng đây là công việc kinh doanh, nhiệm vụ của người bán là bán được giá cao, con người mua là phải mua được giá tốt nhất trên thị trường, thì đừng giao công việc mua hàng hay đàm phán giá cả cho họ nữa. Vì thế đối với nhà quản lý đừng dừng lại ở việc khắc phục lỗi và truy cứu trách nhiệm, hãy dấn thêm một bước nữa, truy tìm gốc rễ của nguyên nhân, của cách suy nghĩ.

Lãnh đạo cần hiểu và thông cảm với nhân viên, nhưng cũng cần đạt được mục tiêu của Công ty. Làm thế nào để hài hòa giữa hai điều này, đó chính là nghệ thuật của người cầm quân. Không có một công thức chung nào cho mọi trường hợp hay cho mọi cá nhân. Cũng cần chú ý thêm, cuộc sống vốn luôn biến động và tư duy của con người cũng không nằm ngoài quy luật thay đổi, vì vậy đừng nghĩ rằng những gì chúng ta hiểu về một con người sẽ tồn tại mãi cùng thời gian. Quá trình tìm hiểu, cách suy nghĩ của các cộng sự sẽ phái là một quá trình liên tục gắn cùng với các hoạt động của Công ty. Bạn cũng đừng nản lòng hay quá bực tức nếu thấy nhân viên của mình phạm nhiều lỗi lầm, trước tiên hãy tự hỏi mình đã làm hay giúp đỡ họ tránh phải những sai lầm đấy chưa. Có lẽ chỉ có những người không làm gì, thì mới không mắc phải sai lầm!

Đặt mình vào vị trí của nguời khác không phải chỉ để thông cảm giải quyết sự việc cho có tình, có lý mà điều quan trọng nữa là hiểu được cách tư duy của họ để giúp họ phát triển và Công ty bớt đi những sự cố không đáng có. Để được vậy, có lẽ đôi khi chúng ta cũng cần phái học được thuật biến hình như Tôn Ngộ Không, nhưng chỉ trong suy nghĩ thôi nhé.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Thuật biến hình

Can tranh khi SEO tang thu hang cho web

Số lượt xem: 99
Gửi lúc 10:08' 26/01/2011

Cần tránh khi SEO tăng thứ hạng cho web

Cần tránh khi SEO tăng thứ hạng cho web
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm hay còn được gọi tắt là SEO (Search Engine Optimization) được rất nhiều webmaster quan tâm và những trang web thường nằm trong những trang đầu của kết quả tìm kiếm của Google.

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm hay còn được gọi tắt là SEO (Search Engine Optimization) được rất nhiều webmaster quan tâm và những trang web thường nằm trong những trang đầu của kết quả tìm kiếm của Google, họ phải đầu tư rất nhiều thời gian vào quảng bá website (SEO). Dưới đây là những lời khuyên bạn nên tránh khi sử dụng SEO, hoặc không nên lạm dụng quá mức.

1. Không nhồi nhét từ khoá vào những chỗ không thích hợp. KO lợi dụng nhồi nhét quá nhiều vào 1 nội dung.

2. Nếu ai đó nói bạn thêm dấu gạch ngang vào domain sẽ tốt hơn cho SEO, nhưng bạn nghĩ chưa chắc đã phải thế, bạn không nên theo lời khuyên đó , không có gì tốt bằng liền mạch, trừ trường hợp khi tên miền liền mạch đã hết rồi.

3. Đừng tin những lời quảng cáo dạng như giúp website của bạn có rank cực cao, chắc chắn sẽ có trong top 10 của google search trong thời gian ngắn. Đừng tin họ.

4. Đừng link đến những trang khác từ trang của bạn chỉ bởi vì họ hứa sẽ link ngược lại trang của bạn.

5. Đừng link đến những trang khác mà chỉ vì họ hứa sẽ trả tiền cho bạn. Trừ khi bạn biết chắc chắn những gì mình làm là đúng.

6. Đừng tạo nhiều trang với nội dung hoàn toàn giống nhau.

7. Đừng spam địa chỉ trang web của bạn trên trang web của người khác và cũng đừng để họ spam lại bạn.

8. Không nên sử dụng host free và những công cụ tạo web miễn phí. Nếu bạn muốn tạo ra trang web hay và hữu ích, hãy đầu tư cho nó thật chu đáo.

9. Không nên quá quan tâm đến thẻ Meta Description và Meta Keyword, hãy dành thời gian đó mà viết thêm nội dung cho trang  web.

10. Không nên sử dụng từ khoá ẩn bằng cách giấu nó không cho người đọc thấy, nhưng lại cho những công cụ tìm kiếm thấy.

11. Đừng quá lạm dụng SEO. Cái gì nhiều quá cũng không tốt.

Kết Luận,  bạn không nên quá lo lắng về SEO, đầu tư thời gian và công sức để cho trang web của bạn được hiển thị ở những trang đầu của kết quả tìm kiếm là hợp lý. Nhưng đừng vì quá lo lắng về nó mà bạn vấp phải những thủ thuật để gạt công cụ tìm kiếm. Những công cụ tìm kiếm lớn như Google, Yahoo và MSN, họ có cả một đội ngũ nhân viên luôn làm việc để loại bỏ những thủ thuật dùng để gạt công cụ tìm kiếm của họ. Nói chung, một khi trang web của bạn có nội dung rất hay, thì không cần quá nhiều SEO, bạn vẫn có rank cao như thường


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Cần tránh khi SEO tăng thứ hạng cho web

Tai san thuong hieu - Phan I

Số lượt xem: 792
Gửi lúc 22:59' 01/08/2009

Tài sản thương hiệu - Phần I

Tài sản thương hiệu bao gồm tất cả những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang đến cho những người liên quan (khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng…). Những giá trị này sẽ được cộng vào sản phẩm hay dịch vụ nhằm để gia tăng giá trị đối với những người liên quan. Những thành tố cấu thành tài sản thương hiệu này phải được kết nối với biểu tượng, logo của công ty hoặc sản phẩm.


Nếu một công ty thay đổi tên hay biểu tượng bên ngoài thì những tài sản thương hiệu này thì sẽ bị ảnh hưởng và trong một số trường hợp có thể bị mất đi. Những thành tố cấu thành nên tài sản thương hiệu có thể khác nhau tùy theo mỗi trường hợp. Tuy vậy, trên nguyên tắc thì sẽ có 5 thành tố chính:

 

1.  Sự trung thành của thương hiệu (brand loyalty)

2.  Sự nhận biết thương hiệu (brand awareness)

3.  Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

4.  Thuộc tính thương hiệu (brand associations)

5.  Các yếu tố sở hữu khác như: bảo hộ thương hiệu, quan hệ với kênh phân phối…

 

Mô hình về tài sản thương hiệu được minh họa trên sơ đồ dưới đây. Mô hình bao gồm 5 thành tố chính để tạo nên tài sản thương hiệu và những giá trị mà tài sản thương hiệu này tạo ra đối với khách hàng cũng như là công ty.

 


Tài sản thương hiệu sẽ cộng thêm hoặc giảm bớt các giá trị mang đến cho khách hàng. Tất cả các thành tố của tài sản thương hiệu sẽ giúp cho khách hàng có thể hiểu được cũng như lưu giữ được rất nhiều thông tin khác nhau về sản phẩm và thương hiệu. Nó sẽ mang đến cho khách hàng sự tự tin khi lựa chọn sản phẩm (kết quả này có được do những trãi nghiệm mà khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm này trước đây). Một ví dụ, khi khách hàng mua một sản phẩm của Sony thì họ hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng vì đây là một thương hiệu nổi tiếng với chất lượng vượt trội. Có một khía cạnh quan trọng không kém đó là chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu sẽ nâng cao hơn sự hài lòng của khách hàng mỗi khi sử dụng sản phẩm. Nếu một người sử dụng xe BMW hay Mercedes thì họ sẽ có những cảm nhận hoàn toàn khác biệt, cảm thấy mình trở nên quan trọng hơn và những cảm xúc này sẽ gia tăng sự hài lòng của người sử dụng đối với sản phẩm.

 

Hồng Ân – Công ty thương hiệu LANTA, www.lantabrand.com


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tài sản thương hiệu - Phần I

Ten thuong hieu cua ban noi len dieu gi?

Số lượt xem: 238
Gửi lúc 15:27' 02/03/2010

Tên thương hiệu của bạn nói lên điều gì?


Có rất nhiều tên thương hiệu rất đẹp và rất êm tai, có thể cho chúng ta biết rất rõ sản phẩm hay dịch vụ mà chúng đại diện. Một cái tên kết hợp giữa "cảm giác phù hợp" và " sự sáng tạo của sản phẩm", sẽ đem lại những thành công tiếp thị rất lớn cho sản phẩm của bạn.

Một cái tên hay và mang lại hiệu quả phải là một sự hoà hợp giữa âm thanh và ý nghĩa, khiến nó nổi bật so với đối thủ. Không hẳn là phải mô tả được sản phẩm hay dịch vụ mà nó đảm nhiệm – như Rice Krispies, Kwikfit hay Barclaycard – mà quan trọng hơn là cách nó tán dương phẩm chất thương hiệu như thế nào. Ở bất kỳ ngành nghề nào, tên thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nhận thức của người tiêu dùng và tạo nên viễn cảnh tương lai cho sản phẩm.

Tôi có một vài ví dụ. Có một thương hiệu rất thú vị, đó là Kalashnikov. Súng trường chiến đấu Kalashnikov AK-47 - được thiết kế đầu tiên bởi Mikhail Kalashnikov và sản xuất hàng loạt bởi quân đội Soviet – đã trở thành biểu tượng vũ khí của cuộc chiến tranh du kích khắp nơi trên thế giới. Tên súng, với cách nhấn âm mạnh và lặp âm, nghe có vẻ như rất có uy lực và khả năng huỷ hoại lớn. Khi nghe cái tên Kalashnikov, dường như bạn nghe thấy tiếng cò súng đánh lửa. Có rất nhiều thương hiệu dùng trong quân đội như Colt, Remington, Thompson và Lee-Enfield, nhưng chỉ có Kalashnikov nổi bật với cái tên chứa đựng âm thanh ghê người.

Kroll, một tập đoàn cũng cấp dịch vụ tư vấn điều tra, cũng có một cái tên biểu trưng cho hoạt động của họ. Trên website, Kroll được giới thiệu "là một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn rủi ro, giúp khách hàng vứt bỏ những nguy cơ toàn cầu, nắm lấy cơ hội và bảo vệ tốt nhân viên và tài sản của mình". Tuy tôi không có ý nghĩ không tốt nào đối với các nhân viên của Kroll, Nhưng với cái tên Kroll gợi cho tôi cảm giác lạnh lùng và có chút gì đó nham hiểm. Cái tên gợi nên cái lạnh ở bắc cực, âm kéo dài "troll" (quỷ lùn) gợi cho tôi hình ảnh một hung thần hung ác núp dưới cây cầu trong thần thoại Nordic và "krill" (loài tôm cua) là một loài sinh vật trôi nổi ở biển sâu cũng gợi nên những hình ảnh xa xăm và không được thoải mái cho lắm. Nhưng với cương vị là cái tên cho một đơn vị tư vấn đầu tư, nó tạo nên một sự cộng hưởng về cảm giác. Có một cái gì đó không thể giải thích được, nhưng bạn chắc sẽ có cảm giác Kroll sẽ có khả năng làm việc hiệu quả.

Tiếp đến là Zippo. Một cái bật lửa thô hiệu Zippo là biểu tượng cách sống Mỹ. Zippo có cấu trúc rất đơn giản: một cái bấc tẩm dầu và một hệ thống đá lửa để đánh lửa. Nó mạnh mẽ, đáng tin cậy và thoả mãn người dùng. Bật lửa rất dễ giữ lửa, gọn gàng trong túi và việc sử dụng nó là một nghệ thuật: mở nắp, xoay tròn cái bánh xe bằng một ngón rất điệu nghệ. Đó là "kinh nghiệm sử dụng thương hiệu" bật lửa Zippo và dường như cái tên Zippo đã rất hiệu quả với tính chính xác và hiệu quả kinh tế của nó.

Trước khi tạm biệt thế giới tượng thanh đầy quyến rũ, có lẽ cần phải nhắc đến những cái tên như Schweppes và UHU. Schweppe là một doanh nhân Thuỵ Sĩ, ông di cư đến Luân Đôn và cuối thế kỷ 18 và nhanh chóng tạo lập một doanh nghiệp chuyên kinh doanh nước tinh khiết đóng chai cho giới thượng lưu Luân Đôn. Thị trường này khá rộng lớn vì hầu như nguồn nước uống nào cũng bị ô nhiễm và mọi người kinh hoảng nhận thấy bệnh tật ẩn nấp trong nguồn nước. Schweppe được mang một cái tên tượng thanh cho tiếng "xì…pppp…" khi bật nắp chai nước. Nước giải khát Schweppes giờ đây đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Vì thế chúng ta nên tự hỏi liệu Schweppes có ăn nên làm ra như hiện nay không nếu có cái tên đại khái như là Reifenhauser hay Uithoff?

UHU, một loại keo gia dụng, được biết đến như là một thương hiệu thân quen và dễ nhớ nhất. Cho dù tên thương hiệu chẳng có liên hệ tí xíu nào với đặc điểm sản phẩm, đó là tên thường gọi một loài cú sống ở vùng Rừng Đen của Đức, thế nhưng trong nhiều năm qua nó đã trở thành danh từ chung đại diện cho từ "keo gia dụng" ở Đức. Để được như vậy, UHU thậm chí cung cấp keo miễn phí cho trường học nhằm làm cho trẻ em trở nên quen dùng chữ UHU thay cho chữ "keo" ngay từ những năm đầu đời. Bằng tiếng Anh, tên thương hiệu đọc gần gần như chữ "glue" (keo) và âm thanh nghe dẻo và sệt giống như đặc tính của loại sản phẩm này. Đó là một sự kết hợp tuyệt vời đem lại cho UHU một lợi thế tâm lý hơn hẳn đối thủ của họ.

Tên thương hiệu cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến là Xerox. Cái tên được lấy từ tiếng Hy lạp "xeros", có nghĩa là "khô", mà sau này từ này được ghép thêm trở thành "xerography" để chỉ một phương pháp tráng ảnh khô. Từ "xerography" lẫn "Xerox" đều cùng được giới thiệu vào năm 1948. Thị trường thiết bị photocopy cạnh tranh gay gắt và trong nhiều năm qua, Xerox cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh với những thương hiệu nổi tiếng và đầy tiềm năng như Hoover và Tipp-Ex. Xerox - rất khác biệt và rất thận trọng - bởi thương hiệu này được quản lý một cách chặt chẽ và công ty chưa bao giờ có những thử thách nghiêm trọng. Xerox với cái tên nguyên thuỷ mạnh mẽ của nó, cộng thêm lợi thế dẫn đầu, đã trở thành người tiên phong rất có uy tín và đạo đức trong thị trường này.

Có rất nhiều thương hiệu rất đẹp và rất êm tai, có thể cho chúng ta biết rất rõ sản phẩm hay dịch vụ mà chúng đại diện. Một cái tên kết hợp với cảm giác "cực kỳ phù hợp", cộng với tính sáng tạo của sản phẩm, sẽ đem lại những thành công tiếp thị rất lớn cho sản phẩm.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tên thương hiệu của bạn nói lên điều gì?

5 sai lam lon cua sep moi

Số lượt xem: 852
Gửi lúc 21:08' 27/07/2009

5 sai lầm lớn của sếp mới

Sáng kiến, kỹ năng, và sự cống hiến có thể là những lý do mà bạn được thăng chức quản lý. Tuy nhiên, những phẩm chất đó chưa chắc đã đảm bảo rằng bạn sẽ là một nhà quản lý giỏi.

Bất kỳ một nhà quản lý mới nào cũng có thể mắc phải một số sai lầm nhất định. Nicole Morgenstern, chuyên gia tư vấn của Hiệp hội Quản lý Mỹ, đã khẳng định như vậy trong một bài viết đăng trên tờ nhật báo Wall Street Journal (Mỹ).

Có 5 sai lầm lớn mà các nhà quản lý mới thường mắc phải dẫn đến những thất bại thậm chí là thảm hại trên thương trường và trên cương vị công tác của mình.


Quá ôm đồm công việc

Tính tận tụy trong công việc của một nhân viên thường được lãnh đạo đánh giá rất cao. Thế nhưng, khi đức tính ấy phát triển đồng thời với con đường thăng tiến, nghĩa là khi anh được thăng chức, trở thành một nhà quản lý thì nó rất dễ biến thành một "cái bẫy cổ điển", và đây chính là sai lầm đầu tiên mà những vị lãnh đạo mới thường vấp phải.

Hiểu theo cách đơn giản, sai lầm này thể hiện ở việc nhà quản lý mới đã quá tận tụy, quá ôm đồm công việc, thậm chí không buồn giao bớt công việc cho nhân viên dưới quyền. (Cũng có thể điều này còn liên quan đến một vấn đề khác là anh ta thiếu tin tưởng vào nhân viên hoặc không đánh giá được trình độ của nhân viên).

Có thể trong vài trường hợp, nhất là ở những doanh nghiệp nhỏ, sai lầm này lại được hoan nghênh. Bởi nhìn bề ngoài, vị lãnh đạo này đã "biết" nhận trách nhiệm, biết gánh phần lớn công việc cho công ty. Tuy nhiên, chính đây lại là một lý do lớn dẫn đến thất bại, đầu tiên là của chính những công việc đó và tiếp theo là thất bại chung của cả doanh nghiệp.

Thay vì diễn giải cho nhận định này, N. Morgenstern dẫn ra một câu chuyện:

Ngoài 20 tuổi, Larry Runge được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về một dự án thiết kế vì anh là một lập trình viên hàng đầu ở công ty. Hiện anh đang là trưởng bộ phận thông tin của một công ty tư vấn ở Northbrook (Mỹ). Anh nhớ lại, sau khi nhận nhiệm vụ mới, anh đã thức đêm để viết chương trình và tự mình hoàn thành các công việc trước thời hạn 9 giờ sáng ngày hôm sau.

"Lẽ ra tôi nên dành thời gian để khuyến khích nhân viên của tôi làm việc. Khi mà bạn làm hết mọi việc, bạn đã tước đi công việc của nhân viên. Trên thực tế, dù bạn có giỏi đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể giỏi bằng 20 người cộng lại" Larry Runge nói.


Không đề nghị được giúp đỡ

Cách đây 7 năm, khi 22 tuổi, Treava Lewandowsky được cử làm trợ lý quản đốc của một cửa hàng của hãng Bath & Body Works ở Plano, bang Texas. Làm việc ở một cửa hàng lớn trong cả các ngày nghỉ, quản lý từ 20 đến 25 nhân viên quản lý kho hàng, thu ngân, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị quả thật là một công việc điên đầu. Treava làm việc thâu đêm và không để ai biết là cô đang cố gắng như thế nào.

Sai lầm của Treava là đã để bản thân mình ngập trong công việc trong khi hoàn toàn có thể đề nghị đồng nghiệp cùng gánh vác. Một hôm, một nhân viên bán hàng quên không đeo thẻ trên áo và Treava đề nghị người đó cởi chiếc áo đó ra. Người nhân viên đó liền phàn nàn việc này với một người quản lý khác. Khi đó, không chỉ Treava mà bất cứ ai cũng nhận ra rằng nên đề nghị người khác giúp đỡ mình.

"Tôi nghĩ rằng tôi sẽ gặp phải một vấn đề lớn trong trường hợp ấy, nhưng thật may những người quản lý khác đã bảo vệ tôi. Tôi đã thật sai lầm khi ngại đề nghị họ giúp đỡ", Treava giãi bày. Sau này, với những gì đã trải qua, Treava đã đưa ra nhận định, "một dấu hiệu chứng tỏ bạn thực sự trưởng thành là khi bạn đã biết đề nghị người khác giúp đỡ".


Không có kế hoạch trong công việc

Một trong những điểm khác biệt lớn giữa một nhà quản lý với một nhân viên là anh ta làm mọi công việc đều có kế hoạch cụ thể, chi tiết chứ không đâm đầu vào làm như một thói quen. Thế nhưng, không ít nhà quản lý mới vẫn vấp phải lỗi này.

Về mặt chủ quan, nguyên nhân có thể xuất phát từ "thói quen chấp hành" từ khi còn là một nhân viên hoặc anh ta đã tự phụ về trình độ của mình khi cho rằng công việc đó không cần thiết phải lên kế hoạch cụ thể. Về yếu tố khách quan, anh ta giỏi về nhiều mặt nhưng lại kém ở khâu lên kế hoạch. Mà như vậy, sự đổ vỡ trong công việc hoặc việc đó không thành công theo mong muốn là điều dễ hiểu.

Năm 2001, David Stevens, một giám đốc tư vấn về giải pháp ở Manasquan (bang New Jeasy) đã lên chức quản lý khi 37 tuổi. Khi đó, yếu điểm của anh là khả năng lên kế hoạch kém. Bất cứ khi nào cấp trên yêu cầu một điều gì là anh liền đâm đầu vào làm ngay. "Cuối cùng tôi nhận ra rằng, nếu tôi dành nửa ngày để lập kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các nhân viên của tôi thì tôi có thể tiết kiệm được từ 10 đến 15 ngày", David Stevens nói.


Quá nóng nảy

Càng ở vị trí cao càng cần có sự suy tính kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Sự sai lầm của nhiều "sếp mới", đặc biệt là ở những sếp trẻ tuổi nằm ở việc quá nóng vội khi đưa ra quyết định. Nguyên nhân xuất phát từ tính nóng nảy của tuổi trẻ hoặc cũng có thể xuất phát từ tâm lý cho rằng nhân viên thiếu tôn trọng mình hay có thể từ việc nóng vội chờ kết quả công việc, khẳng định thành quả lao động của mình.

Harrison Lewis, 45 tuổi kể lại, sau khi tốt nghiệp cao đẳng, anh làm công việc quản lý ở một cửa hàng thực phẩm. Công nhân viên ở đó có hiệp hội riêng của họ và Harrison đã nghiên cứu bản hợp đồng của hiệp hội đó rất kỹ lưỡng, thậm chí còn hơn cả các thành viên hiệp hội.

Một hôm, một nhân viên không nghe lời, Harrison căn cứ vào các điều khoản trong bản hợp đồng và sa thải anh ta. Ngày hôm sau, nhân viên này vẫn đến làm việc nhờ vào sự hậu thuẫn của hiệp hội. Harrison nhận ra rằng, việc anh nên làm không phải chỉ là đọc các bản hợp đồng, nếu anh thảo luận vấn đề này với người nhân viên đó và giải quyết thông qua hiệp hội thì vấn đề đã được giải quyết mà không có xung đột gì.

Về sau, khi bất kỳ vấn đề gì xảy ra, anh liền đến gặp ngay hiệp hội. "Học cách lắng nghe đã khiến công việc của tôi trở nên dễ dàng hơn và khiến tôi trở thành một nhà quản lý tốt hơn", anh nói.


Quá dựa dẫm vào chức vụ

Có lẽ bài học khó khăn nhất đối với những nhà lãnh đạo trẻ tuổi là chức vụ quản lý không đồng nghĩa với việc các nhân viên phải tự động kính trọng và nghe lời họ.

Theo Nicole Morgenstern, quyền lực cần có thời gian để phát huy hiệu lực. Khi bạn là nhà quản lý, hành động của bạn có ý nghĩa hơn những lời nói. Nếu bạn thể hiện năng lực và những kỹ năng gắn liền với chức vụ của bạn, nhân viên dưới quyền sẽ kính trọng bạn.

Christopher Tucker, 27 tuổi và đang quản lý một văn phòng dịch vụ nhân sự ở Schaumburg, thừa nhận lần đầu tiên làm quản lý, anh thường ra lệnh một cách cứng nhắc. Khi còn ở trường đại học, anh làm việc trong một trung tâm bán điện thoại di động ở xứ Wales. Anh cho biết, khi đó công ty phát triển nhanh đến nỗi nhiều người đã lên chức quản lý mặc dù còn chưa đủ năng lực.

Nhiều quản lý trẻ đã yêu cầu các nhân viên không bán được một sản phẩm nào trong 1 giờ đồng hồ phải đứng trên ghế. Nếu không, những nhân viên này bị quản lý buộc một lô bóng bay xung quanh người. Những việc làm như vậy làm nản lòng cả cơ quan. "Tôi nhận ra rằng người làm quản lý nên biết cách khen nhân viên trước mặt các đồng nghiệp của họ, nhưng nên kỷ luật họ một cách kín đáo", Christopher nói.

"Khi một dàn nhạc giao hưởng bị lỗi nhịp khi đang biểu diễn, nhạc trưởng sẽ không tỏ thái độ gì, ông ta sẽ chỉ huy một cách chậm rãi và chính xác hơn", Christopher nói. Còn Harrison cho biết, khi anh không còn nói to và biết bình tĩnh giải thích những việc cần làm thì nhân viên của anh đã làm đúng những gì mà anh muốn.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - 5 sai lầm lớn của sếp mới

Dua Internet vao chien luoc quang ba san pham

Số lượt xem: 81
Gửi lúc 15:31' 18/04/2011

Đưa Internet vào chiến lược quảng bá sản phẩm

Đưa Internet vào chiến lược tiếp thị không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong thời đại mà nền kinh tế mạng đang giữ vai trò thống soái. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn rất nhiều công ty, cả nhỏ lẫn lớn, chưa xây dựng được cho mình một chiến lược tiếp thị qua Internet.
Bắt đầu từ năm 1994, bất cứ một tổ chức nào không tạo dựng được chiến lược sử dụng Internet để tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của mình, có thể đều đang phạm một sai lầm lớn.
Với các tổ chức hiện nay vẫn chưa ý thức được hiệu quả của việc tiếp thị qua Internet, chúng tôi sẽ đưa ra 10 lý do tại sao họ nên cân nhắc để tiến hành tiếp thị thông qua Internet.

1. Internet - điểm đến để tìm kiếm thông tin
Có lẽ lý do quan trọng nhất để các công ty cần có một chiến lược tiếp thị trên Internet là sự thay đổi ở cách thức các khách hàng tìm kiếm thông tin.
Mặc dù số lượng hách hàng thăm viếng các cơ sở kinh doanh truyền thống vẫn chiếm số đông nhưng số người sử dụng Internet như một kênh thông tin quan trọng nhất, tiện lợi nhất, đang càng ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt.
Đặc biệt, họ sử dụng các công cụ tìm kiếm như là cánh cổng của tri thức và các trang tìm kiếm hiện nay đang trở thành nơi được những người sử dụng Internet truy cập nhiều nhất. Các chuyên gia tiếp thị cần phải nhận ra rằng Internet bây giờ đã và đang trở thành sân chơi hữu ích, thiết thực của đông đảo người tiêu dùng.
Và bởi vậy, nếu muốn sản phẩm của mình được nhiều người biết đến, họ không thể đứng ngoài sân chơi lý tưởng này.

2. Internet - điều kỳ vọng của khách hàng
Internet không chỉ là nơi tập trung các nguồn thông tin khác nhau về mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ, mà nó còn đang được kỳ vọng là nơi mà các khách hàng có thể nghiên cứu về các sản phẩm cũng như thực hiện việc mua bán một cách đơn giản nhất, tốn ít thời gian nhất. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các khách hàng trẻ tuổi.
Tìm hiểu thêm
Tăng tốc độ hiển thị web Thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dịch vụ và thương hiệu công ty Những phương pháp marketing được ứng dụng rộng rãi nhất Sử dụng 3C trong truyền thông tiếp thị Thương mại điện tử – 10 điều cần biết
Tại nhiều nước trên thế giới, chứng "nghiền" Internet đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Khi các thành viên này trở thành người quản lý gia đình và doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ mong đợi sự hiện diện của các sản phẩm/dịch vụ của công ty mình trên Internet.

 3. Qua Internet, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng
Là một công cụ thu thập thông tin, Internet đóng vai trò vô cùng hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của khách hàng. Mỗi khi có người ghé thăm một trang web, chắc chắn họ đã để lại một số "dấu vết" trên trang web đó: họ đã kích vào mục nào, họ đã mua bán món hàng gì... và hàng loạt các thông tin khác.
Khi gắn kết phương thức nhận biết khách hàng, ví dụ như các công cụ truy nhập, các chuyên gia tiếp thị có thể biết được khách hàng quay trở lại trang web của mình như thế nào. Việc nắm bắt được các hành vi và sở thích của khách hàng sẽ giúp bạn kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và nếu làm được việc này, bạn sẽ có thể biến họ trở thành những khách hàng "ruột" của mình.

4. Internet giúp bạn dễ dàng tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu
Cách làm hiệu quả nhất đối với các chuyên gia tiếp thị là nhắm vào những ai đang quan tâm đến những thứ mà họ chào bán. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng thực hiện chút nào. Người ta có thể đang ném tiền qua cửa sổ khi các clip quảng cáo trên truyền hình không chuyển tải được thông điệp cần thiết đến khách hàng mục tiêu chỉ vì người tiêu dung đang ngày càng trở nên bội thực với hằng hà sa số các quảng cáo.
Trong khi đó, Internet lại là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải thông tin với tốc độ nhanh nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người, mà là hàng triệu triệu người trong thế giới rộng mở không còn cách biệt bởi biên giới địa lý này.

5. Internet là công cụ hữu hiệu kích thích tâm lý mua hàng tùy hứng
Bất kể khách hàng có thích sản phẩm hay không, Internet đã tỏ ra là công cụ rất tốt để thúc đẩy các trường hợp tiêu dùng mang tính tùy hứng. Sự tiến bộ của công nghệ cao có thể giúp các ông chủ doanh nghiệp dễ dàng làm được việc này.
Chỉ cần đưa ra các gợi ý về sản phẩm dựa trên việc nghiên cứu thái độ, tâm lý của khách hàng, các nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ đã có thể tổ chức tốt các giao dịch trực tuyến. Tâm lý thích mua trước trả sau, thích mua nhiều để được giảm giá... của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến chính là điều mà các công ty kinh doanh mạng quan tâm, khai thác triệt để.
Tuy nhiên, việc nhiều khách hàng trở thành con nợ trong thời gian dài cần có sự kiểm soát vì nếu khách hàng nợ quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của cácnhà tiếp thị trực tuyến.

6. Internet cho phép nhà sản xuất chào bán các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu cá nhân của khách hàng
Trong thời đại bùng nổ của Internet, các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể phát triển lượng khách hàng trung thành khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ đưa ra thỏa mãn được nhu cầu cá nhân của từng khách hàng.
Điều này cho phép các chuyên gia marketing online thực thi các chiến lược tiếp thị theo yêu cầu của khách hàng mà theo đó, khách hàng có thể được thoải mái, tự do lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mà họ yêu thích. Bản chất tương tác của Internet cho phép nhà sản xuất tạo ra sản phẩm cho riêng bạn, giúp cho việc lựa chọn mua sắm của bạn trở nên dễ dàng.

7. Internet mở ra cơ hội giao dịch trực tuyến tiện lợi nhất, linh động nhất cho khách hàng
Internet là một đại lộ thông tin, một siêu thị khổng lồ, nơi mà người tiêu dùng có thể ghé thăm hay mua sắm tuỳ thích. Internet cho phép khách hàng xem sản phẩm mẫu trên mạng, từ cây kim sợi chỉ cho đến xe hơi, biệt thự...
Nhờ đó, khách hàng có thể đưa ra quyết định ngay lập tức sau khi xem quảng cáo. Trước khi có Internet, công cụ quảng cáo phổ biến nhất đối với người tiêu dùng là gọi điện để mua hàng thông qua các kênh quảng cáo trên truyền hình hoặc báo chí.
Tuy nhiên, việc chuyển khách hàng từ trạng thái không vận động (ví dụ như ngồi xem tivi) sang trạng thái vận động (ví dụ khi nhấc máy điện thoại lên và quay số) là không hiệu quả so với việc họ có thể nhấp chuột trực tiếp lên các mẩu quảng cáo để từ đó đưa ra quyết định của mình.

8.Internet truyền cảm giác về một nhà cung cấp dịch vụ hoàn hảo, toàn diện.
Internet dễ dàng biến các nhà phân phối và đại lý trở thành nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với chất lượng hoàn hảo, toàn diện. Không như các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thống, các trang web bán hàng trực tuyến tạo cho người tiêu dùng cảm giác tốt đẹp về nhà cung cấp. Thông quan trang web, người tiêu dùng dễ có cảm giác rằng, các cửa hàng kinh doanh trên mạng có một "cơ ngơi" hiện đại với nhiều chủng loại sản phẩm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty lên trang web, tuy nhiên, phía sau đôi khi "nhà sản xuất" lại là một đối tác kinh doanh truyền thống khác.
Chỉ cần có sự thỏa thuận, sắp đặt về thời gian giao nhận hang hóa, phương tiện vận chuyển sản phẩm..., bạn đã có thể cung cấp hàng hóa đến khách hàng có nhu cầu. Với cách sắp đặt như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy như mình đang làm ăn trực tiếp với các nhà cung cấp cùng các dịch vụ hoàn hảo của họ, trong khi thực chất sản phẩm và dịch vụ lại được lấy từ các nguồn khác.

9. Internet cho phép người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp, giá thành hạ, chất lượng dịch vụ tốt

Công nghệ Internet đang thay thế các phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thống cũng như trong việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của khách hàng. Người ta dễ dàng thấy được khả năng tiết kiệm chi phí trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dưới dạng số hóa (ví dụ như âm nhạc, ấn phẩm, thiết kế webiste...), trong đó, chi phí sản xuất và vận chuyển bị loại ra khỏi giá thành sản phẩm. Người bán hàng cũng được hưởng lợi thông qua việc khuyến khích khách hàng thu thập thông tin về sản phẩm trên mạng trước khi có giao dịch trực tiếp. Điều này giúp nhà sản xuất tiết kiệm thời gian trong việc giải thích các thông tin sơ lược về công ty và sản phẩm để có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc nắm bắt và giải quyết các vấn đề quan tâm của khách hàng.
Như đã phân tích ở trên, Internet có thể cho phép giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý đồng thời cung cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng.

10. Internet hiện diện khắp nơi trên thế giới
Internet là kênh truyền thông và phân phối cho phép khách hàng tiềm năng trên toàn cầu truy cập tới các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thông qua trang web, các nhà kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới có thể mở rộng thị trường mục tiêu ra gấp nhiều lần.
Nếu như trước đây khi chưa có thương mại điện tử, các giao dịch quốc tế diễn ra phức tạp với chi phí khá tốn kém thì ngày nay, Internet đã kết nối tất cả mọi người với nhau thành một cộng đồng kinh doanh không biên giới quốc gia .
Cho dù việc lập nên trang web không bảo đảm cho việc kinh doanh mang tính chất toàn cầu (còn cần tiến hành nhiều việc khác để trang web có tính thương mại toàn cầu), Internet vẫn được coi là một bước nhảy vọt trong việc kinh doanh mang tầm cỡ toàn cầu
Xem tiếp
Tác giả: linhdq
Nguồn tin: http://dichvuso.vn

Bản gốc: Thiết kế website - Đưa Internet vào chiến lược quảng bá sản phẩm

Ket hop Microsoft Office voi Google Docs

Số lượt xem: 228
Gửi lúc 09:31' 19/05/2010

Kết hợp Microsoft Office với Google Docs

Microsoft Office (từ đây sẽ gọi là Office) 2010 sắp ra mắt, bạn đang băn khoăn liệu có nên mua một bản hay chuyển sang dùng Google Docs, vừa miễn phí lại có thể truy cập được ở mọi nơi? Vậy đã bao giờ bạn nghĩ đến việc kết hợp cả hai bộ ứng dụng ấy lại với nhau chưa? Bài viết sau sẽ giúp bạn sử dụng tốt những tính năng ưu việt của Office cùng với sự tiện lợi do "đám mây" Google Docs mang lại.


Khi nào thì nên dùng Google Docs hoặc Office?

Google Docs
Tính năng mạnh nhất của Google Docs là tạo ra các tài liệu với khả năng chỉnh sửa thời gian thực cho nhiều người dùng tại cùng một thời điểm. Do Google Docs có thể theo dõi từng file, bạn có thể thấy chính xác những gì đã bị thay đổi, hoặc đổi ngược lại phiên bản cũ hơn của file đó.

Vấn đề lớn nhất với Google Docs đó là bạn luôn cần Internet để truy cập. Ngoài ra, Google Docs không hỗ trợ nhiều tính năng chỉnh sửa và công thức nâng cao như chưa hỗ trợ toàn diện cho tất cả định dạng của Office và không cho phép upload những file Office lớn, đặc biệt là những file thuyết trình nhiều hình ảnh.

Microsoft Office
Lý do lớn nhất mà bạn dùng Microsoft Office đó là sự hỗ trợ tối đa cho công việc văn phòng không cần kết nối mạng. Bạn có khả năng truy cập tới tất cả những chức năng mà Office hỗ trợ, làm việc với file dung lượng lớn. Vấn đề ở đây là sự thiếu hụt về chức năng làm việc nhóm nếu bạn không dùng một máy chủ SharePoint. Phiên bản Office Web vẫn còn phải cải thiện nhiều mới bắt kịp Google Docs.

Giải pháp:

1. Sử dụng Google Docs và Microsoft Office cho mục đích khác nhau

Giải pháp đơn giản nhất hiện nay là dùng Office để tạo những file dùng chủ yếu khi ngoại tuyến, và dùng Google Docs để chia sẻ và chỉnh sửa những file cần sự phối hợp trong quá trình làm việc. Chẳng hạn, bạn cần một bảng tính theo dõi yêu cầu của khác hàng, Google Docs là lựa chọn tuyệt vời để theo dõi trực tuyến. Ngược lại, nếu bạn làm việc trên tài liệu chuyên biệt, bạn có thể dùng Office để tạo, chỉnh sửa và chia sẻ khi bạn hoàn tất.

2. Dùng OffiSync để chỉnh sửa file Google Docs trên Microsoft Office


Nếu bạn muốn dùng Google Docs để chia sẻ nhưng cần khả năng chỉnh sửa nâng cao cảu Office, bạn có thể dùng plug-in OfficeSync để mở và lưu tài liệu trực tiếp lên Google Docs. Bạn còn có thể đặt quyền truy cập, chuyển đổi giữa Office và Google Docs trong giây lát, chia sẻ tài liệu với mọi người. Trong tương lai gần, Google sẽ cung cấp plug-in riêng của họ (Docverse) với chức năng tương tự.


Vấn đề duy nhất gặp phải khi dùng OffiSync đó là bạn cần phải có kết nối mạng để có thể mở tài liệu. Giải pháp tiện lợi nhất là mở sẵn tài liệu tại một khu vực có Internet, lưu vào máy và bạn có thể yên tâm ngắt kết nối.

Phiên bản miễn phí của OffiSync có một vài hạn chế như bạn không thể truy cập vào tài liệu trong các thư mục Google Sites, truy cập file với định dạng gốc,… Với 12 USD một năm hoặc 30 USD dùng không giới hạn, OffiSync không phải là quá đắt.

Chia sẻ file ở định dạng gốc
Bất cứ khi nào bạn upload một file lên Google Docs, file đó sẽ được chuyển sạng định dạng của Google, và khi bạn download file đó về máy, định dạng sẽ được chuyển về ban đầu. Đôi khi, định dạng bị sai hoặc thiếu sót trong quá trình chuyển đổi. Nếu bạn muốn chia sẻ với độ an toàn tuyệt đối, bạn có thể tự upload file lên Google Docs, sau đó bỏ chọn ô "Convert documents, presentations, and spreadsheets".


Nhược điểm của phương pháp này đó là bạn không thể chỉnh sửa những tài liệu nguyên gốc. Mọi người phải upload lại nếu họ đã thay đổi nội dung của chúng. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ đạt đến giới hạn 1GB của tài khoản Google miễn phí.

3. Tải file lên Google Docs từ Explorer


Bạn có thể dùng phần mềm DocList Uploader để tải hàng loạt file lên Google Docs thay vì tự tay upload từ file một. Chỉ đơn giản là chạy ứng dụng, đăng nhập vào tài khoảng Google của bạn là bạn đã có thể upload file bằng cách kéo-thả. Bạn cũng có thể tải nhiều file từ Google Docs về máy tính với cách tương tự.

4. Đồng bộ Outlook với Google Calendar và Gmail

Trong bài viết này, chúng ta chủ yếu tập trung vào google Docs, nhưng cũng không thể nhắc đến việc đồng bộ Outlook với các ứng dụng của Google. Bạn có thể cài đặt Outlook dùng chế độ IMAP hoặc POP3 để có thể tương thích tối đa với Gmail và Google Calendar. Bạn cũng có thể dùng ứng dụng Google Calendar Sync để đồng bộ lịch giữa hai dịch vụ nếu ngại cài đặt các thông số.

5. Dùng các add-on của Google Apps


Google Apps Marketplace cung cấp cho bạn nhiều ứng dụng để dùng với tên miền Google Apps của bạn, do đó, bạn có thể nhanh chóng thêm vào những tùy chọn làm việc chung, chẳng hạn như ứng dụng GQueues, một ứng dụng quản lí công việc tích hợp tối đa cho Google Calendar vá Google Apps. Với ứng dụng Gbridge, bạn có thể cài đặt VPN để chia sẻ file từ xa, Manymoon cung cấp chức năng tương tự như lại miễn phí.

Hi vọng với những mẹo vặt trên, việc chia sẻ và biên tập tài liệu trực tuyến của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.


Xem tiếp
Nguồn tin: thongtincongnghe.vn

Bản gốc: Thiết kế website - Kết hợp Microsoft Office với Google Docs