Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Hay cung nhin lai mot chut ve Chien luoc thuong hieu…

Số lượt xem: 271
Gửi lúc 09:55' 23/09/2009

Hãy cùng nhìn lại một chút về Chiến lược thương hiệu…

Trước đây, các công ty và các nhà tư vấn thường thực hiện các hoạt động tiếp thị hoặc các hoạt động truyền thông một cách vô ý thức, họ chỉ chú trọng đến chiến thuật mà không để ý đến chiến lược…



Chúng ta thường thấy rằng, các công ty này cố sáp nhật phòng marketing và phòng kinh doanh chung với nhau. Sáp nhập cũng đồng nghĩa với việc có ít người hơn và có nhiều việc để làm hơn. Và thế là một người vừa quản lý, vừa bán hàng trực tiếp, vừa phát triển sản phẩm, vừa làm marketing và làm luôn cả truyền thông.

 

Tuy nhiên, thật không phải dễ dàng để doanh nghiệp có thời gian dừng lại nhìn nhận và đánh giá mọi thứ họ đã làm. Vì thế, nếu bạn không vạch ra một bản đồ marketing rõ ràng thì dường như bạn chỉ đi lòng vòng một cách phung phí cả thời gian lẫn tiền bạc, vô tình bạn đã tự mình bước vào trận đồ kinh doanh và bán hàng ngắn hạn.

 

Hãy am hiểu thương hiệu của bạn

 

Trước khi chúng ta đi vào cách xây dựng chiến lược, chúng ta cần hiểu được chiến lược có mối quan hệ như thế nào với thương hiệu của công ty bạn. Có thể nói thương hiệu chính là tay lái chính đằng sau những nỗ lực marketing.

 

Cụm từ "thương hiệu" là cụm từ được sử dụng thường xuyên nhất, và có lẽ cũng chính là cụm từ thường xuyên bị sử dụng sai nhất!!!

 

Một thương hiệu không chỉ là một câu khẩu hiệu (slogan). Có lẽ lỗi lầm lớn nhất của các nhà quảng cáo (hay công ty tư vấn quảng cáo) là cho rằng thương hiệu đơn giản chỉ là một câu slogan hoặc là một nhãn hàng.

 

Ngoài ra, cũng có lúc câu khẩu hiệu có thể bắt được trạng thái của thương hiệu, nhưng điều đó không có nghĩa là đã tạo ra được thương hiệu. Trước hết, thương hiệu cần được hiểu một cách cặn kẽ sau đó mới nghĩ đến việc chọn một câu khẩu hiệu thật hay để củng cố thêm cho thương hiệu của mình. Nhưng nếu như thương hiệu không được hiểu một cách đầy đủ hay thật sự cặn kẽ thì có khẩu hiệu cũng là vô nghĩa.

 

Thực tế, có những nhãn hiệu giành được mối quan tâm rất lớn nhưng vẫn không có câu khẩu hiệu, chẳng hạn như Starbucks và Nordstroms.

 

Thương hiệu là một tập hợp những giá trị độc đáo mà sản phẩm/dịch vụ đó mang đến cho thị trường.

 

Nếu Starbucks chỉ bán cà phê với giá ngất trời một cách lố bịch thì họ chẳng thể nào sống phát đạt cho đến ngày nay do bị cả trăm đối thủ hăm he đe dọa. Nhưng chính giá trị độc đáo mà Starbucks đã mang lại cho thị trường không chỉ có cà phê, mà còn có những yếu tố vô hình khác như đẳng cấp, sự tinh tế và thỉnh thoảng còn thấp thoáng đâu đó nét hấp dẫn quý phái đã giúp họ vươn lên khác biệt mình với các đối thủ khác.

 

Thương hiệu là cái tồn tại trong tâm trí của khách hàng.

 

Xây dựng thương hiệu là một quá trình làm thay đổi cách nghĩ của khách hàng, hướng khách hàng nhìn thấy được các giá trị mà thương hiệu mang đến cho họ cả hữu hình lẫn vô hình.

 

Bởi vì xây dựng thương hiệu là một quá trình, nó phải được bắt đầu từ bên trong suy nghĩ khách hàng, từ những gì họ biết và không biết, những gì họ tin tưởng, và cả những giá trị lẫn phẩm chất được họ xem là quan trọng…

 

Và bạn phải xây dựng chiến lược như thế nào?

 

Là những nhà chiến lược marketing, chúng ta nhận ra rằng nhiệm vụ khó khăn nhất và then chốt nhất thường xuất hiện trước khi quá trình sáng tạo bắt đầu. Ý tưởng khởi đầu này mang ý nghĩa sống còn.

 

Để hoạt động marketing cho thương hiệu đạt được hiệu quả phải đảm bảo kết hợp 3 điều sau: thông điệp ĐÚNG, đi ĐÚNG hướng và đạt được kết quả ĐÚNG.

 

Và cuối cùng, đây là một công thức đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng vào trường hợp của mình. Chúng tôi gọi đó là công thức Delta, bắt đầu bằng chữ "D", là ký tự toán học biểu thị cho sự thay đổi. Nó dựa trên 3 thành phần chính như sau:

 

Chỉ ra những điều bạn muốn thực hiện: trong marketing, thường đó là những điều bạn muốn thị trường thay đổi như: thói quen mua, hình thức phân phối hoặc giá là những mục tiêu chiến lược. Để đạt được điều đó, cần thay đổi nhận thức và thái độ của thị trường. Và thế là quảng cáo, marketing và PR vào cuộc.

 

Hãy chỉ ra hành động của mình để đạt được điều mình muốn: thật dễ dàng nếu chỉ nghĩ quảng cáo hoặc sản xuất ra một tờ bướm và hy vọng điều đó đạt được kết quả. Nhưng rồi kết quả đem lại chỉ là hú họa hay nhất thời, trừ phi nội dung tờ quảng cáo hoặc tờ bướm truyền tải đã được nhắm vào đúng thông điệp mong muốn thay đổi thị trường.

 

Thực hiện những gì bạn dự định để đạt điều mình muốn: cuối cùng là bước thực thi chiến lược. Đây là bước thu hút nhiều nguồn lực, thời gian lẫn tiền bạc và rất khó để làm tốt tất cả mọi thứ. Vì thế, phải sắp xếp thứ tự ưu tiên, phân bổ nguồn lực cho những nhiệm vụ có ý nghĩa then chốt đối với việc thực thi kết quả. Nói cách khác, bạn sẽ dễ đuối khi cố gắng làm một đống công việc mà không có công việc nào hoàn thành, không nhắm tới một kết quả cụ thể, ngoại trừ việc tiêu tốn sức lực và nguồn lực rất đáng kể.

 

Các bước xem ra rất đơn giản nhưng dường như quá trình thì không đơn giản chút nào. Bạn hãy dành thời gian để nhìn lại công ty mình, bạn sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về ý nghĩa thương hiệu hiện tại của bạn và nghĩ cách để thay đổi nó. Và sau đó, hãy vạch ra một chiến lược phát triển thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng.

 

Kenneth G. Lauerer và William R. Markin (Diệu LinhCông ty Thương Hiệu LANTABRAND – sưu tập và lược dịch từ marketingprofs.com)
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Hãy cùng nhìn lại một chút về Chiến lược thương hiệu…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét