Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Di tim ban sac thuong hieu

Số lượt xem: 317
Gửi lúc 16:33' 19/01/2010

Đi tìm bản sắc thương hiệu


Một cuộc hội thảo lớn về chủ đề "Đi tìm bản sắc thương hiệu" vừa diễn ra tại Hà Nội, do Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Đỗ Thắng Hải và Chủ tịch Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm chủ trì.

Thương hiệu cần được chăm sóc thường xuyên

Hầu hết các DN và chuyên gia tại cuộc hội thảo đều cho rằng, việc xây dựng thương hiệu không phải một sớm một chiều mà có ngay được và cũng không phải khi anh đã có được thương hiệu đó rồi thì nó sẽ sống mãi với thời gian.
Tại hội thảo, các DN đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về cách xây dựng thương hiệu và làm sao để khai thác thương hiệu một cách hiệu quả nhất, tạo ra sự phát triển bền vững, nhất là khi hiện nay nền kinh tế đang chịu khủng hoảng cho đến khi ổn định trở lại.
Nhiều DN cho rằng, xây dựng thương hiệu là phải thực hiện các chương trình quảng cáo như một con đường hiệu quả để truyền tải thương hiệu tới cộng đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, quảng cáo cũng là rào cản lớn nhất với các DN khi ngân sách hạn chế.
Theo ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn phát triển thị trường Mancom, quảng cáo cực kỳ quan trọng nhưng không phải là tất cả. Vẫn có nhiều con đường phù hợp cho các DN không có đủ ngân sách tham gia cuộc chơi tốn kém.
Lấy dẫn chứng từ thành công của Coca Cola, ông Thanh cho rằng, một yếu tố tuyệt vời để xây dựng thương hiệu và gia tăng tính cạnh tranh là kênh phân phối. Ai nắm kênh phân phối người đó khống chế thị trường.
Thực tế cho thấy, mặc dù đang hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng nhiều DN trong nước vẫn đứng vững do đã xây dựng được thương hiệu và phát huy được hiệu quả của thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở cả thị trường nước ngoài như: Vinacafe, Viettel, VietinBank…
Lời khuyên dành cho các DN trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay của Ralf Matthaes Giám đốc điều hành TNS Việt Nam là hãy tối ưu hoá các phương tiện truyền thông giá rẻ như radio hoặc Internet.
Giữ gìn và phát huy bản sắc thương hiệu
 Các DN khẳng định, đó luôn là điều cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa trong bối cảnh đang diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mỗi quốc gia, mọi DN đang phải đối mặt với những khó khăn lớn, khó lường thì vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc thương hiệu càng trở thành thúc bách hơn bao giờ hết.
Tiến sĩ Vũ Trí Dũng, giảng viên Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, một thương hiệu tồn tại bao gồm nhiều yếu tố cấu thành (giá trị, đạo đức kinh doanh, kênh phân phối, kênh truyền thông...), bản sắc thương hiệu nằm ở các yếu tố đó.
Khi các yếu tố này càng chất lượng, bổ trợ và liên kết chặt chẽ với nhau thì thương hiệu càng mạnh. Và ngược lại khi các yếu tố này không nhất quán, lộn xộn... thì thương hiệu sẽ kém bền vững và do đó sẽ chỉ ở dạng tồn tại.
"Bản sắc thương hiệu phải mang hồn đất, hồn người, hồn nghề. Bản sắc thương hiệu phải là cái chúng ta có, khách hàng đang cần mà đối thủ cạnh tranh không có. Chúng ta không thể có những thương hiệu quốc tế xuất xứ Việt Nam nếu doanh nghiệp không có hoài bão lớn vượt khỏi quốc gia mình"  một đại biểu tâm huyết nói.
Đại diện của Vinacafé lại ví von nếu thương hiệu là một con người thì bản sắc thương hiệu chính là tập hợp tất cả các yếu tố giúp xã hội nhận biết và cảm nhận về người đó.
 

Có thể là hữu hình: trang phục, kiểu tóc, diện mạo, dáng vẻ, nụ cười, ánh mắt... hoặc có thể là vô hình: tâm hồn, nhân cách, cốt cách. Như vậy, hồn thương hiệu là khái niệm nội hàm của bản sắc thương hiệu.

 

Những năm gần đây, có nhiều thương hiệu thuần Việt đã khẳng định được vị thế của mình. Tuy nhiên, số lượng thương hiệu mạnh của nội địa còn quá hạn chế so với con số 250.000 DN. Có khá nhiều thương hiệu trong số 100 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam còn lạ lẫm với không ít người tiêu dùng nội địa – đó là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ./.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Đi tìm bản sắc thương hiệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét