Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Van nan cua moi truong canh tranh lanh manh

Số lượt xem: 460
Gửi lúc 14:20' 26/01/2010

Vấn nạn của môi trường cạnh tranh lành mạnh

Vấn nạn của môi trường cạnh tranh lành mạnh
Hàng nhái, hàng giả luôn là điều nhức nhối của không chỉ cơ quan quản lý nhà nước mà còn của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đáng lo ngại hiện nay là không ít thương hiệu đã bị thiệt hại nặng nề bởi nạn hàng nhái, hàng giả.

Giá trị của sản phẩm hoặc loại hình dịch vụ trong kinh doanh, ngoài giá trị thật (chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công, thuế…) còn được cộng thêm giá trị gia tăng, đó chính là uy tín thương hiệu. Vì vậy, cùng một giá trị, công năng sử dụng nhưng sản phẩm mang thương hiệu này lại có giá thành cao hơn sản phẩm tương đương mang thương hiệu có uy tín thấp hơn.

 

Giá trị của sản phẩm và uy tín thương hiệu là tài sản mang giá trị vô hình, nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ sản phẩm tiêu dùng hoặc loại hình dịch vụ nào. Giá trị đó luôn được xây dựng trên các tiêu chí: Thâm niên của thương hiệu trên thị trường, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu đó, các dịch vụ hậu mãi, thương hiệu được đăng kí sở hữu trí tuệ hoặc bản quyền, sự độc quyền và bí quyết công nghệ, chi phí quảng bá thương hiệu và thiết lập hệ thống tiêu thụ, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật với tính năng và môi trường sử dụng, thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí sử dụng, độ bền cao, tính phổ cập đối với người tiêu dùng (uy tín và sự nổi tiếng của thương hiệu)… Do vậy, giá trị và uy tín thương hiệu không phải một sớm một chiều có thể tạo dựng ngay được. Đó cũng chính là lí do chủ yếu khiến một số cá nhân, doanh nghiệp khác nhắm đến giá trị và uy tín của một thương hiệu đã có vị thế vững chắc trên thị trường để sản xuất hàng giả, hàng nhái nhằm trục lợi.

 

 

Hàng nhái, hàng giả không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn phá vỡ môi trường kinh doanh cũng như uy tín của thương hiệu.

 

"Công nghệ" làm hàng nhái, hàng giả hiện đang phát triển nhanh và càng tinh vi hơn nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ. Từ những mặt hàng thông thường như mỹ phẩm, thời trang, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… đến những mặt hàng công nghệ cao, có giá trị lớn như điện tử, viễn thông, phụ tùng ô tô, xe gắn máy… rồi cổ phiếu, tiền và thậm chí tem chống hàng giả cũng bị làm nhái, làm giả.

Sự nguy hiểm của hàng nhái, hàng giả thể hiện trên ba phương diện. Thứ nhất, doanh nghiệp bị mất thị phần tiêu thụ, bởi hàng nhái, hàng giả đã đánh lừa được người tiêu dùng bằng giá cả thấp hơn. Thứ hai là uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính bị giảm sút đáng kể. Thứ ba là môi trường kinh doanh bị xâm hại, trong khi cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng là động lực của tăng trưởng và phát triển thì chính hàng nhái, hàng giả góp phần triệt tiêu tính cạnh tranh này. Đối với người tiêu dùng, chẳng những bị mất tiền để mua một sản phẩm không đúng giá trị, mà còn có nhiều trường hợp "tiền mất tật mang" bởi sử dụng những sản phẩm nguy hại đến sức khỏe và tính mạng.

 

Mua hàng trong siêu thị khả năng tranh hàng giả, hàng nhái cao

 

Tình trạng hàng nhái, hàng giả ngày càng phát triển do nhiều nguyên nhân, không chỉ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, người tiêu dùng mà đến cả các cơ quan quản lí nhà nước.

Nhiều trường hợp doanh nghiệp có hàng bị làm nhái, làm giả đã không biết, hoặc biết nhưng vẫn không dám công bố công khai, vì sợ khi làm "lớn chuyện" thì sản phẩm của mình sẽ không tiêu thụ được.

Về phía người tiêu dùng, khi đã sử dụng mới biết là hàng nhái, hàng giả và lúc đó khó có thể tìm ra người bán, chứ chưa nói đến chuyện tìm ra kẻ sản xuất giả, nên đành "ngậm bồ hòn làm ngọt"!

Tuy Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 nhưng các cơ quan chức năng, quản lý nhà nước hướng dẫn thi hành còn quá chậm và việc thực thi của các ngành, các cấp còn chưa được quan tâm đúng mức. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc vi phạm sở hữu trí tuệ là vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng xấu đến uy tín của thương hiệu Việt Nam. Trong khi đó, việc xử lý các trường hợp vi phạm còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe nhằm giảm thiểu những hậu quả mà nó gây ra đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Đấu tranh chống nạn cạnh tranh không lành mạnh, chống hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng là trách nhiệm chung của cộng đồng. Trong đó, các doanh nghiệp cần tích cực hơn trong việc tham gia, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung này, trước là vì lợi ích gắn liền với doanh nghiệp, sau là để bảo vệ khách hàng cũng như bảo vệ tính mạng và an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có chiến lược quảng bá hình ảnh sản phẩm gắn liền với việc hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt được giữa hàng chính hiệu và hàng giả, hàng nhái; tổ chức quản lí và giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến các đại lí phân phối để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm . Về phía người tiêu dùng, nên chọn mua sản phẩm, dịch vụ tại các điểm bán hàng uy tín, không nên vì chút lợi nhỏ về giá cả trước mắt để rồi phải "trả giá" vì đã sử dụng nhằm hàng "dỏm".


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Vấn nạn của môi trường cạnh tranh lành mạnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét