Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Dung ban re thuong hieu

Số lượt xem: 264
Gửi lúc 10:53' 16/01/2010

Đừng bán rẻ thương hiệu


Hải Phòng có khá nhiều doanh nghiệp (DN) kinh doanh trên các lĩnh vực gắn với các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Tuy nhiên, ngoài một số DN biết khai thác giá trị của thương hiệu thì vẫn còn không ít cơ sở đang coi thường hoặc "bán rẻ" thương hiệu của mình.
  
Điển hình là các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu. Việc quảng bá thương hiệu các sản phẩm thủy sản truyền thống, ngiá trị thươhư: Nước mắm Cát Hải, đồ hộp Hạ Long... không chỉ ở nước ngoài mà ngay tại thị trường nội địa cũng ít được quan tâm.
  
Vì vậy, sản phẩm thủy sản xuất khẩu ra nước ngoài vẫn phải qua khâu trung gian khiến lợi nhuận bị giảm nhiều. Thậm chí, có sản phẩm được DN nước ngoài mua về, tháo bỏ nhãn mác xuất xứ hàng hóa, thay thế bằng tên khác rồi đem bán với giá cao hơn.
  
Cách đây không lâu, Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Cát Hải xuất khẩu hàng loạt côngtennơ nước mắm sang Philíppin, song, qua khâu trung gian nên lãi thu về không đáng kể. Lý giải về sự "lấy công làm lãi" này, Giám đốc DN cho rằng mục đích của Công ty muốn quảng bá thương hiệu ra nước ngoài là chính chứ chưa đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu cứ quảng bá sản phẩm theo kiểu này thì DN luôn bị "trả giá" đắt và thiệt thòi trong khi việc tiếp cận với thị trường nước ngoài không khó.
  
Từ khâu xây dựng đến đăng ký bản quyền thương hiệu sản phẩm ở trong nước và nước ngoài trên thực tế đang còn là khâu yếu đối với không ít DN. Kết cục, các DN thủy sản của thành phố thiệt đủ đường. Trước đây, sản phẩm bột giặt Sông Cấm (Hải Phòng) cũng trong tình trạng tương tự. Thương hiệu nổi tiếng một thời ấy lặng lẽ đi vào đời sống của người tiêu dùng trong và ngoài nước một cách tự nhiên, trong đó có cả không ít người dân Trung Quốc.
  
Tuy nhiên, Công ty Hóa chất Sông Cấm lại "quên" không đăng ký bản quyền sản phẩm của mình trong khi một DN của Trung Quốc đã "nhanh chân" đăng ký nhãn hiệu này và, nghiễm nhiên họ có quyền hợp pháp lũng đoạn thị trường bột giặt với sản phẩm "Sông Cấm"!
  
Để khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản địa phương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, HĐND thành phố Hải Phòng đã thông qua một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối với nông dân và các DN hoạt động trên lĩnh vực này.
  
Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ 100% kinh phí phục vụ việc xây dựng, quảng bá thương hiệu nông sản, đặc sản của địa phương và các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, tạo thuận lợi cho các DN chế biến nông sản xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tự khẳng định và giới thiệu về sản phẩm của mình.
  
Tuy nhiên, chủ trương đó có trở thành hiện thực hay không lại còn tùy thuộc vào sự nỗ lực, tự giác của từng DN trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước
  

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Đừng bán rẻ thương hiệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét